Thursday, January 23, 20254:41 PM(View: 33)
Từ FB của Rafael Villongco Đức Mẹ Maria hiện ra với một kẻ vô thần người Pháp gốc Do Thái. Đó là ông Alphonse Ratisbonne vào ngày 20/1/1842, tại một ngôi nhà thờ tên là Sant' ANDREA DELLA FRATTE, thuộc thành phố Roma, nước Ý.
Wednesday, January 22, 20255:58 PM(View: 38)
Nguồn: Spiritdaily.org Theo cha Hampsch thì khi ta gặp trục trặc trong tình yêu, khủng hoảng tài chánh, hôn nhân rắc rối, lo âu, căng thẳng, chán đời, bị ám ảnh và chịu đau khổ triền miên thì có thể là bắt nguồn từ những tội ác trong quá khứ của tổ tiên, ông bà và cha mẹ mình.
Wednesday, January 22, 20255:23 PM(View: 35)
Nguồn: Spiritdaily.org Trong tác phẩm Healing Your Family Tree tức là Chữa Lành Gia Tộc, LM John Hampsch nói rằng có những bịnh về tâm lý và bịnh thể xác là do xuất phát từ những tội lỗi của tổ tiên, ông bà và cha mẹ mà làm cho thể hệ của chúng ta bị bịnh.
Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 84)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 94)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 93)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 86)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 69)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 85)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 72)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B (25/2/2024)

Tuesday, February 20, 20249:01 PM(View: 260)

dmbcSỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM B (25/2/2024)

“DẠ, CON ĐÂY!”

[St 22,1-2.91.10,15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10]

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Mùa Chay là thời gian mà các Kitô hữu được mời gọi và tạo điều kiện để nhìn lại bản thân và cách sống xem có phù hợp với ơn gọi, sứ mạng và tư cách Kitô hữu của mình không? Nếu có tư tưởng, lời nói và hành động nào chưa hay không phù hợp thì phải điều chỉnh ngay cho kịp.

Điều đáng nói là ơn gọi, sứ mạng và tư cách Kitô hữu của chúng ta đều được xuất phát từ một lời mời của Thiên Chúa và một lời đáp của chúng ta. Lời mời của Thiên Chúa thì không bao giờ thay đổi, nhưng lời đáp của chúng ta thì có thể được thay đổi, bổ sung hay cập nhật hóa. Đó chính là việc sám hối và sửa mình của mỗi Mùa Chay thánh.

Trong tuần lễ II Mùa Chay này, Hội Thánh nêu hai tấm gương cho chúng ta soi: đó là tổ phủ Abraham và nhất là Chúa Giêsu. Cả hai vị đã thưa với Thiên Chúa: “Dạ, con đây!” và hăm hở thực thi Thánh Ý của Thiên Chúa.

II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Trong bài đọc 1 (St 22,1-2.9a.10-13.15-18): "Của hiến tế của Abraham Tổ phụ chúng ta" Trong những ngày ấy, Chúa thử Abraham và nói với ông rằng: "Abraham, Abraham!" Ông đáp lại: "Dạ, con đây". Chúa nói: "Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi".

Khi hai người đến nơi Chúa đã chỉ, Abraham làm một bàn thờ và chất củi lên, rồi trói Isaac lại, đặt lên bàn thờ trên đống củi. Abraham giơ tay lấy dao để sát tế con mình. Bấy giờ thiên thần Chúa từ trời gọi ông rằng: "Abraham, Abraham!" Ông thưa lại: "Dạ, con đây". Người nói: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta". Abraham ngước mắt lên, thấy sau lưng mình có con cừu đực đang mắc sừng trong bụi cây, Abraham liền bắt nó và tế lễ thay cho con mình. Thiên thần Chúa gọi Abraham lần thứ hai và nói rằng:

"Chúa phán: Ta thề rằng: vì ngươi đã làm điều đó, ngươi không từ chối dâng đứa con duy nhất của ngươi cho Ta, nên Ta chúc phúc cho ngươi, Ta cho ngươi sinh sản con cái đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển; miêu duệ ngươi sẽ chiếm cửa thành của quân địch, và mọi dân tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nơi miêu duệ ngươi, vì ngươi đã vâng lời Ta".

2.2 Trong bài đọc 2 (Rm 8,31b-34): "Thiên Chúa không dung tha chính Con mình" Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta? Người không dung tha chính Con mình, nhưng lại phó thác Con vì tất cả chúng ta, há Người lại chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của Người sao? Ai sẽ tố cáo những kẻ Chúa chọn? (Chẳng lẽ là) chính Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án? (Chẳng lẽ là) Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết và hơn nữa đã sống lại, đang ngự bên hữu Thiên Chúa, cũng đang biện hộ cho chúng ta?


2.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 9,2-10): «Đây là Con Ta rất yêu dấu» Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi, trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế. Rồi Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ. Lúc đó có một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?"

