Saturday, November 9, 20246:55 PM(View: 22)
Nguồn: Purgatory Tội lắm lời miệng lưỡi là một tội mà ai cũng dễ dàng mắc phải.
Saturday, November 9, 20245:38 AM(View: 27)
Nguồn: Purgatory Sau đây là cảm nghiệm của cha Francis, Dòng Tên: "Những người Kito Hữu nếu muốn tránh khỏi lửa luyện tội thì cần phải tôn sùng Cuộc Khổ Nạn Chúa Kito, Chúa chúng ta."
Saturday, November 9, 20244:54 AM(View: 30)
Các tu sỹ dòng Tên sống sót sau vụ ném bom nguyên tử nhờ lần hạt Mân Côi. Đã 70 năm trôi qua, kể từ khi lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí hạt nhân nổ ở Hiroshima ngày 06-8, và Nagasaki ngày 09-8-1945. Cuộc tấn công nguyên tử lên thành phố Hiroshima đã giết hại khoảng 80 ngàn người ngay lập tức, ngoài ra cũng chịu trách nhiệm cho khoảng 130 ngàn cái chết khác,
Thursday, November 7, 20249:20 PM(View: 41)
Nguồn: Purgatory Một Hoàng Hậu của nước Hung Gia Lợi là Bà Gertrude qua đời năm 1220. Sau đó bà hiện về xin con của bà là Thánh Elizabeth cầu nguyện cho bà.
Thursday, November 7, 20248:55 PM(View: 46)
Nguồn: Purgatory Trong thời đại này có rất nhiều Kito hữu sống xa rời Thánh Giá và Cuộc Khổ Nạn Đau Thương của Chúa Kito. Họ hưởng thụ và sống theo dục tình lôi cuốn. Họ rất sợ những gì gọi là sự hy sinh. Họ không ăn chay mà cũng không biết hãm mình đền tội...
Thursday, November 7, 20248:30 PM(View: 48)
Cha Gabriel Amorth - một chuyên gia trừ quỷ nổi tiếng của Rôma, đã xác nhận rằng: "Kẻ thù lớn nhất của ma quỷ hay của một thứ tà ma, phù phép vô hình nào đó, chính là Đức Trinh Nữ Maria. Cha giải thích: "Trong một trường hợp kia, một chuyên gia trừ quỷ là bạn của tôi đã từng hỏi quỷ, đối với Đức Maria,
Thursday, November 7, 20248:26 PM(View: 43)
Câu chuyện xảy ra giữa hai anh em sống tại Luân Đôn, thủ đô Anh quốc. Người anh tên Yerzy, người em tên Pawel; cả hai đã lập gia đình có con cái và địa vị trong xã hội; cả hai là tín hữu Công Giáo thuộc gia đình đạo đức.
Thursday, November 7, 202411:45 AM(View: 43)
Nguồn: Purgatory "Có linh cảm rằng mình không thể sống lâu nữa nên ông hoạ sĩ xin phép một linh mục Bề Trên cho ông vào ở trong một tu viện. Ông dâng cúng tất cả gia tài của mình cho tu viện ấy...
Wednesday, November 6, 20245:29 PM(View: 48)
Cách nay hơn 25 năm, gia đình tôi gồm có mẹ, chị, anh tôi và tôi. Mỗi buổi sáng, chúng tôi đều tụng kinh trước tượng của Đức Phật trong căn nhà ngèo nàn tồi tệ của gia đình. Việc tụng kinh này thể hiện lòng sùng kính sốt sắng của chúng tôi với Đức Phật. Thường thường mỗi buổi sáng chúng tôi còn dâng lên bàn thờ một chén gạo nữa.
Tuesday, November 5, 20249:16 PM(View: 68)
Nguồn: Purgatory Nếu những ai làm gương xấu cho những người khác hay gây thương tích cho linh hồn những người khác bằng các hành động ô nhục của mình thì hãy đền tội và sửa sai ngay khi còn sống. Nếu không thì khi chết sẽ bị đến tội lâu dài nơi luyện ngục.

Thế giới và Giáo hội đang rất cần Chúa Thánh Thần Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Ga 20, 19-23)

Wednesday, May 15, 20242:22 PM(View: 111)

18-2ssThế giới và Giáo hội đang rất cần Chúa Thánh Thần

Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Ga 20, 19-23)


40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp liền sau đó, lời cầu nguyện sau đây vang lên một cách tha thiết không chỉ một lần trong một ngày mà cả thẩy chín ngày nhiều lần :

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến,

và tự trời toả ánh quang minh của Ngài ra!

Lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến;

Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, xin ngự đến!

Lạy Đấng an ủi tuyệt vời,

là khách trọ hiền lương của tâm hồn,

là Đấng uỷ lạo dịu dàng.

Chúa là sự nghỉ ngơi trong cảnh lầm than,

là niềm an ủi trong lúc lệ rơi.

Ôi sự sáng chứa chan hồng phúc,

xin chiếu soi tràn ngập tâm hồn tín hữu của Ngài.

Nếu không có Chúa trợ phù,

trong con người còn chi thanh khiết, không còn chi vô tội.

Hỏi : Giáo hội xin Ngài đến để làm gì ?

Thưa : Để xin Chúa rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan,

và chữa cho lành nơi thương tích.

Xin uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng,

chỉnh đốn lại chỗ trật đường.


Xin Chúa ban cho các tín hữu,

là những người tin cậy Chúa, được ơn bảy nguồn.

Xin ban cho họ được huân nghiệp nhân đức,

được hạnh phúc cứu độ và được hoan hỉ đời đời. (Ca tiếp liên).


