Sunday, October 13, 20248:12 PM(View: 12)
Nguồn: Fr. Livio's Blog Bí Mật Thứ Nhất từ làng Medjugorje sẽ mở rộng đôi mắt của những cư dân tại Medjugorje. Chúng ta sẽ đi từ một thị kiến của thế giới đến một thị kiến siêu nhiên.
Sunday, October 13, 20247:19 PM(View: 14)
Ngày nay, người ta nói quá nhiều về tai hoạ thiên nhiên và tai hoạ chiến tranh. Vậy chúng ta nên đọc lại một số thông điệp mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại chúng ta từ làng Medjugorje, nước Bosnia-Herzegovina. Có hai thông điệp mà nội dung tương tự nhau:
Sunday, October 13, 202412:48 AM(View: 21)
Padre Pio là một Vị Thánh Quan Thầy về đau đớn, đau khổ và chữa lành. Ngài đã viết lời nguyện này: Lạy Cha Kính Mến ở Trên Trời, con cảm tạ Cha vì Cha thương yêu con.
Saturday, October 12, 202411:59 PM(View: 23)
Ngày 12 tháng 10 là ngày lễ Đức Mẹ Là Trụ Cột. Đó là lần tiên mà Đức Mẹ hiện ra lần đầu trong lịch sử. Chuyện xẩy ra vào...
Saturday, October 12, 20242:31 PM(View: 20)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies.
Saturday, October 12, 20242:10 PM(View: 21)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies. 6. SỨ MỆNH CỦA SR. LUCIA Sr. Lucia nói:
Saturday, October 12, 20246:22 AM(View: 27)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies
Friday, October 11, 20246:17 PM(View: 37)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Chúa Giêsu hiện ra và nói chuyện với cha. Cha Lamy thường dâng Thánh Lễ với lòng sốt sắng cao độ. Có lần cha gần như được biến hình. Đó là lúc mà Ơn Thánh Chúa ban cho cha. Lúc ấy Chúa Kito muốn tỏ quyền năng...
Friday, October 11, 20241:54 PM(View: 42)
Lời Toà Soạn: Sáng nay, 11/10/2024, chúng tôi vừa nhận được email của cô Cúc Nguyễn, Texas viết làm chứng về ơn Chúa và ơn Đức Mẹ mà các nạn nhân cơn bão Milton không bị khốn đốn mà được bình an. (Kim Hà)
Friday, October 11, 20241:09 PM(View: 38)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Đức Mẹ hiện ra và nói chuyện với cha: “Đức Mẹ nói chuyện với tôi và ban cho tôi một chương trình cho cuộc sống hàng ngày, rồi Mẹ bảo vào buổi chiều thì nên đọc kinh gi. Mẹ nhắc nhở tôi về nhiều điều. Mẹ dặn tôi phải tôn trọng những mệnh lệnh...

CHÚA KHÔNG PHÁN XÉT AI

Wednesday, September 18, 20244:36 PM(View: 28)

cg33CHÚA KHÔNG PHÁN XÉT AI

Có một câu hỏi lâu đời về lòng nhân lành của Chúa, nó lâu đời cũng như tôn giáo chúng ta: Làm sao một Thiên Chúa toàn thiện lại có thể đày người nào đó xuống hỏa ngục muôn đời? Làm sao Thiên Chúa đầy yêu thương và độ lượng mà lại có hình phạt đời đời?

Đó là một câu hỏi sai. Thiên Chúa không đày bất cứ ai xuống hỏa ngục và Thiên Chúa cũng không tạo ra hình phạt đời đời. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống và lựa chọn thuộc về chúng ta để đón nhận hay từ chối nó.

Đức Giê-su nói cho chúng ta biết Thiên Chúa không phán xét bất cứ ai. Chỉ có chúng ta mới phán xét nhau. Thiên Chúa không tạo ra hỏa ngục và cũng không đày ai xuống hỏa ngục. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa hỏa ngục không tồn tại và nó không phải là một khả thể cho chúng ta. Điều cốt yếu là cách Đức Giê-su giải thích chuyện này ở đây:

Thiên Chúa ban sự sống của Ngài cho thế gian và chúng ta có thể chọn lựa sự sống này hoặc từ chối nó. Chúng ta tự phán xét mình trong hành động chọn lựa đó. Nếu chọn sự sống, thì cuối cùng chúng ta sẽ chọn thiên đàng. Nếu từ chối sự sống, thì chúng ta chết mà vẫn ở bên ngoài sự sống và cuối cùng đó là hỏa ngục. Nhưng sự lựa chọn thuộc về chúng ta, Thiên Chúa không đày chúng ta đi đâu cả. Hơn thế, hỏa ngục không phải là một hình phạt tích cực Thiên Chúa tạo ra để bắt chúng ta phải chịu.

Hỏa ngục là sự vắng mặt của một điều gì đó, ấy là, sống trong lòng sự sống dành sẵn cho chúng ta.

