Wednesday, January 15, 20258:16 PM(View: 49)
Nguồn: https://abcnews.go.com/ Căn nhà của ông Ivan và bà Robyn Migel đã không bị lửa thiêu rụi. Ông bà đã sinh sống tại vùng Altadena trong suốt 25 năm, nhưng tuần qua, ngọn lửa the Eaton Fire đã đến viếng căn nhà yêu quý của ông bà. Ông bà Migel nói rằng một tượng Thiên Thần bằng sứ thì vẫn còn đứng sừng sững ở ngoài vườn của họ mà không bị nứt.
Tuesday, January 14, 20257:35 PM(View: 74)
Nguồn: Queen Of Peace Theo bản tin Angelus News thì:
Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 69)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 63)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 54)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 65)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 56)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 59)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 70)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,

Số 256B: Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.

Sunday, March 3, 20249:00 PM(View: 214)

2-4Số 256B: Thức Ăn Nhanh Cho Tâm Hồn (The Fast Food for The Soul) by Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.

Thứ hai, ngày 04 tháng 3 năm 2024.

TRONG CÁC NGƯỜI XẤU, NGƯỜI XẤU XA VỀ TÔN GIÁO LÀ XẤU NHẤT

Chúa Giêsu thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu

và cả những người ngồi đổi tiền bạc,

người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ.

Người hất tung tiền của những người đổi bạc,

xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng:

“Hãy đem những thứ này đi khỏi đây,

và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán.” (Gioan 2: 14-5)

Nóng giận, thường, là điều không hay, không tốt. Nóng giận biểu tỏ người thiếu khả năng kiểm soát những tình huống, hoàn cảnh xảy ra ngoài ý muốn. Nóng giận thường hiếm khi xảy ra đối với các vĩ nhân, các thánh hiền. Trước những thế sự thăng trầm của cuộc đời, họ thường bình chân như vại. Nhưng, nếu một khi họ “nổi cơn thịnh nộ,” thì ắt phải có lý do, phải có những điều không thể chấp nhận được. Lần duy nhất, trong các sách Tin Mừng nói rằng Chúa Giêsu nổi cơn thịnh nộ, khi Người đánh đuổi những con buôn bán ra khỏi đền thờ. Tại sao Chúa Giêsu lại quá bất bình đến nỗi nổi cơn thịnh nộ với những người này?

Chúa Giêsu thấy ở trong Đền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” (Gioan 2: 14-5).

Câu trả lời rất rõ ràng trong chính lời của Chúa Giêsu: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán.” C.S Lewis, khi suy gẫm về Thánh Vịnh, đã viết “trong tất cả những người xấu, người xấu về tôn giáo là người xấu xa, tồi tệ nhất” (of all the bad men, religious bad men are the worst). Có lẽ C.S. Lewis đã nhận xét đúng và chính xác. Trong những người xấu xa, thì những người xấu xa liên quan đến niềm tin tôn giáo, nhất là lại đem niềm tin tôn giáo ra đùa giỡn, buôn bán, đổi chác thì quả là xấu xa, tồi tệ. Đứng trước những người gian ác nhất và những người ấy lại cứ dừng dửng, coi những chuyện bình thường, thì việc Giêsu nổi cơn thịnh nổ để chấm dứt sự tồi tệ nhất này là điều khẩn thiết và quan trọng.

Hành vi “buôn thần bán thánh,” trục lợi từ niềm tin của người khác phải là tội ác lớn nhất. Lợi dụng lòng tốt, niềm tin nơi người tin tưởng tuyệt đối vào mình, thì thử hỏi trên đời này có tội ác nào mà họ không làm? Từ đó, ta có thể hiểu Chúa Giêsu không khoan nhương và phải dùng biện pháp mạnh để đẩy lui hành vi “buôn thần bán thánh.” Chúa Giêsu không chấp nhận để cho ai đó, thay vì tôn thờ, chúc tụng Thiên Chúa, lại biến Thiên Chúa thành phương tiện, thành dụng cụ để buôn bán, để trục lợi cho họ, cho phe nhóm họ.

Chúng ta có thể tưởng tượng trường hợp sau: một người nghèo, khổ, ở quê phải đi lên thành phố để thăm nuôi người nhà đang bị bệnh trầm trọng phải năm ở bệnh viện. Gánh nặng thuốc men đang đè nặng trên người đi thăm nuôi này. Người thăm nuôi này lại không quen biết ai, mọi thứ nơi thành phố đều xa lạ, ngỡ ngàng. Người ấy vừa bước ra khỏi bến tàu hay bến xe nơi đang lớ ngớ giữa “rừng người” đông đúc qua lại, liền bị bọn cướp giật hết đồ đạc, chỉ còn giấy tờ tuỳ thân.Và đang khi tri hô cầu cứu, ta thình lình xuất hiện với quần áo đẹp đẽ, tiến lại gần người ấy, giả vờ an ủi, nâng đỡ, và rồi kiếm cớ “thó” luôn những giấy tờ tuỳ thân của người ấy, thứ quan trọng nhất và duy nhất còn sót lại của người ấy. Thử hỏi ta có độc ác không? Thử hỏi trên thế gian này có hành vi nào độc ác hơn khi một người đang khốn cùng, ta bề ngoài “giả vờ tốt với họ” để rồi cướp đi niềm hy vọng nhỏ nhoi còn sót lại nơi họ?