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân Dung của Thiên Chúa

(1°) Trong bài đọc 1 (St 22,1-2.9A.10-13.15-18) chúng ta thấy Thiên Chúa thử thách lòng tin cậy, phó thác và vâng phục của tổ phụ Abraham khi truyền lệnh cho ông hiến dâng Isaac, người con trai độc nhất và cũng là con thừa tự, làm lễ tế cho Thiên Chúa. Chúng ta cũng thấy tổ phụ Abraham đã thể hiện lòng tin cậy, phó thác và vâng phục Thiên Chúa như thế nào. “Dạ con đây!” là lời đáp thật vắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa của ông Abraham, người được mệnh danh là cha các kẻ tin! Nhờ lòng tin cậy, phó thác và vâng phục tuyệt vời ấy mà bao người được Thiên Chúa chúc phúc.

(2°) Trong bài đọc 2 (Rm 8,31b-34) Thánh Phaolô Tông đồ lý luận một cách đầy sức thuyết phục: một khi chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương đến độ đã ban Con Một Yêu Dấu của Người cho chúng ta thì chúng ta chẳng còn gì phải sợ và cũng chẳng thiếu thốn chi nữa. Chính Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô là Đấng bênh vực, chở che và ban mọi ơn lành cho chúng ta.

(3°) Trong bài Tin Mừng (Mc 9,2-10) Thánh Máccô tường thuật lại một sự kiện ‘phi thường’ đã xẩy ra trong đời của Chúa Giêsu Nadarét: Chúa Giê-su cho ba môn đệ thân tín nhất của Người chứng kiến ánh hoàng quang chói ngời ở nơi Người và hé mở cho các ông nhận ra chân dung đích thực của Người. Thánh Máccô miêu tả quang cảnh cuộc Hiển Dung y hệt như quang cảnh “Thần Hiện” (Epiphania) trong Cựu Ước. Môsê và Êlia là hai nhân vật của Lể Luật và Ngôn Sứ mà xuất hiện bên Chúa Giê-su và đàm đạo với Người thì các môn đệ phải hiểu rằng: Thày mình là Đấng đến từ Thiên Chúa và vượt trội hơn hai nhân vật kia bội phần. Tuy Phúc âm không nói ra, nhưng chúng ta hiểu ngay rằng chính vì Chúa Giêsu luôn sẵn sàng thi hành Thánh Ý Chúa Cha mà Thiên Chúa mới có lời phán dạy từ trên đám mây: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người!”

3.2 Sứ điệp của Lời Chúa

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay nằm trong tiếng nói từ trong đám mây tức tiếng nói của Thiên Chúa Cha: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." Sứ điệp gồm hai phần: hãy tin & đón nhận và hãy vâng nghe lời Chúa Giêsu.

(*) Hãy tin & đón nhận Chúa Giêsu là Con Yêu Dấu, là Con Một của Cha, là Đấng được Cha sai đến trần gian, để nói lời của Cha cho nhân loại được sống.

(*) Hãy vâng nghe lời Chúa Giêsu: vì Lời Người là Lời của Cha, là lời chân thật và cứu độ, đem ơn giải thoát cho những ai biết tuân giữ lời ấy.

IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY

4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đã chọn tổ phụ Abraham và Con Một Yêu Dấu của Người là Chúa Giêsu Kitô làm gương mẫu cho các tín hữu vì hai Vị đã tin cậy phó thác và tuyệt đối vâng lời Thiên Chúa và thi hành cách trọn vẹn thánh ý Người.

4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay là chúng ta kiểm điểm và điều chỉnh đời sống cho phù hợp với sứ điệp của Lời Chúa. Hai câu hỏi giúp chúng ta trong việc hệ trọng này:

* Tôi có thật sự tin & đón nhận Chúa Giêsu là Con Yêu Dấu, là Con Một của Thiên Chúa không?


* Tôi có thật sự vâng nghe Lời Người không?

Hãy chứng minh cho chính bản thân mình trước khi muốn chứng minh cho người xung quanh lòng tin và sự vâng nghe lời Chúa của chúng ta!

V. CẦU NGUYỆN CHO HỘI THÁNH VÀ THẾ GIỚI


[Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý: ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]


5.1 «Một khi đã ban Con Một Người, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?» Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban ơn cho mọi người, mọi nước nhận ra Thiên Chúa là Thiên Chúa Tình Yêu.

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

5.2 «Abraham thưa: "Dạ, con đây!» Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu, nhất là cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ, để mọi thành phần Dân Chúa biết thưa với Thiên Chúa: “Dạ con đây, xin Chúa hãy nói, con đang lắng nghe!”

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

5.3 «Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?» Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, cảm nghiệm được sự bảo vệ và nâng đỡ của Thiên Chúa mà tin cậy phó thác nhiều hơn nữa vào Tình Yêu của Người.

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

5.4 «Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.» Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người thành tâm thiện chí để họ biết vâng nghe Lời của Chúa Giêsu Kitô là Con Yêu Dấu của Thiên Chúa.

X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

Sàigòn ngày 23 tháng 02 năm 2021- Biên tập lại ngày 21 tháng 2 năm 2024

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.