Nói lên tất cả điều này không phải là để nói không có hỏa ngục, hoặc hỏa ngục không phải là một khả thể có thật cho mọi người. Hỏa ngục là có thật, nhưng nó không phải là một hình phạt tích cực Chúa tạo ra để thực thi công lý, trừng trị cái ác hay trừng phạt người cứng lòng không biết ăn năn khi phạm lỗi. Hỏa ngục là sự vắng mặt của sự sống, tình yêu, sự tha thứ, cộng đoàn, và Chúa không đày bất cứ ai vào đó cả. Chúng ta có thể kết thúc ở đó, bên ngoài tình yêu và cộng đoàn, nhưng đó là sự lựa chọn của chúng ta nếu chúng ta, một cách đáng trách, đã từ chối nó khi tất cả đều dành sẵn cho chúng ta ngay trong cuộc đời này. Hỏa ngục, như John Shea từng nói, không bao giờ là một sự bất ngờ phục chờ ai đó đang hạnh phúc, nó là biểu hiện rõ ràng nhất của một cuộc đời từ chối tình yêu, sự tha thứ, và cộng đoàn.

Triết gia Jean Paul Sartre từng phát biểu câu nói nổi tiếng, hỏa ngục chính là người khác. Nói ngược lại cũng đúng. Hỏa ngục là những gì chúng ta trải qua khi đặt bản thân mình lên trên đời sống cộng đoàn với người khác. Đời sống con người có nghĩa là chia sẻ đời sống, chia sẻ sự hiện hữu, góp phần của mình vào trong đời sống cộng đoàn, đời sống bao gồm Ba Ngôi Một Thể.

Kinh Thánh nói, Thiên Chúa là tình yêu, và ai ở lại trong tình yêu, thì người ấy ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa cũng ở lại trong họ. Trong bối cảnh này, không nên hiểu tình yêu như kiểu tình yêu lãng mạn. Bản văn không nói ai rơi vào lưới tình thì đều ở lại trong Thiên Chúa (dù điều này cũng có thể đúng). Thật sự, bản văn này có thể được nói như sau: Thiên Chúa là hiện thân của sự chia sẻ, và ai chia sẻ đời sống mình với người khác, người ấy sống trong sự sống của Thiên Chúa.


Nhưng ngược lại cũng đúng. Khi chúng ta không chia sẻ đời sống mình với người khác, chúng ta kết thúc đời sống mình ở bên ngoài sự sống. Đó, thật sự, chính là hỏa ngục.

Hỏa ngục là gì? Các hình ảnh trong Kinh Thánh nói về hỏa ngục không cố định và liên tục thay đổi. Chung chung có khuynh hướng hình dung hỏa ngục là lửa, lò lửa cháy không bao giờ tắt, nhưng đó chỉ là một hình ảnh, và nó không nhất thiết là hình ảnh nổi trội trong Kinh Thánh. Trong các điều được nói đến, Kinh Thánh nói về hỏa ngục như là nơi gánh chịu cơn phẫn nộ của Thiên Chúa, như ở ngoài tiệc cưới và lễ hội, nơi tang tóc, khóc lóc và nghiến răng, nơi giống như thung lũng Gehenna (chứa rác bên ngoài thành Giêrusalem), nơi bị giòi bọ rúc rỉa, như là lửa, như hụt buổi dạ tiệc, như ở bên ngoài nước trời, như sống với quả tim đau đớn bị bóp méo, như đang hụt sự sống.

Cuối cùng, tất cả những hình ảnh này đều nhắm đến một điểm chung: Hỏa ngục là nỗi đau và cay đắng, thứ lửa, chúng ta phải chịu khi, một cách đáng trách, chúng ta đã đặt bản thân mình ra ngoài đời sống cộng đoàn. Và luôn luôn là tự mình gây ra. Thiên Chúa không bao giờ áp đặt nó trên chúng ta cả. Thiên Chúa không ban sự chết chóc và đày ai xuống hỏa ngục.

Khi Đức Giê-su nói về Thiên Chúa, Người không bao giờ nói Thiên Chúa ban cả sự sống và sự chết, Người chỉ nói Thiên Chúa ban sự sống mà thôi. Sự chết có nhiều nguyên nhân, từ việc nói dối, hợp lý hóa, cay chua gắt gỏng, cứng lòng, và hỏa ngục. Khi nói Thiên Chúa không tạo ra hỏa ngục và đày bất cứ ai vào đó thì không có ý phủ nhận sự tồn tại của cái ác, tội lỗi và nguy cơ của hình phạt đời đời, điều này chỉ nhằm xác định các căn nguyên và làm rõ đó là ai, ai hay phán xét, ai hay kết án. Thiên Chúa thì không; Ngài không tạo ra hỏa ngục cũng không đày ai vào đó cả. Chúng ta thì làm cả hai.

Như Đức Giê-su nói trong Phúc Âm thánh Gio-an: “Thiên Chúa không sai Con của Ngài giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con Ngài mà được cứu độ. Ai tin vào Người Con thì người đó không bị luận phạt; ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Và đây là án phạt, sự sáng đã đến với thế gian, và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sáng... Ta không phán xét ai cả.” Người không cần phán xét.

Rev. Ron Rolheiser, OMI