Thông thường, khi con người gặp tai ương hoạn nạn, họ chạy đến với những người khác, nhưng khi phàm nhân không giúp đỡ gì được nữa, nơi duy nhất còn sót lại, họ hy vọng có thể ra tay “cứu độ” họ là Thần Linh. Ai vậy mà họ lại bị chính những người là “cầu nối” giữa họ và thần linh “làm tiền,” gây cản trở. Những người là cầu nối này có đáng bị nổi giận bởi thần linh không? Đó là lý do chúng ta hiểu việc Chúa Giêsu “liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò, ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ” (Gioan 2: 15).

Việc Chúa Giêsu nổi nóng có thể được giải thích, vì Người thấy được sự mạt rệp của những người buôn thần bán thánh thời đó. Chúng ta vẫn nghe nói “nếu một NGƯỜI TỐT, sống trong một cơ cấu, một hệ thống xã hội TỒI, thì xã hội đó sẽ bóp chết cá nhân tốt đó. Nếu một cơ cấu, một hệ thống xã hội TỐT, thì một NGƯỜI TỒI sống trong xã hội đó sẽ được nâng đỡ trở nên tốt.” Đẩy xa hơn, nếu sống trong một cơ cấu về niềm tin tôn giáo bị lợi dụng, thúc đẩy niềm tin mù quáng, mê tín dị đoan thì con người sẽ ra sao?

Niềm tin đã bị đặt nhầm chỗ, và những người có trách nhiệm lại biến tôn giáo, thay vì là phương tiện nâng tâm hồn con người vươn tới thần linh, lại trở thành gánh nặng, những đau khổ không được giải thoát, lại chồng chất những gánh nặng, thì tôn giáo sẽ bị biến tướng, sẽ trở thành “thuốc phiện.” Có lẽ thấy được cơ cấu tôn giáo thời mình, nên Karl Marx đã công khai coi tôn giáo là diễn tả những khao khát đặt nhầm chỗ của những con người bị vong thân.

Tôn giáo là sự tự cảm nhận và sự tự ý thức của con người hoặc chưa tìm thấy chính mình, hoặc (đã tìm thấy chính mình) đã đánh mất chính mình một lần nữa. Tuy nhiên, con người không phải là một hữu thể trừu tượng… Con người là thế giới của nhân loại, của xã hội, của Nhà Nước. Nhà nước này, xã hội này, sản sinh ra tôn giáo, sản sinh ra một ý thức thế giới bị biến thái, bởi vì họ [] là một thế giới bị biến thái… Tôn giáo là tiếng thở dài của thế giới bị áp bức, là những cảm nhận của một thế giới vô tâm, cũng như là tinh thần của những môi trường không có tinh thần, cũng như trái tim của những môi trường không có trái tim. Nó là thuốc phiện của nhân dân.

Karl Marx không chỉ trích cốt lõi của niềm tin, và trò của tôn giáo. Ông chỉ trích những người theo tôn giáo đáng lẽ phải là trái tim của một thế giới đang cần trái tim. Trại lại, họ trở thành thuốc phiện giết chết những người cần đến trái tim của tôn giáo.

Có thể chúng ta không phải là những nhà lãnh đạo tôn giáo, không phải những người trực tiếp “buôn thần bán thánh,” nhưng như thánh Phaolô nhắc nhở: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1 Cr. 6:19-20). Chúng ta đang đặt những tham vọng, những thu vui..etc của chúng ta lên trên ưu tiên cho Thiên Chúa, thì cách nào đấy, chúng ta cũng đang “buôn thần bán thánh” nơi “cung thánh điện đường” của chúng ta vậy.

Cùng Suy Nghĩ và Hành Động: Tôi có đang là nguyên cớ để niềm tin tôn giáo của tôi trở thành “thuốc phiện” cho những người khác không? Hoặc niềm tin tôn giáo của tôi trở thành “trái tim” cho một thế giới đang cần trái tim? Liệu Chúa Giêsu có nổi nóng với tôi, vì tôi đang sống giả hình về niềm tin của mình không? Tôi có “đang buôn thần bán thánh” là chiều theo những đam mê của thân xác, của dục vọng, mà bỏ ngoài tai những luật Chúa không?

Fr. Quảng Trần, C.Ss.R.