Sunday, September 8, 20248:18 PM(View: 5)
1. Chuỗi Mân Côi ở Hiroshima, Nhật bản Vào lúc 2:45 đêm, ngày 6 /8/1945, một trái bom B-29 bắn ra từ quần đảo Tinian và thả trái bom nguyên tử đầu tiên trên đất Nhật. Vào 8 giờ 15 sáng, trái bom đã nỗ tan 8 khu phố từ nhà thờ Jesuit của Đức Mẹ Thiên Triệu ở Hiroshima. Nửa triệu người chết. Những gì còn lại trên những khu phố đó là đen tối, máu me, lửa bỏng, khóc than, lửa cháy...
Sunday, September 8, 20246:01 PM(View: 6)
Mẹ Speranza luôn mở rộng đôi tay để đón nhận những ai đến hành hương viếng thăm Đền Thánh để nhận lãnh tình yêu Thương Xót của Chúa. Với lòng kiên nhẫn và dâng hiến, Mẹ đón tiếp từng người y như là chỉ có một mình họ trên thế giới này.
Sunday, September 8, 20245:01 PM(View: 8)
Một người chia sẻ cảm nghiệm: "Vào năm 2016, tôi có nghe nói đến những phép lạ tại Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa ở Collevalenza. Vì thế tôi đến hành hương Đền Thánh này vào Tháng 2 năm nay. Hôm ấy Đền Thánh này có rất đông người. Có nhiều khách hành hương quy tụ để cầu nguyện. Riêng tôi không cảm thấy có điều gì đánh động tôi.
Sunday, September 8, 20248:06 AM(View: 10)
CÁC BÀI VIẾT VỀ CHÂN PHƯỚC SPERANZA (36 BÀI)
Sunday, September 8, 20247:50 AM(View: 8)
Nếu quý vị đi hành hương ở nước Ý thì nên đến nơi này để xin ơn chữa lành vì ở nơi này có giếng chữa lành và chúng ta được tắm. Sau đây là thư của cô Ana Sego, một hướng dẫn viên du lịch ở Medjugorje gửi cho tôi. Cô này đã từng nói với tôi về Đền Thánh này trong rất nhiều năm trước. Cô luôn muốn...
Sunday, September 8, 20246:48 AM(View: 9)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 5. Hãy cố gắng chịu đau khổ và bách hại: “Thiên Chúa không chậm trong lời hứa của Ngài như người ta nghĩ, nhưng Chúa kiên nhẫn với các con của Chúa. Chúa không muốn một ai trong số họ bị hư mất, nhưng tất cả mọi người được ơn thống hối." (2 Phero 3:9)
Sunday, September 8, 20246:43 AM(View: 7)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 4. Chúa Giêsu làm phép lạ Chúa làm phép lạ cho lương thực của Dòng Sơ được hoá ra nhiều. Có một chứng nhân làm chứng cho một trong những biến cố lạ thường ấy:
Saturday, September 7, 20248:46 PM(View: 14)
Tác giả: Agnieszka Kańduła 3. Gặp gỡ Chúa Giêsu Sau đó, chị Maria Josephina vào tu ở Dòng Các Nữ Tu Calvary (Daughters of Calvary). Tên Dòng của chị là Esperanza of Jesus. (Có nghĩa là niềm hy vọng) Cuối năm 1926, có những dấu hiệu phi thường xuất hiện...
Saturday, September 7, 20247:43 PM(View: 10)
Tác giả: Agnieszka Kańduła Hãy thương yêu mọi người. Chân Phước Esperanza muốn trở thành một vị thánh giống như Thánh Theresa, một người can đảm. Chị Thánh phải đối diện với mọi sự nhưng chị ấy không sợ điều gì cả.
Saturday, September 7, 20245:28 PM(View: 13)
Nguồn: https://mothersforpriests.org/ Lời dịch giả: Tôi được nghe một video clip ở Facebook nói về việc Đức Mẹ luôn chúc phúc cho những người mẹ đang mang thai. Tôi vội lên Google để tìm bài viết ấy. Rất may là tôi tìm được bài viết nên vội dịch cho kịp ngày hôm nay và ngày mai là Sinh Nhật của Đức Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ thương ban con cái cho những người...

