- Trên rừng có cây bong kiểng,
Dưới biển có cá hóa long,
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,
Anh đi Lục tỉnh giáp vòng,
Tới đây, Trời khiến cho lòng thương em.
- Ơn Trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cầy sâu,
Công lênh chẳng quản dài lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
- Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Lấy đầy bát cơm…
- Nhờ Trời mưa thuận gió hòa,
Nào cầy nào cấy trẻ gìa đua nhau;
Lạy Trời mưa thuận gió đều,
Cho đồng lúa tốt, cho chìu lòng em.
- Làm trai quyết chí tu thân,
Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.
Khi nên, Trời giúp công cho,
Làm trai năm liệu, bảy lo mới hào.
Trời sinh Trời chẳng phụ nào,
Phong vân gặp hội anh hào ra tay,
Trí khôn rắp để dạ này,
Có công mài săt, có ngày nên kim.
- Con chim nó hót trên cành,
nếu Trời không có, có mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao,
nếu Trời không có, làm sao có mình?
- Ngẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân,
bắt phong trần phải phong trần,
cho thanh cao mới được phần thanh cao ...
- Duy nhất Thiên Chủ hữu Tam Vị,
Thánh Phụ, Thánh Tử, Thánh Thần Thị,
Tạo thành vạn vật, Tể càn khôn,
Toàn tri, toàn năng, toàn thiện mỹ.
- Trời ơi, sinh giặc làm chi, cho chồng tôi phải ra đi chiến trường.
Trời ơi, có thấu tình chăng, con người nhân ngãi lai căng mất rồi!
Trời sao Trời ở chẳng công, người ba bốn vợ, người không vợ nào!
Trời sao Trời ở chẳng cân, người ăn không hết người lần không ra.
- Dù ai nói ngược nói xuôi,
Ta đây vẫn giữ Đạo Trời khăng khăng,
Dù ai chác lợi mua danh,
Miễn ta, ta được đạo lành thì thôi.
- Ngày xưa chỉ biết kêu Trời, ngày nay đã biết rằng Trời là Cha;
- Trần gian không phải quê nhà; thiên đàng vĩnh phúc mới là chính quê.
Khổng Tử: "Duy Thiên vi đại" (Chỉ có Trời là lớn)
"Nhân tri nhân bât khả dĩ bât tri Thiên."
(Người còn biết nhau, không thể mà không biết Trời được.)
"Nhân hữu đạo, bảo thực, noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú."
(Làm người phải có đạo, nếu chỉ tìm ăn no, mặc ấm, sống vô đạo, thì có hơn gì con vật.)
Chu Tử: "Thượng đế gĩa, Thiên chi Chúa tể giã." (Vua trên hêt là Chúa trên trời.)
Đỗ Trọng Thư: "Thiên giã vạn vật chi tổ." (Trời là gôc của vạn vật.)
ST