Sunday, September 8, 20248:18 PM(View: 5)
1. Chuỗi Mân Côi ở Hiroshima, Nhật bản Vào lúc 2:45 đêm, ngày 6 /8/1945, một trái bom B-29 bắn ra từ quần đảo Tinian và thả trái bom nguyên tử đầu tiên trên đất Nhật. Vào 8 giờ 15 sáng, trái bom đã nỗ tan 8 khu phố từ nhà thờ Jesuit của Đức Mẹ Thiên Triệu ở Hiroshima. Nửa triệu người chết. Những gì còn lại trên những khu phố đó là đen tối, máu me, lửa bỏng, khóc than, lửa cháy...
Sunday, September 8, 20246:01 PM(View: 6)
Mẹ Speranza luôn mở rộng đôi tay để đón nhận những ai đến hành hương viếng thăm Đền Thánh để nhận lãnh tình yêu Thương Xót của Chúa. Với lòng kiên nhẫn và dâng hiến, Mẹ đón tiếp từng người y như là chỉ có một mình họ trên thế giới này.
Sunday, September 8, 20245:01 PM(View: 8)
Một người chia sẻ cảm nghiệm: "Vào năm 2016, tôi có nghe nói đến những phép lạ tại Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Collevalenza. Vì thế tôi đến hành hương Đền Thánh này vào Tháng 2 năm nay. Hôm ấy Đền Thánh này có rất đông người. Có nhiều khách hành hương quy tụ để cầu nguyện. Riêng tôi không cảm thấy có điều gì đánh động tôi.
Sunday, September 8, 20248:06 AM(View: 11)
CÁC BÀI VIẾT VỀ CHÂN PHƯỚC SPERANZA (36 BÀI)
Sunday, September 8, 20247:50 AM(View: 9)
Nếu quý vị đi hành hương ở nước Ý thì nên đến nơi này để xin ơn chữa lành vì ở nơi này có giếng chữa lành và chúng ta được tắm. Sau đây là thư của cô Ana Sego, một hướng dẫn viên du lịch ở Medjugorje gửi cho tôi. Cô này đã từng nói với tôi về Đền Thánh này trong rất nhiều năm trước. Cô luôn muốn...
Sunday, September 8, 20246:48 AM(View: 11)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 5. Hãy cố gắng chịu đau khổ và bách hại: “Thiên Chúa không chậm trong lời hứa của Ngài như người ta nghĩ, nhưng Chúa kiên nhẫn với các con của Chúa. Chúa không muốn một ai trong số họ bị hư mất, nhưng tất cả mọi người được ơn thống hối." (2 Phero 3:9)
Sunday, September 8, 20246:43 AM(View: 8)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 4. Chúa Giêsu làm phép lạ Chúa làm phép lạ cho lương thực của Dòng Sơ được hoá ra nhiều. Có một chứng nhân làm chứng cho một trong những biến cố lạ thường ấy:
Saturday, September 7, 20248:46 PM(View: 14)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 3. Gặp gỡ Chúa Giêsu Sau đó, chị Maria Josephina vào tu ở Dòng Các Nữ Tu Calvary (Daughters of Calvary). Tên Dòng của chị là Esperanza of Jesus. (Có nghĩa là niềm hy vọng) Cuối năm 1926, có những dấu hiệu phi thường xuất hiện...
Saturday, September 7, 20247:43 PM(View: 10)
Tác giả: Agnieszka Kańduła Hãy thương yêu mọi người. Chân Phước Esperanza muốn trở thành một vị thánh giống như Thánh Theresa, một người can đảm. Chị Thánh phải đối diện với mọi sự nhưng chị ấy không sợ điều gì cả.
Saturday, September 7, 20245:28 PM(View: 14)
Nguồn: https://mothersforpriests.org/ Lời dịch giả: Tôi được nghe một video clip ở Facebook nói về việc Đức Mẹ luôn chúc phúc cho những người mẹ đang mang thai. Tôi vội lên Google để tìm bài viết ấy. Rất may là tôi tìm được bài viết nên vội dịch cho kịp ngày hôm nay và ngày mai là Sinh Nhật của Đức Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ thương ban con cái cho những người...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY CHÚA NHẬT TUẦN XX THƯỜNG NIÊN SỐNG LỜI CHÚA CÁC BÀI ĐỌC : Ca nhập lễ : Tv 83,10-11

Sunday, August 18, 20247:52 PM(View: 36)

cg123LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

CHÚA NHẬT TUẦN XX THƯỜNG NIÊN

SỐNG LỜI CHÚA

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ : Tv 83,10-11


Lạy Chúa là khiên mộc chở che,

xin thương xem nhìn đến

gương mặt Đấng Ngài đã xức dầu.