CÁC NHÀ TRÍ THỨC NÓI VỀ CHÚA

Thursday, September 5, 20245:36 AM(View: 18)

joanavilaCÁC NHÀ TRÍ THỨC NÓI VỀ CHÚA

Triết gia Pascal: "Nếu bạn muốn tin vào Thượng Đế, phải qùy xuống"

Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế."

Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin."

Bác học Newton, vì nhìn thấy sự kỳ diệu và trật tự của bầu trời, đã thôt lên: "Tôi thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính."


Bác học Pasteur: "Mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hết hoặc chết là trở về với hư vô."

Bác học Bourgeois: "Không có gì cản trở tinh thần khoa học hòa hợp với tín ngưỡng đã được suy nghĩ sáng suốt. Trái lại, khoa học càng được đào sâu, thì tôn giáo lại càng được tăng thêm sức mạnh và bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa, lại càng được sáng tỏ hơn."

Văn hào Platon: "Những ai có trí khôn, đều phải kêu cầu Thượng Đế trước khi băt đầu công việc của họ, dù việc lớn, hay việc nhỏ."

Bác học Duclaux: "Nếu sự sống đầu tiên xuât hiện trên mặt đât do tình cờ, nơi mà (vũ trụ này) mọi sự đều có luật, thì sự xuât hiện kia, nó kỳ dị như hòn đá, tự bò lên sườn núi."


Charles Dickens: “Kinh Thánh Tân Ươc chính là cuốn sách tốt nhât đã từng và sẽ được biêt đến trên thế giới.”

Isaac Newton: “Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chăc chắn về tính có thực hơn bât cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó.”

Victor Hugo: “Nước Anh có hai cuốn sách: Kinh Thánh và Shakespears.
Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên nước Anh.”


Napoléon: “Một dân tộc không tôn giáo, chỉ phải cai trị bằng súng đạn.”

Schiller: “Trong một nuóc mà tôn giaó lung lay, thì không chỉ tôn giaó lung lay, nhưng sẽ lung lay tât cả rường cột quôc gia: uy quyền quôc gia, sự tôn trọng luật lệ, kỷ cương, đạo hạnh, luân lý.”


Bác học Albert Einstein: “Khoa học không tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là qùe quặt.”; “Thượng Đế không chơi trò may rủi.”; "Tôi chưa hề gặp điều gì trong khoa học của tôi mà lại đi ngược với Tôn giáo."


Bác học Ampere. Một hôm, có người nói với nhà bác học câu này: “Ngài thật là vĩ đại vì đã phát minh nhiều điều hữu ich cho nhân loại”


Ampere trả lời: “Con người chỉ vĩ đại khi quỳ xuống cầu nguyện với Thiên Chúa.”


Giáo sư Edwin Carlson, nhà Sinh vật học Trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ: "Sự sống phát xuất từ sự tình cờ, thì cũng giống như một quyển từ điển, xuất hiện do kết quả của một vụ nổ xảy ra ở một nhà máy in."


Giáo sư James Simpson, người phát minh ra phương pháp gây mê trong phẩu thuật, khi được hỏi về những phát minh của ông, đã trả lời: “Phát minh quan trọng nhất của đời tôi là tìm được Chúa Cứu Thế Giêsu.”


Triết gia Kant: "Không ai chứng minh một cách xác đáng là không có Thiên Chúa."


Bác học Edison, đã ghi vào sổ vàng khi ông đến viếng tháp Eiffel: " Edison hết sức khâm phục và ca ngợi tất cả kỷ sư, trong đó gồm cả Thiên Chúa."


Pascal: "Người không tin nói, nếu tôi có đức tin, tôi sẽ bỏ tà dâm. Nhưng tôi bảo anh, nếu anh bỏ tà dâm, anh sẽ có đức tin."


Văn hào Bossuet: "Những chân lý đời đời không thay đổi của luân lý, buộc ta phải tin có một Đấng Tạo Hóa."