Những lời ca tiếp liên được đọc hay hát lên liên tục như thế cho thấy được thế giới con người ở mọi nơi mọi thời, kể cả Giáo hội hôm nay đang rất cần Chúa Thánh Thần.


Sống trong một thế giới sự ác vẫn lan tràn, chiến tranh giữa các nước vẫn đang xảy ra, lòng nghi kỵ giữa các dân tộc vẫn không thuyên giảm, sự dối trá vẫn còn ngự trị khắp nơi. Ngay chính trong Giáo hội, sự rạn nứt chia rẽ vẫn chực chờ đâu đó, sự mất lòng tin giữa một số các vị chủ chăn và giáo dân đang dần nảy sinh bởi nhiều nguyên nhân như về luân lý, cai quản, hay chính trị. Nhiều tín hữu cũng chỉ mải miết kiếm tìm của cải vật chất thay vì tìm kiếm Chúa; trong tay họ thay vì quyển Kinh Thánh và chuỗi tràng hạt Mân côi là iPhone, iPad. Họ chỉ lắng nghe tiếng gọi của vật chất, của bạc tiền thay vì lắng nghe tiếng Chúa, tiếng của nhau, v.v...

Người ta đặt câu hỏi : Phải chăng Chúa Thánh Thần đã vắng bóng trên mặt đất nên giờ đây Ngài im hơi lặng tiếng, không còn hoạt động trong Giáo hội, không còn hướng dẫn con người, không còn ưa thích ngự trong lòng người tín hữu là đền thờ của Ngài, không còn muốn canh tân Giáo hội Chúa Kitô và bộ mặt trái đất này nữa? v.v…

Hay, phải chăng con người lãng tai, điếc lác hay cố tình bưng tai bịt mắt mà không còn nghe thấy Chúa Thánh Thần nói với họ, không còn có thể lắng nghe tiếng nói của nhau?

Thực tế ngày hôm nay trên thế giới có quá nhiều bất hòa, trong Giáo hội, những người tin vào Thiên đang sống trong bối cảnh có quá nhiều chia rẽ. Tiếng kêu gọi sống chung, hoà bình trên trái đất vang lên hàng ngày trên mọi thông tin đại chúng. Nhưng chiến tranh vũ trang và tôn giáo vẫn chưa ngừng nghỉ, không những thế ngày một gia tăng với qui mô rộng lớn và hiện đại dẫn đến tàn ác hơn.

Tất cả chúng ta, những người được kêu gọi kết nối nhưng lại thấy mình bị rạn nứt trong tương quan với nhau, bị mê hoặc bởi sự thờ ơ và bị áp bức bởi sự cô đơn. Chiến tranh và xung đột xảy ra quá nhiều, thật không thể tưởng tượng được sự ác mà con người gây ra cho đồng loại! Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa đã thốt lên giữa Đền thờ Thánh Phêrô như tiếng chuông rung rung vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh 2/4/2021 rằng : "Tình huynh đệ được xây dựng từ chúng ta... Tình huynh đệ đại đồng bắt đầu với tình huynh đệ trong Giáo Hội Công Giáo... và tình huynh đệ này đang bị thương tổn! Chiếc áo chùng của Chúa Kitô đã bị xé thành những mảnh do những chia rẽ giữa các Giáo Hội Kitô, nhưng điều không kém trầm trọng hơn, đó là mỗi mảnh áo của Chúa thường bị xé thành những mảnh khác nữa... ".

Quả thật, kẻ thúc đẩy sự thù địch của chúng ta là Ác Thần "kẻ chia rẽ". Vâng, đi trước và vượt trên sự dữ cũng như sự đổ vỡ của chúng ta, có một ác thần "lừa dối cả trái đất" (Ap. 12.9). Hắn ưa thích đối kháng, bất công, vu khống, đó là niềm vui của hắn. Và, đối mặt với sự xấu xa của sự bất hòa, thì những nỗ lực của chúng ta để xây dựng sự hòa hợp là không đủ.

Như thế, ở cao điểm của Lễ Vượt Qua, cao điểm của ơn cứu độ, Chúa Giêsu trút hơi thở, nghĩa là đã tuôn đổ Thần Khí tốt lành của Người trên thế giới thụ tạo để kháng cự thần dữ. Thần Khí tốt lành ấy là Chúa Thánh Thần, Đấng chống lại tinh thần chia rẽ vì Ngài là sự hài hòa, là Thần Khí hiệp nhất vốn đem lại bình an. Ngài mang đến cho thế giới sự hài hòa; do đó Ngài "điều khiển dòng thời gian và canh tân bộ mặt trái đất" (Gaudium et spes , 26; Tv 104,30). Ngay từ ban đầu, và mọi lúc, Ngài đã làm cho các thực tại được tạo dựng chuyển từ hỗn độn sang trật tự, từ phân tán sang liên kết, từ rối ren sang hài hòa. Đây là phong cách của Chúa Thánh Thần. Đó là lý do, trước lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta tha thiết kêu cầu Ngài xuống trên thế giới của chúng ta, trong cuộc sống chúng ta và trước mọi chia rẽ! Phải khẳng định rằng, thế giới và Giáo hội hôm nay đang cần đến Chúa Thánh Thần hơn bao giờ hết.

Cùng với Mẹ Maria và toàn thể các thánh trên Trời, chúng ta cùng cầu nguyện : "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến. Xin cho chúng con biết lắng nghe Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau." Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

[1] Hiến Chế Tín Lý về Giáo hội, số 4