Một ngày tại khuôn viên thánh điện

quý hơn cả ngàn ngày.


Bài đọc 1 : Cn 9,1-6

Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế !

Bài trích sách Châm ngôn.


1Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình,
dựng lên bảy cây cột,
2hạ thú vật, pha chế rượu, dọn bàn ăn
3và sai các nữ tỳ ra đi.
Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố
và kêu gọi :
4“Hỡi người ngây thơ, hãy lại đây !”
Với người ngu si, Đức Khôn Ngoan bảo :
5“Hãy đến mà ăn bánh của ta, và uống rượu do ta pha chế !
6Đừng ngây thơ khờ dại nữa, và các con sẽ được sống ;
hãy bước đi trên con đường hiểu biết.”


Đáp ca : Tv 33,2-3.10-11.12-13.14-15 (Đ. c.9a)


Đ. Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

2Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa,
câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi.
3Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa
xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên.


Đ.
Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

10Kính sợ Chúa đi, đoàn dân thánh hỡi,
vì ai kính sợ Người chẳng thiếu thốn chi.
11Kẻ giàu sang phải bần cùng đói khổ,
còn ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu của gì.


Đ.
Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

12Các con ơi, hãy đến mà nghe,
ta sẽ dạy cho biết đường kính sợ Chúa.
13Ai là người thiết tha được sống,
ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc chứa chan ?


Đ.
Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.

14Phải giữ mồm giữ miệng,
đừng nói lời gian ác điêu ngoa ;
15hãy làm lành lánh dữ,
tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hoà.


Đ.
Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy.


Bài đọc 2 : Ep 5,15-20

Hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.


15 Thưa anh em, anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn ngoan, 16 biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối. 17 Vì thế, anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu đâu là ý Chúa. 18 Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí. 19 Hãy cùng nhau đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng ; hãy đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. 20 Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha.

Tung hô Tin Mừng : Ga 6,56

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Ha-lê-lui-a.

Tin Mừng : Ga 6,51-58

Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống.

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

51 Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng : “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” 53 Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”

Ca hiệp lễ : Tv 129,7

Chúa luôn luôn từ ái một niềm,

ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa.

SUY NIỆM

LƯƠNG THỰC THẦN LINH

Con người là sự kết hợp hoàn hảo giữa thể xác và tinh thần. Nếu như người ta phải chăm sóc đời sống thể xác bằng của ăn của uống hằng ngày thì chắc hẳn, đời sống tinh thần cũng cần được bồi bổ dưỡng nuôi như thế.

Chính Đức Giêsu đã trở thành nguồn lương thực thần linh để dưỡng nuôi đời sống linh hồn của mỗi Kitô hữu. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy, người Do Thái vấp phạm nặng nề trước lời quả quyết của Đức Giêsu: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.” Từ những lời xầm xì ban đầu, giờ đây họ tranh luận với nhau vì không hiểu được điều Đức Giêsu muốn nói là gì. Họ cho rằng điều Người nói là hoàn toàn phi lý vì phải chăng, họ chỉ hiểu được những câu từ ấy theo sát nghĩa mặt chữ mà thôi.

Chỉ trong đức tin, chúng ta mới đón nhận “Thịt” và “Máu” Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là quà tặng thần linh mà Người đã trao ban. Nói cách khác, đó chính là lương thực thần linh mà Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại qua cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, để trao tặng sự sống đời đời. Đó là bằng chứng tối hậu thể hiện tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người. Khi đón nhận Thánh Thể, chúng ta được thông phần vào sự sống của Người vì chính Người là nguồn mạch sự sống của chúng ta.

Vì vậy, mọi Kitô hữu được mời gọi ý thức sâu sa hơn ý nghĩa của Bí tích cực trọng này. Nhờ đó, có được thái độ và tâm thế tham dự một cách sốt sắng và hiệu quả hơn.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mỗi người chúng con biết nhận ra tình yêu của Chúa qua việc năng chịu lễ mỗi ngày. Amen.


TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

LÀM THẾ NÀO ĐÁNH THỨC ƠN GỌI TU TRÌ TRONG CÁC GIA ĐÌNH?

Ingrid d’Ussel, tác giả cuốn sách “Đánh thức ơn gọi trong các gia đình” (*), đề nghị những ý tưởng cụ thể để gia đình trở thành nơi ươm mầm thuận lợi và chào đón các ơn gọi linh mục và tu sĩ.


Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II thường nói: “Gia đình là chủng viện đầu tiên”. Đây là nơi cha mẹ có thể dạy con cái cầu nguyện, yêu thương, tha thứ. Nơi mà ơn gọi linh mục và tu sĩ trong tương lai có thể được hình thành. Trong cuốn sách mới của mình, Đánh thức ơn gọi trong các gia đình, Ingrid d’Ussel – mẹ của sáu người con và là tác giả của nhiều tác phẩm – đề nghị những ý tưởng cụ thể nhằm tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các ơn gọi tu trì và để con cái có thể nói “xin vâng” với tiếng gọi khả dĩ từ Chúa.


Ingrid d’Ussel giải thích với Aleteia: “Gia đình đang ở một ranh giới tế nhị trong đó nó không được tạo áp lực cũng như không thể bóp nghẹt ơn gọi”. Vì điều này, điều quan trọng là phải dạy đức tin và cho phép con cái có mối quan hệ cá nhân với Chúa, để chúng có thể tự do đáp lại nếu Chúa kêu gọi chúng. Dưới đây là một số ý tưởng, cả thực tế lẫn thiêng liêng, nhằm tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các ơn gọi tu trì tương lai.


1. Truyền đạt đức tin hằng ngày


Gia đình là nơi truyền đạt và giáo dục đức tin tuyệt vời, trong đó cha mẹ đóng vai trò nền tảng. Quả thế, họ là những hình mẫu cho con cái mình, như cặp vợ chồng Wojytila đã từng như thế cho vị giáo hoàng tương lai, hay như thánh Monica cho con trai mình là thánh Augustinô. Nếu đối với một số bậc cha mẹ, việc đặt Thiên Chúa vào trung tâm cuộc sống là điều hiển nhiên đối với họ, thì họ cần phải truyền đạt điều này cho con cái mình. Ingrid d’Ussel đề nghị nhiều ý tưởng để thực hành, chẳng hạn như tạo không gian cầu nguyện trong nhà, học cách cảm ơn về những điều tốt đẹp xảy ra trong gia đình, học cách dành chỗ cho Chúa ngay cả trong các trò chơi (khi con cái chơi Playmobile, chỉ cần hỏi chúng: nhà thờ ở đâu?), hoặc thậm chí học cách giữ thinh lặng để xây dựng mối quan hệ thực sự với Chúa. Ingrid d’Ussel khẳng định: “Đây là những điều nhỏ nhặt rải rác trong cuộc sống hằng ngày, nhưng minh họa rằng Thiên Chúa là trung tâm của mái ấm”.


2. Có những người bạn là linh mục, tu sĩ


Điều quan trọng là một bạn trẻ có thể gặp được các linh mục và tu sĩ hạnh phúc trong ơn gọi của mình, những chứng nhân tốt đẹp của Chúa Kitô. Đối với Ingrid d’Ussel, vấn đề là làm cho những người trẻ hiểu rằng các linh mục và tu sĩ cũng là những người bình thường, giống như họ, có thể pha trò, trải qua những giây phút vui vẻ cũng như những giây phút khó khăn hơn. Bà giải thích với Aleteia: “Một số bạn trẻ tự loại mình ra khỏi ơn gọi vì họ lý tưởng hóa ơn gọi linh mục, khi nghĩ rằng ơn gọi này dành cho những người hoàn hảo. Trong khi chính những người bình thường được kêu gọi”. “Điều quan trọng là phải cho con cái thấy rằng cuộc sống của một linh mục rất phong phú, họ có thể đi nghỉ trên núi cùng gia đình, họ có bạn bè, các bậc cha mẹ đánh giá cao họ, trân trọng họ và biết ơn về sự dâng hiến của họ.”