Triêt gia Brunetter: "Đã từ lâu, tôi cố gắng tìm kiếm một nền luân lý vô tôn giáo. Trước hêt, tôi thấy rằng điều này khó thực hiện, sau tôi thấy rằng qúa liều lĩnh, cuối cùng tôi thấy rằng không thể được. Tôi một người thuộc nhóm Tự Do Tư Tưởng. Tôi băt đầu nghiên cứu Thiên Chúa giáo. Tôi đã học hỏi rất lâu, suy nghĩ rất cẩn thận, cuối cùng tôi phải nói rằng, chân lý ở phía chân trời đó."


Giáo sĩ Moreux, giám đốc đài thiên văn Bourges : "Tôi liên lạc với các vị giám đốc thuộc hết mọi đài thiên văn trên thế giới, tất cả đều tin có Thiên Chúa."


Charles Nicolle, người đoạt giải Nobel Y học, năm 1928: “May mắn thay trong tôn giáo có những bí nhiệm. Nếu không tôi sẽ hoài nghi nó, vì cho rằng tôn giáo là do trí loài người tạo ra. Bí nhiệm làm tôi vững tâm. Đó là dấu ấn của Thiên Chúa.”


Nhà Thần Học Millard J. Erickson: "Nếu có một Đức Chúa Trời, thì nói một cách khách quan, bạn và tôi không thể làm gì để giết chết Ngài. Trái lại, nếu không có Đức Chúa Trời, thì dù cố gắng thế nào đi nữa, không một ai trong chúng ta có thể làm cho Ngài thực hữu được."


Alexis Carrel, tiến sĩ y khoa, giáo sư đại học Lyon, đoạt giải Nobel 1912. Ông là một nhà vô thần, nhưng sau khi chứng kiến phép lạ nhãn tiền tại Lộ Đưc ( Lourdes , France ). Marie Ferrand, từ một cô gái săp chêt, trở nên lành mạnh tức khăc, ông nói: “Thật là một chuyện không thể có nhưng có thực. Qủa là bât ngờ, một phép lạ mới xẩy ra.” Không dám tin ở mình. Alexis Carrel mời hai bác sĩ bạn đến chứng kiến và cả hai đều xác nhận cô đã hoàn toàn bình phục. Alexis Carrel đã trở nên tín hữu Thiên Chúa giáo, trước khi về Nhà Cha trên trời.


Văn hào Victor Hugo: "Thượng Đế là Đấng vô hình xác thực, chối Ngài là mù quáng điên rồ."


Bác học Chevreul (1786-1889): “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”


Bác học Diderot: “Chỉ cần con mắt và cái cánh của con bướm, cũng đủ diệt tan mọi lý lẽ của kẻ vô thần.”


Bác học John Eccles, người đoạt giài Nobel: “Tôi chấp nhận tất cả những lý thuyết khoa học, nhưng những lý thuyết này không giải thich một chút nào về sự kiện, làm thế nào, tôi, một sinh vật biết suy nghĩ, đang hiện hữu và có thể làm nhiều điều… Sự sáng tạo linh hồn là một hành động thiêng liêng là điều khoa học không thể phủ nhận, nó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của khoa học”


Ông nói thêm: “Niềm tin của những người chủ trương duy vật chất đang hao mòn; họ không dẫn chúng ta đến đâu cả. Thuyêt ‘khoa học duy vật’ đưa con người đến tuyệt vọng, trống rỗng, vô giá trị. Giá trị thật là vấn đề tâm linh, tình yêu thương, tha thứ, can đảm, bác ái”.


Taine: “Vô thần xuât hiện thì tính ich kỷ, bon chen, độc ác và dâm đảng tiến lên”


Richepin: “Nếu thật sự Thiên Chúa chẳng là gì, thì việc gì các ông vô thần công kích Ngài và giơ tay chỉ trich Ngài cho mỏi”


D’Alembert: “Cái tính hão huyền không muốn nghĩ tưởng như mọi người, là lýdo tạo nên kẻ vô thần hơn là chứng lý sáng tỏ.”


