Sunday, September 8, 20248:18 PM(View: 5)
1. Chuỗi Mân Côi ở Hiroshima, Nhật bản Vào lúc 2:45 đêm, ngày 6 /8/1945, một trái bom B-29 bắn ra từ quần đảo Tinian và thả trái bom nguyên tử đầu tiên trên đất Nhật. Vào 8 giờ 15 sáng, trái bom đã nỗ tan 8 khu phố từ nhà thờ Jesuit của Đức Mẹ Thiên Triệu ở Hiroshima. Nửa triệu người chết. Những gì còn lại trên những khu phố đó là đen tối, máu me, lửa bỏng, khóc than, lửa cháy...
Sunday, September 8, 20246:01 PM(View: 6)
Mẹ Speranza luôn mở rộng đôi tay để đón nhận những ai đến hành hương viếng thăm Đền Thánh để nhận lãnh tình yêu Thương Xót của Chúa. Với lòng kiên nhẫn và dâng hiến, Mẹ đón tiếp từng người y như là chỉ có một mình họ trên thế giới này.
Sunday, September 8, 20245:01 PM(View: 8)
Một người chia sẻ cảm nghiệm: "Vào năm 2016, tôi có nghe nói đến những phép lạ tại Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Collevalenza. Vì thế tôi đến hành hương Đền Thánh này vào Tháng 2 năm nay. Hôm ấy Đền Thánh này có rất đông người. Có nhiều khách hành hương quy tụ để cầu nguyện. Riêng tôi không cảm thấy có điều gì đánh động tôi.
Sunday, September 8, 20248:06 AM(View: 10)
CÁC BÀI VIẾT VỀ CHÂN PHƯỚC SPERANZA (36 BÀI)
Sunday, September 8, 20247:50 AM(View: 8)
Nếu quý vị đi hành hương ở nước Ý thì nên đến nơi này để xin ơn chữa lành vì ở nơi này có giếng chữa lành và chúng ta được tắm. Sau đây là thư của cô Ana Sego, một hướng dẫn viên du lịch ở Medjugorje gửi cho tôi. Cô này đã từng nói với tôi về Đền Thánh này trong rất nhiều năm trước. Cô luôn muốn...
Sunday, September 8, 20246:48 AM(View: 9)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 5. Hãy cố gắng chịu đau khổ và bách hại: “Thiên Chúa không chậm trong lời hứa của Ngài như người ta nghĩ, nhưng Chúa kiên nhẫn với các con của Chúa. Chúa không muốn một ai trong số họ bị hư mất, nhưng tất cả mọi người được ơn thống hối." (2 Phero 3:9)
Sunday, September 8, 20246:43 AM(View: 7)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 4. Chúa Giêsu làm phép lạ Chúa làm phép lạ cho lương thực của Dòng Sơ được hoá ra nhiều. Có một chứng nhân làm chứng cho một trong những biến cố lạ thường ấy:
Saturday, September 7, 20248:46 PM(View: 14)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 3. Gặp gỡ Chúa Giêsu Sau đó, chị Maria Josephina vào tu ở Dòng Các Nữ Tu Calvary (Daughters of Calvary). Tên Dòng của chị là Esperanza of Jesus. (Có nghĩa là niềm hy vọng) Cuối năm 1926, có những dấu hiệu phi thường xuất hiện...
Saturday, September 7, 20247:43 PM(View: 10)
Tác giả: Agnieszka Kańduła Hãy thương yêu mọi người. Chân Phước Esperanza muốn trở thành một vị thánh giống như Thánh Theresa, một người can đảm. Chị Thánh phải đối diện với mọi sự nhưng chị ấy không sợ điều gì cả.
Saturday, September 7, 20245:28 PM(View: 13)
Nguồn: https://mothersforpriests.org/ Lời dịch giả: Tôi được nghe một video clip ở Facebook nói về việc Đức Mẹ luôn chúc phúc cho những người mẹ đang mang thai. Tôi vội lên Google để tìm bài viết ấy. Rất may là tôi tìm được bài viết nên vội dịch cho kịp ngày hôm nay và ngày mai là Sinh Nhật của Đức Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ thương ban con cái cho những người...

