Tuesday, October 8, 20242:55 PM(View: 5)
1. Bậc Tôi Tớ Chúa là Nữ Tu Consolata Betrone kể lời Chúa Giêsu nói với bà: "Này Consolata, kẻ thù sẽ cố gắng để làm lung lạc đức tin của con đối với Ta. Nhưng con không nên bao giờ quên rằng Ta là Tình Yêu. Ta luôn tử tế và có lòng thương xót.
Monday, October 7, 202411:11 PM(View: 22)
Trong Giáo Hội Công Giáo có nhiều nhà thần bí. Đó là những người được Chúa chọn một cách đặc biệt. Chúa ban cho họ những ơn sủng lạ thường. Đó là Thánh Ý của Chúa chứ không phải là công trạng của người ấy.
Monday, October 7, 202411:39 AM(View: 24)
Ông Stephen Ryan chia sẻ: Tôi rất vui khi nghe tin rằng Toà Thánh Vatican tuyên bố rằng việc sùng kinh Nữ Vương Hoà Bình ở Medjugorje đã được chính thức công nhận và được chúc phúc với ơn lành “Nihil Obstat”.
Sunday, October 6, 20248:23 PM(View: 34)
Một vị linh mục tình nguyện cầu nguyện cho mọi người: Hôm nay khi bạn bắt đầu một tuần mới, Tôi giơ tay cao lên Trời và cầu nguyện cho bạn. Xin Chúa vun trồng những ý chỉ của bạn trong trái tim của những người tốt lành, Xin cho mọi chương trình tốt đẹp của bạn được thành công. Xin Chúa nâng cao đầu của bạn,
Sunday, October 6, 20241:30 PM(View: 46)
Ông Dan Lynch là Giám Đốc của Hội Tông Đồ Dan Lynch. Ông luôn loan truyền về nhiều phong trào như: Lòng Sùng Kính Đức Mẹ Guadalupe, Chúa Giêsu là Vua của Các Quốc Gia, Đức Mẹ Châu Mỹ,
Sunday, October 6, 20241:13 PM(View: 34)
Ông Dan Lynch là Giám Đốc của Hội Tông Đồ Dan Lynch. Ông luôn loan truyền về nhiều phong trào như: Lòng Sùng Kính Đức Mẹ Guadalupe, Chúa Giêsu là Vua của Các Quốc Gia, Đức Mẹ Châu Mỹ, và Thánh John Paul II.
Sunday, October 6, 202412:26 PM(View: 38)
Một bà cụ trên 60 tuổi kể câu chuyện như sau: “Cách nay gần hai năm, con gái lớn của tôi hay bị đau đầu. Khi không còn chịu đựng nổi, cháu mới chịu đến bệnh viện, khi chụp cộng hưởng từ, MRI rồi chụp cắt lớp CAT Scan thì khám phá ra là trong đầu cháu có đến 4 khối u ung thư. Cháu được điều trị tại trung tâm ung thư hàng đầu của Texas,
Sunday, October 6, 20246:48 AM(View: 37)
Một khách hành hương tới làng Medjugorje kể rằng: Hôm ấy, tôi xuống núi Thánh Krizevac tại làng Medjugorje. Người ta cảnh cáo trước rằng khi chúng ta đi xuống núi thì nguy hiểm hơn là khi chúng leo lên núi. Tôi phải mất 90 phút để leo lên đỉnh núi ...
Sunday, October 6, 20246:17 AM(View: 43)
Có lần tôi bị ác mộng, bị một con mèo nó từ đâu tới, nhảy lên giường tôi đang ngủ, rồi giận dữ xông vào cào cấu làm tôi sợ hãi chưa kịp phản ứng, thì nó càng hăng tiết hơn nữa, giơ chân nhắm vào tim tôi để tấn công, nhưng bỗng dưng nó rụt chân lại, sợ hãi bỏ chạy, nó nhảy lên bệ cửa sổ phòng ngủ, ngồi ngoái lại với bộ mặt vẫn cò
Saturday, October 5, 20245:38 PM(View: 40)
Khi nhóm hành hương của Radio Giờ Của Mẹ do Kim Hà tổ chức hàng năm từ năm 1999 đến 2005 thì có một số người trong nhóm chúng tôi ra khu phố bên cạnh nhà thờ St. James để đi xe đò từ Medjugorje đến vùng Šurmanci.

HỌC YÊU THÁNH GIÁ

Saturday, September 14, 20245:34 PM(View: 41)

cgps3HỌC YÊU THÁNH GIÁ

Tình cờ tôi nghe bài hát “học yêu Thánh Giá”, từ web: mp3.zing.vn/bai-hat/Hoc-yeu-Thanh-Gia.


Lời ca ngắn gọn mà sâu sắc, giai điệu nhẹ nhàng cho tôi cảm nhận sâu lắng về tình yêu Thánh Giá Chúa Giêsu.

Thánh Giá là chữ T.

Người nằm giang tay chữ Y.

Là tình yêu, yêu đến tận cùng.

Yêu nhân gian chiều ngang.

Yêu đời mình chiều sâu.

Yêu Chúa là chiều cao.

Để tình yêu luôn mãi nhiệm mầu.

Thập giá là chữ T được tạo nên do hai thanh gỗ. Thanh nằm tượng trưng cho sự chết và sự yếu đuối trải rộng. Thanh đứng tượng trưng cho sự sống vươn cao. Ý muốn của con người là thanh nằm. Ý muốn của Thiên Chúa là thanh đứng. Trên thập giá, Chúa Kitô chịu đóng đinh dang tay thành chữ Y. Tình yêu là điểm giao thoa giữa thanh nằm của sự chết và thanh đứng của sự sống. Cả ba chiều kích ngang, sâu, cao của thập giá đều quy tụ nơi tình yêu của Đấng chịu đóng đinh. Chúa Kitô đã đón nhận cái chết trên thập giá vì yêu thương nhân loại.

Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh. Tôn vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến, một Tình Yêu mãnh liệt đến nỗi Chúa Cha “đã ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì những người mình yêu, là một hy lễ dâng lên Chúa Cha, cũng là sự tự hiến cho loài người trở nên lương thực nuôi sống chúng ta.

Thánh Phaolô nhấn mạnh sự tương phản chưa từng thấy trong mầu nhiệm Thập giá. Sự hạ mình sâu thẳm của Đức Giêsu Kitô “Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa, đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế Thiên Chúa đã siêu tôn Người, tặng ban Danh hiệu vượt trên mọi Danh hiệu. Và khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu, mọi gối phải bái quỳ để tôn vinh Chúa Cha và tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa” ( Pl 2,6-11).

Theo cái nhìn của Phaolô cũng như của Gioan, Chúa Giêsu chịu đóng đinh cũng chính là Chúa Giêsu được tôn vinh. Đó là sự tôn vinh Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, và Tình Yêu ấy đã biểu lộ rõ ràng nhất nơi Thập giá Chúa Kitô. Không nơi nào Tình Yêu của Thiên Chúa được biểu lộ trọn vẹn như nơi “con người Chúa Giêsu chịu đóng đinh.”

Ca nhập lễ ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá đã mượn lời của Thánh Phaolô trong thư Galat 6,14 để hân hoan hát lên: “Niềm vinh dự của chúng ta chính là Thập Giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người, chúng ta được cứu độ, được sống và được phục sinh; chính Người cứu độ và giải thoát chúng ta.”

Kinh Tiền Tụng đã chú giải: “Thật vậy, xưa vì cây trái cấm, loài người chúng con phải tử vong, nay nhờ cây thập giá lại được sống muôn đời; và ma quỷ xưa chiến thắng nhờ cây trái cấm nay thảm bại vì cây thập giá của Đức Kitô, Chúa chúng con.”

Thánh Bonaventura viết: “Thánh Giá là cây toàn hảo, được thánh hóa bởi Máu Chúa Kitô, mang đầy trái thơm ngon. Cây Thánh giá còn được phong phú hóa như là một loài cây quý hiếm và tươi thắm diễm lệ, hoa trái tràn đầy trong lời kinh ‘A Rất Thánh Giá’: “Khen cây thánh giá ở giữa rừng phàm, nên giống báu lành, nên cây sang trọng, nên đơn linh nghiệm, nên tàu vượt qua biển hiểm thế nầy…. Cây thánh giá tốt lành rất mực dìm dà êm mát, bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình. Cội rễ, nhành lá, búp bông, hoa quả. Từ xưa đến nay, cây nào dám ví bằng cây thánh giá, từ cây thánh giá chở mình Chúa Cả đóng đinh trên cây thánh giá”.

Tại bãi biển Copacabana tối thứ sáu 26-7-2013 đi Đàng Thánh Giá, Đức Thánh Cha Phanxicô diễn giảng Thập giá là: “Một tình yêu tuyệt vời khi đi vào tội lỗi của chúng ta và tha thứ cho nó, đi vào đau khổ của chúng ta và cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đi vào cái chết để chiến thắng nó và cứu vớt chúng ta. Thập giá của Chúa Kitô chất chứa tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt vào đó tất cả niềm tin của chúng ta, nơi chúng ta có thể tin tưởng. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy phó thác vào Người một cách trọn vẹn! (x. Ánh Sáng Đức Tin, 16). Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, chúng ta mới có thể tìm thấy phần rỗi và ơn cứu độ. Với Ngài, sự dữ sự đau khổ và cái chết không còn quyền thế, bởi vì Ngài cho chúng ta hy vọng và sự sống: Ngài đã biến Thập giá từ một công cụ của sự thù ghét, sự thất bại và sự chết thành một dấu chứng của tình yêu, sự khải hoàn và sự sống”.

Đức Thánh Cha nhắc lại sự kiện vào cuối Năm Thánh Cứu Độ 1984, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã muốn tín thác Thập Giá Chúa cho người trẻ và ngài nói: “Các con hãy đem Thánh Giá vào trong thế giới như dấu chỉ tình yêu thương của Chúa Giêsu đối với nhân loại, và loan báo cho tất cả mọi người rằng chỉ nơi Chúa Kitô chết và phục sinh, mới có sự cứu rỗi và ơn cứu độ” (Diễn văn với giới trẻ, 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, Thập Giá đã rong ruổi qua mọi đại lục, và đi qua các thế giới khác nhau nhất của cuộc sống con người, hầu như được thấm nhập bởi các tình trạng sống của biết bao nhiêu người trẻ đã trông thấy và đã mang Thập Giá đó. Không có ai đụng tới Thập Giá Chúa Giêsu mà không để lại một cái gì đó của chính mình, và không đem một cái gì đó của Thập Giá Chúa Giêsu vào trong cuộc sống của mình.

Thánh Giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa. Bởi vì “Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1, 24 -25). Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu hy vọng và sự sống. Thánh Giá là biểu tượng của Tình Yêu cứu độ. Thánh giá là niềm tự hào và vinh quang của người tín hữu. Thánh Phaolô có một ước muốn: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).

Chúa Giêsu chết trên thập giá, muốn minh chứng rằng Người yêu thế gian hơn yêu chính mình. Nơi thập giá, Chúa Giêsu chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là một tình yêu ở dạng thức cao nhất: Tình Yêu đến mức tận cùng, một Tình Yêu tự hiến trọn vẹn của Thiên Chúa. Yêu là hiến tế, là hy sinh chính mình. Hiến dâng chính mình vì thiện ích của kẻ khác. Chúa Giêsu hiến dâng chính mình trên thập giá như là sự đền bù vì ơn cứu độ nhân loại.

Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.

Chúng ta yêu mến, tôn thờ Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng thánh giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Đức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Suy tôn Thánh Giá chính là suy tôn tình yêu, sự sống của Chúa Kitô.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An