LaBruyère: “Tôi muốn thấy một người trong sạch và tiết độ tuyên bố rằng không có Thượngđế, nhưng không thấy ai cả.”


Bacon: “Kiến thức nông cạn đưa người ta xa tôn giáo; trái lại, kiến thức sâu sa đưa người ta lại gần tôn giáo.”


Bác sĩ riêng của Lenine, lúc 83 tuổi, ông xuất bản hai cuốn sách: “Sự bí mật và sự khôn ngoan của thân xác (1958); và “Mầu nhiệm của sự sống” (1960).


Ông nói: “Môn sinh vật học và môn phân tich tâm lý, đã làm cho tôi trở nên một kẻ hữu thần.”


Văn sĩ Francois Coppée: “Trong những tháng nằm trên giường bệnh, tôi đã sống với sách Phúc Âm. Dần dần những dòng chữ của Sách Thánh trở nên sống động trong tôi. Trong mỗi tiếng, tôi thấy sáng lên một chân lý như một vì sao. Tôi cảm thấy chân lý ấy rung động trong tôi như một qủa tim. Làm sao từ nay tôi không tin có phép lạ, sau khi đã được phép lạ do sách Phúc Âm làm nơi tôi? Linh hồn tôi trước kia mù tịt trước ánh sáng đức tin, bây giờ đã thấy ánh sáng này với tât cả vẻ huy hoàng của nó. Linh hồn tôi trước kia điếc đặc trước Lời Chúa, nay đã nge rõ ràng và vui sướng cảm phục. Linh hồn tôi trước kia tê liệt vì không tìm hiểu tôn giáo, lúc này đã nóng nảy hăng hái bay lên trời. Qủy dơ bẩn mà linh hồn tôi bị ám ảnh, nay đã bị đuổi đi.”


Nhà thông thái P. Tichmann: đã viêt nhiều sách chống Giáo Hội Công Giáo và Chúa Giêsu. Ông cố sức tìm lý lẽ trong Cựu Ước đế chứng minh Chúa Giêsu chưa đến, thì ông thay đổi, vì ông thấy lời tiên tri trong Cựu Ưóc hoàn toàn thực hiện nơi Chúa Giêsu. Ông nói: “Cái khăn bịt mắt của chúng ta thật là dầy, đã làm cho chúng ta không nhìn thấy chân lý rõ hơn mặt trời.”


Thánh Augustin: "Không ai phủ nhận Thượng Đế, nếu họ không có lợi gì khi phủ nhận Ngài."


Thánh Lêô Cả: "Cảnh vật thiên nhiên dạy mỗi người biết tôn thờ Thiên Chúa."


Thánh vịnh 19:1 : "Tầng trời xưng tụng vinh quang Thiên Chúa, không trung giãi tỏ sự nghiệp Ngài."


Triêt gia Platon: "Có thể xây một thành trì trên chín từng mây, dễ hơn cai trị một dân không tôn giáo."


Chateaubriand: "Tiêu hủy việc thờ tự của Phúc Âm, thì mọi làng phải xây nhiều nhà ngục và phải có nhiều lý hình."


Wernher Von Braun (1917-1977) thám hiểm Mặt Trăng thành công năm 1967. Ông cùng 3 phi hành gia bạn cắm cờ Hoakỳ và đặt ca vịnh trên cung trăng ngợi khen Đấng Tạo Hóa. Năm 1976 khi diễn thuyết tại Philadelphia, Bang Pennsylvania. Ông nói:: "Sự bao la huy hoàng của vũ trụ đã làm cho đức tin vào Đấng Tạo Hóa của tôi tăng thêm. Khoa học và đạo không mâu thuẫn nhưng là chị em ruột. Khoa học tìm thấy sự huy hoàng của vạn vật, trong khi đạo thì tìm thấy Đấng Tạo Hóa đã dựng nên vạn vật tôt đẹp lạ lùng. Đạo không phải là di sản mà người đời sau hưởng thụ và bảo vệ. Nhưng đạo cũng như khoa học phải thăng tiến. Người tín hữu phải tìm hiểu đạo và nhà khoa học phải khổ công nghiên cứu mới thành bác học.”


