Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 49)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 74)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 69)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 63)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 54)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 65)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 56)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 70)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,

CON SẼ TRỞ VỀ

Wednesday, February 28, 202411:35 AM(View: 167)

1-3CON SẼ TRỞ VỀ

Xin bấm vào đây để nghe và xem hình ảnh bài thánh ca Con Sẽ Trở Về. https://www.youtube.com/watch?v=b0gaEpYIqcY

Hàng năm, cứ đến thứ tư Lễ tro, cũng là ngày mở đầu cho mùa chay thánh là các ca đoàn trong các nhà thờ thường vang lên những điệp khúc “Hãy trở về với Ta nối kết tình cách xa bao năm qua…”, “Hãy thật lòng trở về với Chúa… “ Hãy trở về với Chúa nhân từ…” “ Con nay trở về, trở về cùng Chúa, Chúa ơi. Con nay trở về lòng sầu thống hối khôn nguôi…” .v.v…

Vâng, bài hát “Con Sẽ Trở Về” như là một lời thưa từ cõi lòng với tâm tình chân thành và khiêm tốn. Con sẽ trở về bên Cha, nơi mà từ đó con đã ra đi “Cho con sinh ra trong ngàn người rồi Cha sẽ gọi con đi…”. Thật vậy, vào đời là một cuộc ra đi, đi đâu, đi tìm gì và cách thức đi như thế nào còn tùy thuộc vào sự tự do của mỗi cá nhân. Nhưng với tôi, dù đi đâu, làm gì… tôi cũng cần phải đi cho hết cuộc đời này, dù thời gian ngắn hay dài, dù tuổi thọ có được bao nhiêu, tôi cũng phải đi. Cuối cùng của chuyến đi tôi lại quay trở về nơi xuất phát, “con sẽ trở về” bên Cha.

Khi nói về cuộc sống của con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, để chỉ sự trọn vẹn. Ít khi người Việt Nam dùng cụm từ “trọn đời” người, nhưng lại rất thường dùng cụm từ “một đời” người. “Này một đời của người tôi tớ, một đời trung kiên theo Chúa đến hơi thở cuối cùng, đây một đời thuộc trọn về Chúa, một đời dâng lên hy lễ tình yêu…”.

Trong tiếng Việt Nam và văn hóa của người Việt Nam, “một” cũng có nghĩa là ít, ít đối lập với nhiều, số ít đối lập số nhiều. Chẳng hạn như, “một” trong “có một không hai” nghĩa là hiếm có, ít có; trong “một cây làm chẳng nên non” nghĩa là ít, không đủ, không trọn vẹn... Nhưng “một” trong văn hóa Việt Nam cũng có nghĩa là trọn vẹn, chẳng hạn: “một đời người” là trọn cả cuộc đời, “một khối tình” là tình trăm năm, là trọn vẹn, “một chân trời” là rộng lớn, bao hàm... “một niềm vui”, “một cay đắng”, “một dại khờ” và “một tôi”... có thể hiểu là trọn vẹn, không thể hiểu theo nghĩa số đếm của toán học. Bởi vì “tình yêu, hạnh phúc, niềm vui, cay đắng, dại khờ, chân trời... ” không thể cân đo đong đếm được mà phải “cảm” để “nếm”, để “nhận biết”, để “hiểu” vị ngọt của hạnh phúc và vị đắng của đau khổ nhờ vào kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ấy trưởng thành theo tuổi tác, theo thời gian...

Phát xuất từ Ba Ngôi, Thiên Chúa đã gửi con của Ngài là Ngôi Hai vào trần gian làm người, ra đi rao giảng Tin Mừng, chịu khổ hình, chịu chết và cuối cùng của chuyến đi, Đức Giêsu lại trở về bên Thiên Chúa Cha. Có ra đi, mới có quay về, ra đi là khởi điểm cho ngày trở về, đó là định luật muôn đời bất biến, Đức Giêsu cũng không nằm ngoài định luật ấy.

Nếu Đức Giêsu trở về bên Cha với một thân hình tan nát, lem luốc vì nhân loại, theo cách nhìn của tôi, thì trong dụ ngôn “người con hoang đàng”, người con thứ là hình ảnh rõ nét nhất. Nếu hôm nay, tôi phải trở về bên Cha, thì thân xác của tôi cũng lấm lem bởi bụi trần, bởi những cuộc kiếm tìm không chân lý, bởi sự mệt mỏi của đam mê, bởi những thứ mà tôi cảm nghiệm là không có hạnh phúc. Nhưng tôi tin rằng, cũng như Đức Giêsu, cũng như người con thứ, một khi con chịu quay trở về thì tình yêu của con là trọn vẹn và đó là điều mà Cha cần.

Có ra đi, mới có quay về, người con cả trong dụ ngôn cùng tên, không ra đi nên không cảm nghiệm được sự quay về, không cảm nghiệm được hạnh phúc của sự tự do khi quyết định ra đi, không cảm nghiệm được sự nghiệt ngã khi quyết định quay về và lại càng không cảm nghiệm được tình yêu của sự tha thứ.

