18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 22)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 33)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 33)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 26)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Thành phần những kẻ nghe lời giảng về Nước Trời Bài Đọc I: (Năm I) Xh 20, 1-17 Đáp Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11 Phúc Âm: Mt 13, 18-23

27 Tháng Bảy 20175:04 CH(Xem: 2236)
25-7Thành phần những kẻ nghe lời giảng về Nước Trời

Bài Đọc I: (Năm I) Xh 20, 1-17

Đáp Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11
Phúc Âm: Mt 13, 18-23

Sau khi nói về dụ ngôn người gieo giống, qua bài Phúc Âm Thứ Tư hôm kia, và lý do tại sao Người dùng dụ ngôn mà giảng dạy cho dân về Nước Trời, qua bài Phúc Âm Thứ Năm hôm qua, hôm nay, qua bài Phúc Âm cho Thứ Sáu Tuần XVI Thường Niên, Chúa Giêsu giải thích về ý nghĩa của những gì Người nói trong dụ ngôn.

Ở đây, chúng ta nên lưu ý một điểm rất đặc biệt, đó là cho dù các tông đồ đã được trực tiếp liên hệ với Chúa Giêsu như "Nước Trời ở giữa các con" (Luca 17:21), các vị vẫn không thể nào hiểu được dụ ngôn về Nước Trời của Người (xem Marcô 4:10,13), và vẫn cần phải được Người đích thân dẫn giải cho biết liên quan đến các hình ảnh ám chỉ khác nhau được Người sự dụng trong dụ ngôn.

"Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường. Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã. Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được. Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".

Qua những dẫn giải của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta không thấy Người nói đến kẻ gieo giống là ai và hạt giống là gì, nhưng chúng ta có thể suy ra nếu hạt giống chính là Lời Chúa như Người đã dẫn giải trong Phúc Âm Thánh Luca (8:11), thì người gieo giống đây ám chỉ đến chính Chúa Giêsu.

Nếu Lời Chúa là hạt giống, thì có cái hay ở đây là trước khi chưa được gieo xuống còn là chính lời Chúa hay mạc khải thần linh, thế nhưng một khi đã được gieo xuống rồi thì hạt giống ấy liền trở thành người nghe Lời Chúa, như chính Người cho biết trong bài Phúc Âm: "Hạt rơi dọc đường là kẻ... Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ ... Hạt rơi vào bụi gai là kẻ... Hạt gieo trên đất tốt là kẻ..." .

Tại sao Lời Chúa khi gieo xuống lại biến thành người nghe Lời Chúa như thế, nếu không phải vào lúc ban đầu, hạt giống Lời Chúa hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường nẩy mầm và phát triển là người nghe, đến độ hạt giống tiêu biểu cho sự sống và chất chứa sự sống sẽ bị thui chột đi một khi hạt giống Lời Chúa không gặp được môi trường thích hợp của mình. Tuy nhiên, một khi gặp được môi trường thích đáng với mình, hạt giống Lời Chúa sẽ trở thành chủ động, sẽ làm cho môi trường tự mình hoang trống có thể nhờ hạt giống mà phát triển sự sống.

Bốn loại người đón nhận hạt giống Lời Chúa được Chúa Giêsu liệt kê trong dụ ngôn và được Người đích thân dẫn giải đó là thành phần: 1- thính giả vệ đường, 2- thính giả sỏi đá, 3- thính giả bụi gai, và 4- thính giả đất tốt. Cũng có thể nói đây là 4 thái độ trong việc đón nhận Lời Chúa, đón nhận mạc khải thần linh, đón nhận Chúa Giêsu Kitô là chính Lời Chúa và là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa.

Chính vì hạt giống một khi được gieo xuống đất là thành phần thính giả mà hạt giống cần phải được gieo vãi khắp nơi, kể cả ở vệ đường, ở đá sỏi, ở bụi gai, tức là cho hết mọi hạng người, không trừ một ai, kẻo khi cần phải trả lẽ trước mặt Quan Án Chí Công trong cuộc phán xét riêng và chung thẩm, thành phần thính giả vệ đường hay thính giả sỏi đá hoặc thính giả bụi gai không thể nại lý rằng họ chẳng nghe biết gì để khỏi bị luận phạt.