Bác học T. Termier: "Cứ chung mà nói, mọi khoa học đều dọn trí khôn ta nhận biêt Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khac, nhà bác học dù chuyên về khoa nào, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, bị tạo, hỗn hạp, khuyêt điểm, có cùng đích và rât phức tạp. Dođó, hơn những người dốt nát, nhà khoa học dễ có ý hướng về một Đấng bất di bất dịch, tự hữu, cần thiết, hoàn toàn và là Đấng duy nhất an bài mọi sự. Chính vì thế mà người ta bảo: khoa học dẫn đến Thiên Chúa. Và cũng chính vì thế mà người ta có thể nói, vũ trụ vật lý là bí tích của Thiên Chúa."

Giám mục Hulst sau 20 năm nghiên cứu các vấn đề triêt học. Ngài có viêt năm 1885 rằng: Ngài đã đọc và suy nghĩ rất nhiều về các sách báo các nhà vô thần tài giỏi nhất, có tiếng nhất, những nhà thực nghiệm, những nhà phiếm thần đủ cỡ đã viết. Tât cả những cái đó, không làm khuynh đảo lòng tin của Ngài, mà còn làm cho Ngài tin đến mức độ hiển nhiên, có một đấng Thượng Đế tuyệt đối, có ngôi vị và tạo dựng vạn vật.

Bismarck, một võ quan và cũng là chính khách nổi tiếng của Đức: "Người có trí khôn mà không nhìn biêt, hay chẳng muốn nhìn biết có Thiên Chúa, thì anh không hiểu sao họ không chêt quách đi, vì chán nản và bị khinh bỉ." (thư viết cho vợ)

A. Eynieu đã công bố bản thống kê : trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19; 34 vị không biêt lập trường tôn giáo, còn 398 phân chia như sau: 15 vị dửng dưng, 16 vị vô thần, 367 vị tin; như vậy là 92% các nhà bác học tin có Thiên Chúa.

Bác sĩ Dennert, người Đức cũng tuyên bố kêt qủa tìm tòi của ông để biết quan niệm tôn giáo của 300 nhà bác học, tìm hiểu trong những số lỗi lạc nhất thuộc 4 thế kỷ qua. "38 vị tôi không rõ các ông quan niệm thế nào, còn 262 vị, thì 20 vị dửng dưng, 242 ông tin. Tức cũng 92% tin có Thiên Chúa."

Svetlana Staline, con gái nhà độc tài đỏ Staline, sinh ra trong vô thần, huấn luyện trong vô thần, đã trở nên tín hữu Thiên Chúa giáo.

Các bác học vô thần đã trở lại Thiên Chúa giáo: Taraschi Nagai, Alexis Carrel, Bregson...

Paul Williams, là giáo sư của đại học University of Bristol, và là chủ tịch Hội nghiên cứu Phật giáo của Vương quôc Anh “United Kingdom Association for Buddhist Studies”. Năm 1978, Paul Williams gia nhập Phật giáo và hăng say truyền bá Phật giáo, nhưng sau khi đọc sách của Thoma Aquino, một người Công giáo, Paul Williams đã nhận ra niềm tin Phật giáo hoàn toàn bế tăt, ông viêt: “Nếu Phật giáo là chân thực, thì cuối cùng đối với mỗi chúng ta, cuộc sống cực khổ hiện tại chỉ là hư không, hoàn toàn vô nghiã, nhưng nếu đức tin Công giáo là chân thực, thì bấy giờ cuộc sống của mỗi chúng ta có giá trị vô cùng và hoàn toàn viên mãn.”

Lễ Phục Sinh năm 2000, Paul Williams gia nhập Công Giáo.

Bác học Henry Fabre: “Bạn có thể lột da tôi dễ dàng hơn là lấy đức tin của tôi vào Thiên Chúa.”