3. Có một tình yêu vô điều kiện đối với Giáo hội


Để một đứa trẻ một ngày nào đó đáp lại lời kêu gọi làm linh mục hay tu sĩ, điều quan trọng là nó phải sống trong một gia đình khoan dung với các linh mục, với Đức Giáo hoàng và Giáo hội, và là nơi đón nhận những giáo huấn của Giáo hội. Ingrid d’Ussel hỏi: “Ai sẽ hiến dâng cuộc sống của mình cho một điều mà mọi người liên tục chỉ trích?” “Nếu chúng ta phá hỏng bài giảng Chúa nhật tại bàn ăn, nếu chúng ta liên tục chỉ trích, ai sẽ dâng hiến cuộc sống mình cho điều đó?” Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của sự sáng suốt và khả năng nói rằng chúng ta có thể không hiểu điều gì đó, trong đó “viễn cảnh là một mầu nhiệm“, Ingrid d’Ussel vẫn khuyến khích đừng rơi vào cạm bẫy của sự lên án, nhưng hãy không ngừng nuôi dưỡng tinh thần khoan dung đối với Giáo hội.


4. Nói về đức trong sạch


Mối Phúc thứ sáu nói: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa”. Khi truyền đạt đức trong sạch này, các gia đình đang chuẩn bị cho con cái họ sống thánh thiện, và nếu chúng có ơn gọi, chúng sẽ trở thành những linh mục hay tu sĩ thánh thiện. Ingrid viết trong cuốn sách của mình: “Sự trong sạch của hôm nay chuẩn bị cho sự trong sạch của mai ngày”, và nếu linh mục và tu sĩ được kêu gọi sống khiết tịnh, thì nhân đức này phải được vun trồng ngay từ khi còn nhỏ, bằng cách truyền cho con cái chúng ta vẻ đẹp của thân xác, vốn là đền thờ của Chúa Thánh Thần và phải được tôn trọng. Để làm được điều này, không gì tốt hơn là cho con cái biết đến những vị thánh trẻ đã bảo vệ nhân đức trong sạch này, chẳng hạn như thánh Maria Goretti, thánh Anê, hoặc những vị thánh đương đại hơn, hoặc cho chúng khám phá về phong trào hướng đạo. Bài nói : “Tại sao có nhiều linh mục hướng đạo? Điều 10 của luật hướng đạo nói rằng “hướng đạo sinh trong sạch trong tư tưởng, lời nói và việc làm”. Chắc chắn họ cũng có ý thức cho đi, phục vụ, hy sinh, nhưng họ cũng đã học biết chăm lo sự trong sạch của họ”. Một đứa trẻ học được nhân đức này từ khi còn nhỏ – nơi các hướng đạo sinh, trong gia đình hoặc ở nơi nào khác – thì điều đó sẽ không quá sức của nó khi trưởng thành.


5. Cầu xin ơn Chúa Thánh Thần


Để phân định tốt, cần phải cầu xin ơn Chúa Thánh Thần và vì thế, Bí tích Thêm Sức là nền tảng. Ingrid d’Ussel thốt lên: “Có rất nhiều người chưa được thêm sức”. Những người trẻ đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, rước lễ lần đầu và sau đó từ bỏ đức tin. “Người ta ngày càng bỏ xa việc Rước lễ khỏi Bí tích Thêm sức và đây là một sự mất mát to lớn đối với con cái Thiên Chúa, bởi vì chúng ta cần Chúa Thánh Thần để phân định tốt”. Nếu những người trẻ được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức sớm hơn, “vào lúc đầu của trung học”, họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này của tuổi thiếu niên một cách sáng suốt hơn và bước vào cuộc sống trưởng thành với 7 ơn Chúa Thánh Thần. Như Đức Gioan-Phaolô II đã nói: “Chính từ [Chúa Thánh Thần] mà ơn hiểu biết để phân định, ơn khôn ngoan để quyết định và ơn sức mạnh để hành động xuất hiện”. Và còn cách nào tốt hơn cho người trẻ là nhận được những ơn của Ngài để nhận ra ý muốn của Thiên Chúa và tự do đáp lại lời tiếng gọi?


Chuyển ngữ: Tý Linh
Chuyển ngữ từ: fr.aleteia.org
Nguồn: xuanbichvietnam.net