Cảm nghiệm về Thiên Chúa và trước khi trở thành bài hát để cho ca đoàn, cho người khác hát, thì tôi đã tự sáng tác cho chính mình, đã ấp ủ, đã sống, đã thấu hiểu những điều mình muốn chia sẻ trong tác phẩm.

"Giêsu! Giêsu ơi! Con quyết trở về, lỗi lầm ngày qua, nguyện xin thứ tha và ban cho con tình thương hải hà. Giêsu! Giêsu ơi! Con sẽ quay bước trở về, quyết tâm từ bỏ đam mê ăn năn thống hối. Tìm về Thiên Chúa tình yêu".

Nếu cuộc ra đi của người con thứ mà cuối cùng tìm được hạnh phúc thật sự, thì còn lâu mới có chuyện quay trở về. Nếu không tin vào tình yêu của Thiên Chúa Cha, thì Đức Giêsu đã không lên Giêrusalem để chịu chết mà chắc hẳn sẽ thua cuộc ngay khi chịu ma quỷ cám dỗ. Tôi cũng vậy, nếu đã tìm được niềm vui và hạnh phúc ngoài Thiên Chúa, thì chắc hẳn đã không thốt lên những lời van xin tha thiết như trên, nếu tìm được cái gì khác có giá trị hơn Thiên Chúa, thì đã không tìm về Thiên Chúa.

Ngụp lặn trong thân phận làm người, tôi đã hiểu được “không có con đường nào khác, không có sự chọn lựa nào khác ngoài Thiên Chúa”, cùng đích của tôi vẫn là Thiên Chúa, chọn lựa cuối cùng của tôi vẫn là Thiên Chúa.

Khi suy tư và tìm chất liệu để sáng tác ca khúc Con Sẽ Trở Về, ít nhiều giúp tôi ý thức hơn về sự ra đi của tôi, ra đi phục vụ tôi tìm thấy tha nhân, nơi tha nhân tôi hoàn thiện con người của tôi hơn. Nơi tha nhân, tôi học được bài học yêu thương, phục vụ quên mình bằng cách nào, dù rằng những bài học ấy đã nhiều lần khiến tôi phải trả giá bằng nước mắt, bằng sự hy sinh, bằng cả cuộc đời của tôi.

Giúp tôi nhận thức hơn sự trở về của chính tôi, trở về với căn nhà nội tâm để tôi nhìn lại tôi, nơi đây bao lần tôi đã ra đi vì sự lôi cuốn của cuộc sống, vì những đam mê trần thế và vì thế đã nhiều lần tôi quên lối về. Trở về để sửa chữa, để tu chỉnh lại, trang hoàng lại như lúc ban đầu trong ngày tôi nhận lãnh bí tích rửa tội.

Giúp tôi tìm lại chính mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, tôi ý thức rằng Thiên Chúa lúc nào cũng ở bên cạnh tôi, Ngài đi vào tâm hồn tôi bằng những bước chân lặng lẽ, nhưng đôi khi những bước chân của tôi và nhịp sống xung quanh cuộc đời tôi ồn ào hơn, hấp dẫn hơn, làm cho những bước chân của Thiên Chúa trở nên nhàm chán.

Trở về để xin lỗi, để ca ngợi, để tạ ơn... vì Ngài đã tạo tác nên tôi một cách hoàn hảo, đã yêu thương tôi và đã gửi tôi vào trong cuộc đời này, cũng chính nơi đây, tôi cảm nghiệm được thân phận làm người của tôi, có biết bao những kỷ niệm vui buồn, cảm nếm được sự ngọt ngào của hạnh phúc, xót xa của khổ đau... Và cũng chính nơi đây, đã tạo cho tôi có biết bao cơ hội để tôi thực hiện được những ước mơ, những hoài bão của đời mình là: sống tốt, sống đẹp và ý nghĩa, là sự nghiệp, là tình yêu, là cho đi, là tha thứ và ủi an...

Cuối cùng, giúp tôi ý thức hơn sự trở về chung cuộc, ngày tôi ra khỏi trần gian này, ngày tôi sẽ rời bỏ tất cả những thứ mà cả cuộc đời tôi tìm kiếm, trở về với hai bàn tay trắng, với thân phận lấm lem vì bụi trần gian... với thân phận đó, tôi chẳng còn gì ngoài tiếng: Thưa Cha “CON ĐÃ TRỞ VỀ”.

Xin bấm vào đây để nghe và xem hình ảnh bài hát Con Sẽ Trở Về: https://www.youtube.com/watch?v=b0gaEpYIqcY

Youtube karaoke: https://www.youtube.com/watch?v=2N6g3yuoSDw

Các ca đoàn muốn chọn bài thánh ca đã được Imprimatur này, xin dùng bản PDF đính kèm.

Trân trọng,

Văn Duy Tùng