Ông Lục Trung Tường, nhà ngoại giao Trung Hoa, từ nhỏ đã là môn sinh của sân Trình cửa Khổng, và chỉ biêt có đạo ông bà tổ tiên, sau gặp Thiên Chúa giáo như gặp được kho báu, ông đã trở về với Chúa. Ông nói: "Ơn cứu độ là chổ tập trung tât cả các nẻo đường, là chổ độc nhất mà đức hiếu của loài người, được tiêp vào đức hiếu thảo siêu nhiên mà Đức Giêsu Kitô đã dạy, và đã cho chúng ta hưởng thụ, để kết hợp tât cả nhân loại với Thiên Chúa là Cha chúng ta ở trên trời."

Ông Ngô Gia Lễ, Tri phủ Kim Sơn, Ninh Bình, Băc Việt. Vì tiêp xúc với tín hữu Thiên Chúa giáo, ông muốn tìm hiểu đạo lý, đã đọc Phuc Âm, đã nhận ra tính cách siêu việt của Đức Giêsu Kitô, Con Trời giáng thế. Ông nói: "Tôi đọc Phúc Âm một cách thành kính. Tôi nhận thấy Đức Giêsu Kitô không phải chỉ là nhân vật khác thường, Ngài chính là Con Thượng Đế, đã đến để cứu đời. Tôi là một trong những kẻ được Ngài tỏ mình ra trong Phúc Âm."

Ông Trịnh Sùng Ngô, Giáo sư triết Đại học Honolulu , nguyên Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc tại Vatican . Sau khi trở lại ông giúp nhiều bạn hữu biêt đạo, ông đã đem hết tâm trí vào việc dịch Thánh Kinh ra tiếng Trung Hoa. Ông nói: "Thiên Chúa giáo là đạo bởi Trời. Người ta lầm cho đó là đạo của Âu Châu. Đạo đó không phải của Âu châu hay Á châu, không cũ, không mới. Sau nhiều năm lạc lõng, nay tôi được về với Đức Giêsu, và ở luôn với Ngài thật là vui sướng vô biên. Từ nay sự sống và bản thể tôi được đặt vào lãnh vực đời đời. Gia nhập Hội Thánh Chúa, tôi đã không thiệt gì, nhưng đã được hoàn toàn mãn nguyện."

Họa sĩ Nhật Foujita, dòng dõi tướng quân Samourai, đã giúp triều đình Mikado, từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12. Thân sinh ông là sĩ quan câp tướng trong Bộ Tham Mưu Hoàng gia. Sau khi tôt nghiệp trường mỹ thuật Đông Kinh, Foujita được gửi qua Âu châu, để tiếp xúc với mỹ thuật Tây phương vào năm 1912. Đến Paris , Foujita được tiếp xúc với các danh họa như Picasso, Van Gough, Renoir, Gauguin....được quan sát những tác phẩm ở các bảo tàng viện và các Thánh đường. Óc thẩm mỹ tế nhị làm cho ông chóng nổi tiếng. Năm 1919, 1920, 1923 ông đã trưng bày nhiều tác phẩm gía trị. Năm 1924-30 ông chỉ huy trang trí Khu NhậtBản ở Câu Lạc Bộ ĐồngMinh, được huy chương của hai nước Pháp và Bỉ.

Năm 1931 ông qua Mỹ, năm 1933 qua Roma, về Nhật năm 1949, ông và cả gia đình lãnh Phép Thánh Tẩy tại nhà thờ Reims. Ông đã mãn nguyện trở nên con Chúa. Ông nói: "Sự nghiên cứu mỹ thuật Tây phương đã đưa tôi đến những sáng tác của Thiên Chúa giáo, làm cho tôi bước vào một thế giới siêu phàm, ở đấy tôi nhìn thấy Thượng Đế. Những kiến trúc vĩ đại, những kiệt tác về điêu khăc, hội họa của Thiên Chúa giáo làm cho tôi rung động tâm hồn, khiến tôi say mê tìm hiểu đến thỏa mãn. Tôi hoàn toàn tin tưởng ở Thượng Đế và nhất quyết trở về với Ngài."

Ông Mashaba, một học giả Ấn độ, sinh tại Bihar . Ông được du học bên Anh nhiều năm, tuy có tài về hành chánh, ông không nhận một công tác nào trong khối Liên hiệp Anh; sẵn có khuynh hướng về thần bí học, ông đã sống độc thân để nghiên cứu về các tôn giáo. Ông nói: "Sở dĩ mỗi tôn giáo công dụng khác nhau, vì mỗi giáo tổ nhìn thấy một khía cạnh đau khổ của con người và tìm cách cứu giup theo khía cạnh đó. Bởi thế có thứ kêu gọi từ bi quảng đại, có thứ chủ trương diệt dục hy sinh, có thứ dùng hiếu thảo nhân nghĩa, có thứ giúp tu thân cứu đời, công bằng bác ái, nhưng không tôn giáo nào đầy đủ như Thiên Chúa giáo, vì xây dựng cho con người một cuộc sống có ý nghĩa cao thượng, bảo đảm cho một tương lai hạnh phúc, và có nhiều đặc điểm mà các tôn giáo khác không có, như:

Vị giáo tổ bởi Trời giáng thế và đã được Sấm ký báo trước từ mấy ngàn năm trong lịch sử hẳn hòi, khác hẳn với những giáo tổ khác, chỉ là người trần tục.

Có từ Trời xuống lập đạo, thì đạo đó mới có khả năng đưa con người về trời.

Đạo Trời thì như thuốc trường sinh, dùng thuốc này thì không cần thuốc nào nữa; vì các đạo khác chỉ xoa dịu, hay làm quên đau khổ trong thời hạn, còn ĐạoTrời chẳng những cứu khổ, còn ban cho con người sự sống đời đời, đó mới thật là ước vọng cao nhât của mỗi người.

Đức Giêsu chiến thắng sự chêt, đã sống lại và về trời, bảo đảm cho cuộc hành trình và niềm hy vọng vững chăc của người tín hữu.

Vì mang săc thái siêu phàm và chứa đựng những gía trị cao thượng vượt mức, nên Đạo Trời thường bị gen tị, hiểu lầm hay lấn áp, thế mà vẫn phát triển điều hòa, vẫn vững bền giữa mọi gian lao thử thách, khiến cho nhiều người trước kia thờ ơ lãnh đạm, hay thù get, phải tìm hiểu và cảm phục, và từ đó trở nên tín hữu nhiệt thành.

Ông kết luận bằng một ví dụ: trước khi mặt trời mọc, người ta đã thấy ánh sáng của Đạo Trời chiếu vào nhân loại, trước khi chính Con Trời giáng thế làm sáng tỏ hẳn Đạo Trời. Nay ngày của cuộc đời đã đến lúc chính ngọ, thì không ai mà không được ánh sáng của Đạo Trời soi tới.

J.J Rousseau có ý mỉa mai những ai cho rằng câu chuyện về cuộc đời Chúa Giêsu là bịa đặt, như sau: "Bịa đặt như thế thì không được; đến nổi tác gỉa bịa đặt, (nếu có) chăc chắn còn lạ lùng hơn anh hùng trong cuốn sách."

Tổng Thống George Washington: "Không thể có một chính phủ đúng, khi chính phủ đó phủ nhận Thượng đế và Kinh thánh."

Tổng Thống Abraham Lincoln: "Kinh Thánh là qùa tặng qúy nhất mà Thượng Đế đã ban cho nhân loại."


Tổng Thống Dwight Eisenhower: "Văn minh của chúng ta được xây dựng trên nền tảng Kinh Thánh."


Tổng Thống Andrew Jackson: "Kinh Thánh phải là nền tảng cho thể chế của chúng ta."


Một bác học người Mỹ, có ý mỉa mai và đánh giá những kẻ chủ trương vô thần như sau:


Trong con người có một số nước đủ giặt một cái khăn bàn.

Máu chứa chất săt, đủ làm 7 cái đinh đóng móng ngựa.

Có một số chất vôi đủ quét một bức tường nhỏ.


Đốt ra than, có thể làm được 65 cây viêt chì.

Chất phốt phát đủ làm được hộp diêm.

Và chất muối, hai muỗng nhỏ.

Bán những thứ đó được 95 xu, đó là giá trị của kẻ vô thần.

ST