Căn cứ vào những gì Chúa Giêsu dẫn giải về 4 loại thính giả nghe Lời Người hay được Người tỏ mình ra cho, thì thành phần thính giả vệ đường là thành phần hững hờ nghe Lời Chúa hay hững hờ nghe Chúa Kitô; thành phần thính giả sỏi đá là thành phần nông cạn hiểu Lời Chúa hay nông cạn hiểu Chúa Kitô; thành phần thính giả bụi gai là thành phần lơ là sống Lời Chúa hay lơ là sống Chúa Kitô, và thành phần thính giả đất tốt là thành phần biết đáp ứng Lời Chúa hay biết đáp ứng Chúa Kitô.

Lời Chúa được diễn tả qua lề luật của Chúa, nên có thể nói lề luật của Chúa cũng là hạt giống được gieo nơi lương tâm của con người, mà đã là người ai cũng trực giác thấy những gì tự bản chất là xấu cần phải tránh, như gian dâm, giết người, lừa đảo, trộm cướp v.v., căn cứ vào nguyên tắc đừng làm gì cho tha nhân khi không muốn họ làm cho mình, và những gì tự bản chất là tốt cần phải làm, chẳng hạn làm phúc bố thí, bác ái vị tha, hy sinh phục vụ v.v., căn cứ vào nguyên tắc hãy làm cho người khác những gì mình muốn họ làm cho mình.

Tóm lại, 2 nguyên tắc trở thành cốt lõi của lề luật liên quan đến tha nhân đó là hãy yêu người như mình. Tuy nhiên, nếu con người vô thần thì họ sẽ chẳng coi ai ra gì. Bởi thế, con người chỉ thực hành được qui luật vàng là ái nhân như kỷ - yêu người như thể thương thân ấy một khi họ nhận biết Đấng Tối Cao, Đấng thưởng phạt công minh, nhất là biết kính sợ Thiên Chúa là Cha trên trời trọn lành trên hết mọi sự với tất cả con người của họ.

Trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay, cũng như trong các ngày tới, chúng ta thấy các giới luật nói chung và thập điều nói riêng bắt đầu được hình thành, do chính Thiên Chúa ban cho dân của Ngài qua Moisen. Bài Đọc 1 hôm nay bao gồm bản thập giới của Do Thái giáo cũng như của Kitô giáo, nhắm đến cả Thiên Chúa (3 giới răn đầu tiên) lẫn tha nhân (7 giới răn còn lại), thứ tự như sau (các con số là do người viết phân định và kèm theo từng câu trong 10 điều răn vẫn quen đọc cho rõ ràng hơn):

"Ta là Thiên Chúa ngươi, Đấng đã dẫn dắt ngươi ra khỏi vùng Ai-cập, khỏi nhà nô lệ".

1- Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mền Người trên hết mọi sự: "Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta, đừng chạm trổ tượng gỗ, hay vẽ hình các vật trên trời, dưới đất, trong nước, dưới lòng đất. Đừng thờ lạy và phụng sự các hình tượng ấy, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Chúa hùng mạnh, Chúa ganh tị, trừng phạt con vì tội lỗi cha, cho đến ba bốn đời, những kẻ ghét Ta; Ta tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến Ta, và tuân giữ các giới răn Ta".

2- Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ: "Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat".

3- Giữ ngày Chúa Nhật: "Ngươi làm lụng và làm tất cả mọi việc trong sáu ngày, còn ngày thứ bảy là ngày Sabbat, thì thuộc về Chúa, Thiên Chúa ngươi; trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi tớ nam nữ, súc vật, ngoại kiều trọ trong nhà ngươi, tất cả không được làm việc gì. Vì trong sáu ngày, Chúa đã tạo dựng trời, đất, biển, và tất cả mọi vật trong đó, rồi Người nghỉ trong ngày thứ bảy: cho nên Chúa chúc phúc và thánh hoá ngày Sabbat".

4- Thảo kính cha mẹ: "Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi".

5- Chớ giết người: "Ngươi chớ giết người";

6- Chớ làm sự dâm dục: "chớ phạm tội ngoại tình";

7- Chớ lấy của người: "chớ trộm cắp";

8- Chớ làm chứng dối: "chớ làm chứng dối hại anh em mình";

9- Chớ muốn vợ chồng người và 10- Chớ tham của người: "chớ tham lam nhà của kẻ khác, chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò, lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu".

Bài Đáp Ca hôm nay bày tỏ cảm nhận về luật pháp và mệnh lệnh của Chúa cùng với các tác dụng của nó nơi con người tuân giữ và tôn sợ Chúa:

1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.  

2) Giới răn Chúa chánh trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.  

3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết Chúa chân thực, công minh hết thảy.

4) Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng; ngọt hơn mật, và hơn cả mật chảy tự tàng ong.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL