Friday, September 13, 20249:09 PM(View: 8)
1. Tại Medjugorje, Đức Mẹ Maria xin chúng ta hãy đọc mỗi ngày một thông điệp của Mẹ và thực hành tinh thần của thông điệp ấy.
Friday, September 13, 20242:52 PM(View: 10)
Nguồn: https://www.catholicworldreport.com LM William Corby là một linh mục dám hy sinh vì đoàn chiên tại vùng Gettysburg. Chiến trường Gettysburg, tiểu bang Pennsylvania đã ghi dấu một điểm son trong trận Nội Chiến Bắc Nam Hoa Kỳ.
Friday, September 13, 20242:08 PM(View: 6)
Nguồn: https://www.catholicworldreport.com Cha Francis Grogan là một công cụ của Chúa để hoà giải cho mọi người và Chúa trong một trong những ngày đen tối nhất của quốc gia Hoa Kỳ...
Thursday, September 12, 20248:46 PM(View: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cha Slavko Barbaric (1946-2000) là một vị linh mục thông thái ở làng Medjugorje, nước Bosnia-Herzegovina. Ngài sinh ra ngày 11/6/1946 và chết ngày 24/11/2000. Ngài hưởng dương 54 tuổi. Ngài có thể nói được 8 ngôn ngữ khác nhau. Ngài viết rất nhiều sách về Chúa và Đức Mẹ.
Thursday, September 12, 20247:21 PM(View: 18)
Nguồn: ChildrenofMedjugorje.com Sau đây là một cảm nghiệm nhận ơn Thiên Triệu của một người Tin Lành chống Công Giáo kể lại:
Thursday, September 12, 20246:31 PM(View: 17)
Nguồn: ChildrenofMedjugorje.com Sau đây là một một cảm nghiệm nhận ơn chữa lành của Chúa do một người Tin Lành chống Công Giáo kể lại: Ông Roland là một cựu tiếp viên hàng không của hãng Air-France. Khi ông chia sẻ cảm nghiệm thì ông khóc không ngừng. Tình yêu đã làm tan chẩy trái tim của ông...
Wednesday, September 11, 20247:35 PM(View: 38)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Nhà thần bí nổi tiếng ở vùng Nam Mỹ có tên là bà Maria Esperanza đã từng 3 lần tiên đoán rằng sẽ có những biến cố lớn xẩy ra tại nước Mỹ. Đó là chuyện về những kẻ thù của nước Mỹ sẽ tấn công nước Mỹ...
Wednesday, September 11, 20242:47 PM(View: 33)
Nguồn: Spiritdaily.com Hôm nay thì ngày 9/11 lại đến. Cho dù có bao nhiêu năm tháng đi qua, chúng ta vẫn ngậm ngủi và giữ thinh lặng trong giây lát để tưởng niệm những nạn nhân và cầu nguyện cho nước Mỹ.
Wednesday, September 11, 20242:09 PM(View: 30)
Nguồn: Internet Đối với rất nhiều người thì vị linh mục người Mỹ này được mọi người thương mến vì ngài có những hành động quên mình để cứu những người khác.
Wednesday, September 11, 20241:38 PM(View: 27)
Hôm nay, ngày 11 tháng 9 năm 2024, cả nước Mỹ tưởng nhớ ngày này. Đó là vào năm 2001, khi mà cả nước Mỹ đau buồn vì biến cố khủng bố đã xẩy ra tại thành phố New York, ở lầu Năm Góc thuộc thủ đô Washington DC và ở một cánh đồng của tiểu bang Pennsylvania.

CN 7101: NGÀY MỚI TỚI MỸ

Sunday, September 1, 20247:43 AM(View: 59)

Picture from Stormy Escape 16CN 7101: NGÀY MỚI TỚI MỸ

Gia đình tôi đã sống ở nước Mỹ được gần 44 năm, kể từ tối ngày 16 tháng 10 năm 1980 cho đến nay. 

Trong gần 44 năm sống ở Hoa Kỳ, gia đình tôi vẫn giữ được truyền thống gần gũi nhau và yểm trợ cho nhau. Chúng tôi vẫn có thể truyền cảm hứng và phát huy tình gia đình gắn bó với nhau. Tuy nhiên trong mật ngọt của tình gia đình, chúng tôi đã gặp nhiều biến cố thương đau. Có những lúc tưởng chừng như gục ngã, không đứng thẳng lên được.

Chỉ có những gia đình mà có đông con ở cùng một lứa tuổi mới lớn mới có thể thấu hiểu những nỗi đau đớn của cha mẹ khi có sự va chạm giữa hai nền văn hoá khác biệt nên tạo nên những bi kịch lớn nhỏ. 

Đã có lúc tôi muốn tự tử để được giải thoát khỏi những tình huống quá đau lòng. Còn gì đau khổ hơn là khi bị chủ nhà đuổi mình ra khỏi nhà thuê chỉ vì mình có con đông, trong lúc đó thì mình vừa bị thất nghiệp? Gia đình mình sẽ sống làm sao? Ở đâu? Con mình sẽ ra sao khi mình chết đi?

Nhờ ơn Chúa giúp mà gia đình chúng tôi có thể sống còn trong gần nửa thế kỷ trên đất khách quê người. Trong bài này, tôi xin chia sẻ một kỷ niệm về ngày đầu tiên sống trên đất Mỹ. Đó là kỷ niệm vui đáng ghi nhớ.

Lúc đến Mỹ qua diện tỵ nạn thì vợ chồng tôi có 5 người con. Sau đó vào năm 1983, tôi có thêm một người con gái út. Thật là đáng buồn vì gia đình chúng tôi đến Mỹ mà chỉ có 40 đô la trong tay.

Số là mẹ tôi gửi qua cơ quan thiện nguyện được 200 đô nhưng cả gia đình tôi phải mua cho mỗi người một bộ quần áo mới cho có vẻ tươm tất khi đến Mỹ. Rồi chúng tôi thuê người chụp hình ở trại tị nạn với bộ quần áo mới trên người. Thôi thì đủ mọi kiểu hình. Nhờ thế mà tôi còn lưu giữ những hình ảnh của thuở tị nạn đáng nhớ ấy.

Do đó mà gia đình chúng tôi chỉ còn lại có 40 đô khi đến nước Mỹ. Ngày đầu tiên sau khi đến Mỹ thì mẹ tôi dắt cả gia đình chúng tôi đi bộ đến siêu thị Vons của Mỹ ở gần nhà. Lúc ấy người con út của tôi chỉ mới có 3 tháng tuổi. Thế là vợ chồng tôi luân phiên để bế con đi chợ.

Mẹ tôi chỉ dẫn cho chúng tôi cách thức mua đồ và trả tiền ở quầy hàng. Với 40 đô quý giá đó, chúng tôi mua được 5 hộp kem, nhiều bánh ngọt, nước ngọt Coca Cola và hoa quả vì cái gì cũng đẹp mắt và có vẻ ngon.

Khi ở trong trại tị nạn thì chúng tôi luôn đói khát, thèm đủ mọi thứ, nhất là kem hộp và nước ngọt. Vì thế khi đến Mỹ là chúng tôi lập tức mua những món đồ này để thoả mãn những cơn thèm thuồng từ cả năm ở trong trại tị nạn.

Các con của tôi vui vẻ chạy lòng vòng qua các lối đi để khám phá mọi điều. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là quá ngạc nhiên trước sự sạch sẽ, trật tự và có dư đầy những hàng hoá của siêu thị Mỹ. Chúng tôi cứ mải mê ngắm nhìn và khen ngợi. Đúng là cảnh những kẻ nhà quê mà được đi thăm thành phố hoa lệ.

Sở dĩ chúng tôi chỉ mua những thức ăn chơi vì mẹ tôi đã sắm nhiều đồ ăn và bỏ trong tầng đá. Những ngày đầu tiên ở Mỹ thì trời đã trở lạnh, chúng tôi nằm co ro ở trong căn nhà chỉ có 1 phòng ngủ. Nhưng cả nhà tôi 7 người nằm chen chúc nhau trong căn phòng. Còn mẹ tôi phải ngủ ở ghế sa lông nơi phòng khách.

Mỗi sáng mẹ tôi lấy một con gà đông đá và bỏ ra ngoài để tan đá rồi tôi nấu ăn. Thôi thì gà kho, gà luộc, gà nấu cà ri và gà xào miến... Tôi cứ tấm tắc khen mẹ tôi là người quảng đại quá vì cho ăn gà hoài. Sau này tôi mới biết là thịt gà còn rẻ hơn là tiền của bó rau muống.

Nhờ ơn mẹ tôi giúp đỡ trong những bước đầu khó khăn, nhờ chính phủ trợ cấp bước đầu nên sau một tháng sống chung với mẹ tôi ở thành phố Burbank, Los Angeles, gia đinh chúng tôi đổi tới sống ở thành phố Huntington Beach, thuộc Orange County, nơi được gọi là thủ đô của người Việt tị nạn hay còn được gọi là Little Saigon.

Tất cả mọi sự mà chúng tôi có đều là do hồng ân của Chúa và nhờ ơn người mẹ hiền của tôi.

Lạy Thiên Chúa của Lòng Thương xót, con xin tạ ơn Chúa. Amen.

Thưa mẹ, con xin cám ơn mẹ hiền đã luôn thương giúp đỡ và yểm trợ chúng con luôn mãi. Xin Chúa cho mẹ vào hưởng nước Thiên Đàng. Amen.

Kim Hà, 1/9/2024