THINH LẶNG ĐÃ LÀ CẦU NGUYỆN HAY CHƯA?

Sunday, August 25, 20247:04 PM(View: 28)

cghienra2THINH LẶNG ĐÃ LÀ CẦU NGUYỆN HAY CHƯA?

Chỉ riêng sự vắng mặt của tiếng ồn không phải là sự thinh lặng …


Đối với não trạng thế tục, sự thinh lặng dường như trống rỗng, đáng sợ, lãng phí thời gian. Nhưng sự thinh lặng là điều không thể thiếu để sống đức tin. Bản chất của sự thing lặng cũng đồng thời là sự trống rỗng, ngoan ngùy, dễ tiếp thu, vô tư, khao khát, tĩnh lặng, lắng nghe, hiệp thông, chuyên tâm. “Thinh lặng không chỉ là im lặng, mà là thái độ của một người đang sống đứng trước một ‘Người Bạn’ đang hiện diện, khẩn nài một ‘Người Bạn’ đang hiện diện” (L. Giussani).

Vị Tôi Tớ Chúa Catherine de Hueck Doherty đã định nghĩa sự thinh lặng như sau:

“Đúng vậy, đôi khi thinh lặng là không nói năng – nhưng đó luôn là hành động lắng nghe. Chỉ riêng sự vắng mặt của tiếng ồn (điều làm chúng ta không có khả năng lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa) không phải là sự thinh lặng. Một ngày đầy ồn ào và tiếng nói có thể là một ngày thinh lặng, nếu những tiếng ồn ào trở thành tiếng vang từ sự hiện diện của Thiên Chúa đối với chúng ta. Khi chúng ta nói về bản thân và no thỏa với chính mình, chúng ta bỏ sự thinh lặng lại phía sau. Khi chúng ta lặp đi lặp lại những lời lẽ thân tình của Thiên Chúa mà Người đã để lại trong chúng ta, thì sự thinh lặng của chúng ta vẫn còn nguyên vẹn.”

Chúng ta cần sự thinh lặng để nghe thấy Thiên Chúa vì sự ồn ào từ những suy nghĩ và xao động nơi chính chúng ta vốn đang lấn át đi tiếng nói của Người trong chúng ta. Chúng ta không thể thinh lặng nếu chúng ta không ngừng tìm kiếm bình an, hạnh phúc và sự thỏa mãn của chúng ta trong những điều bên ngoài Thiên Chúa. Qua sự thinh lặng nội tâm, Thiên Chúa nói với chúng ta, thông truyền tình yêu của Người theo cách thu hút toàn bộ con người chúng ta vào trái tim Người. Người ta nói rằng chính sự thinh lặng trong Thánh Tâm Chúa Kitô dạy chúng ta cách làm giảm nhẹ sức lôi cuốn hướng về sự dữ nơi chính chúng ta.

Đối với nữ tu Maria Chúa Ba Ngôi Dòng Thánh Clara Khó Nghèo (+1942), Chúa đã mặc khải điều này: “Ta nói với từng linh hồn; nếu có một số người không nghe thấy Ta, đó là vì họ không lắng nghe Ta. Phải có một sự thinh lặng thâm sâu, bởi vì giọng nói của Ta thì êm dịu. Linh hồn phải được giải thoát khỏi mọi suy nghĩ tất bật.” Như Thánh Tôma Aquinô đã diễn tả, “Thiên Chúa được tôn vinh bằng sự thinh lặng vì chúng ta biết rằng chúng ta không thể hiểu thấu được Người.”

Thinh lặng là sự từ bỏ cái tôi vốn là đặt chúng ta làm trung tâm và khiến mối bận tâm trở nên câm lặng. Và sự thinh lặng còn có tác dụng chữa bệnh, như Thánh Grêgoriô Nazianzênô nhận xét: “Thinh lặng mạnh hơn lời nói. Nó che phủ lên mớ hỗn độn đang tràn ngập nơi chúng ta trong vực thẳm của sự quên lãng.” Và ai lại không cần đến điều đó!

Tác giả: Lm. Peter John Cameron, OP – Nguồn: Aleteia (15/01/2023)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên