Sunday, November 3, 20247:02 PM(View: 9)
https://www.thedivinemercy.org/articles/interview-fr-dan-cambra-mic LM Dan Cambra, MIC, Dòng Marian luôn có lòng tốt cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện ngục.
Sunday, November 3, 20246:36 PM(View: 10)
https://www.thedivinemercy.org/articles/interview-fr-dan-cambra-mic LM Dan Cambra, MIC, Dòng Marian luôn có lòng tốt cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện ngục. Chúng tôi vừa phỏng vấn ngài về lòng sùng kính các linh hồn nơi luyện ngục.
Saturday, November 2, 20249:24 PM(View: 31)
Nguồn: https://devotiontoourlady.com/stories-of-purgatory.html Đó là câu chuyện của ông Drithelm. Khi người ta hỏi ông:
Saturday, November 2, 20248:47 PM(View: 27)
Nguồn: https://devotiontoourlady.com/stories-of-purgatory.html Đây là câu chuyện của một người đàn ông tên là Drithelm. Ông sống ở vùng Đông Bắc nước Anh. Ông ta đã chết và trở về. Ông ta kể: “Khi người lạ ấy dẫn tôi đi thăm luyện ngục thì tôi rất là sợ hãi. Càng đi thì tôi càng thấy nơi này đen tối và có bóng tối dầy đặc.
Saturday, November 2, 20244:03 PM(View: 33)
Nguồn: https://devotiontoourlady.com/stories-of-purgatory.html "Xin cho tôi thêm một cơ hội nữa!" Đây là câu chuyện của một người đàn ông tên là Drithelm.
Friday, November 1, 20242:11 PM(View: 30)
Nguồn: https://devotiontoourlady.com/stories-of-purgatory.html Sau đây là những thị kiến về luyện ngục của Thánh Lidwina: Sau khi tiếp tục đi trong luyện ngục thì Thánh Lidwina nhìn thấy một thiên thần buồn bã ngồi bên cạnh một cái giếng nước. Bà lên tiếng hỏi Thiên Thần Bản Mệnh:
Friday, November 1, 20241:34 PM(View: 26)
Nguồn: https://devotiontoourlady.com/stories-of-purgatory.html Sau đây là những thị kiến về luyện ngục của Thánh Lidwina: Thánh Lidwina thành Schiedam là người nước Hoà Lan.
Wednesday, October 30, 20246:37 PM(View: 47)
https://www.catholic365.com Chúng ta không biết ngày giờ nào mà Chúa đến. Xin hãy nhớ câu chuyện những nàng phù dâu chờ đợi chàng rể. Năm cô đã ngủ thiếp đi mà không chuẩn bị dầu đèn. Còn năm cô khác thì cẩn thận chuẩn bị dầu đèn.
Wednesday, October 30, 20246:20 PM(View: 42)
https://www.catholic365.com 13. Thánh Mary Magdalen nhìn thấy anh của bà ở trong luyện ngục...
Wednesday, October 30, 20242:50 PM(View: 51)
https://www.catholic365.com 9. Các linh hồn có tư tưởng và hành động ô uế. Một thanh niên đến gặp chúng tôi và nói rằng không có gì sai trái khi anh ta nghĩ về đàn bà. Nhưng anh sẽ không hành động vì khi hành động thì ta phạm tội, còn khi chỉ suy nghĩ thì ta không phạm tội.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN Friday of the Twenty-ninth Week in Ordinary Time https://www.youtube.com/watch?v=GQvLW6nA-q0 5 Phút Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 29 Mùa Thường Niên. Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH

Thursday, October 24, 20248:13 PM(View: 26)

cg000LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY

THỨ SÁU TUẦN XXIX THƯỜNG NIÊN

Friday of the Twenty-ninth Week in Ordinary Time

https://www.youtube.com/watch?v=GQvLW6nA-q0

5 Phút Lời Chúa - Thứ Sáu Tuần 29 Mùa Thường Niên.
Chương Trình của TRUNG TÂM MỤC VỤ ĐA MINH Tại Houston, Texas. Hoa Kỳ Phụ Tỉnh Thánh VINH SƠN LIÊM DÒNG ĐA MINH.
www.youtube.com


SỐNG LỜI CHÚA

CÁC BÀI ĐỌC :

Ca nhập lễ : Tv 16,6.8


Con kêu lên Ngài, lạy Thiên Chúa,

vì Ngài đáp lời con,

xin lắng tai và nghe tiếng con cầu.

Xin giữ gìn con như thể con ngươi,

dưới bóng Ngài, xin thương che chở.


Bài đọc 1 : Ep 4,1-6

Chỉ có một thân thể, một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.

Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.


1 Thưa anh em, tôi là người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. 2 Anh em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại ; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. 3 Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau. 4 Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. 5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. 6 Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người, và trong mọi người.

Đáp ca : Tv 23,1-2.3-4ab.5-6 (Đ. x. c.6)


Đ. Lạy Chúa, đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài.

1Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài,
làm chủ hoàn cầu với toàn thể dân cư.
2Nền trái đất, Người dựng trên biển cả,
đặt vững vàng trên làn nước mênh mông.


Đ. Lạy Chúa, đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài.

3Ai được lên núi Chúa ?
Ai được ở trong đền thánh của Người ?
4abĐó là kẻ tay sạch lòng thanh,
chẳng mê theo ngẫu tượng.


Đ. Lạy Chúa, đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài.

5Người ấy sẽ được Chúa ban phúc lành,
được Thiên Chúa cứu độ thưởng công xứng đáng.
6Đây chính là dòng dõi những kẻ kiếm tìm Người,
tìm thánh nhan Thiên Chúa nhà Gia-cóp.


Đ. Lạy Chúa, đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài.

Tung hô Tin Mừng : x. Mt 11,25

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Ha-lê-lui-a.


Tin Mừng : Lc 12,54-59

Cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao lại không biết nhận xét ?

✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.


54 Khi ấy, Đức Giê-su nói với đám đông rằng : “Khi các người thấy mây kéo lên ở phía tây, các người nói ngay : ‘Mưa đến nơi rồi’, và xảy ra đúng như vậy. 55 Khi thấy gió nồm thổi, các người nói : ‘Trời sẽ oi bức’, và xảy ra đúng như vậy. 56 Những kẻ đạo đức giả kia, cảnh sắc đất trời, thì các người biết nhận xét, còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét ?

57 “Sao các người không tự mình xét xem cái gì là phải ? 58 Thật vậy, khi anh đi cùng đối phương ra toà, thì dọc đường hãy cố gắng giải quyết với người ấy cho xong, kẻo người ấy lôi anh đến quan toà, quan toà lại nộp anh cho thừa phát lại, và thừa phát lại tống anh vào ngục. 59 Tôi bảo cho anh biết : anh sẽ không ra khỏi đó trước khi trả hết đồng kẽm cuối cùng.”

Ca hiệp lễ : Tv 32,18-19

Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa,

kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương,

hầu cứu họ khỏi tay thần chết

và nuôi dưỡng trong buổi cơ hàn.

SUY NIỆM

NHẬN BIẾT DẤU CHỈ

Thánh Kinh dạy chúng ta biết rằng Đức Giêsu chính là Dấu Chỉ của mọi dấu chỉ, Ngài chính là dấu chỉ của Nước Thiên Chúa ngự trị. Nơi đó, người bệnh tật được chữa lành, người què đi được, người chết sống lại...

Thiên Chúa luôn muốn bày tỏ cho con người biết Ngài là ai qua mọi biến chuyển trong cuộc sống. Nhất là qua diễn tiến của lịch sử cứu độ, Thiên Chúa muốn mặc khải cho con người một cách trọn vẹn nơi Người Con độc nhất của Ngài. Thế nhưng, con người thời nay vẫn không nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa mà vẫn dửng dưng, vẫn cố chấp, bưng tai bịt mắt và cố tình quay lưng. Cho nên, Đức Giêsu đã khiển trách họ chỉ biết “nhận xét cảnh sắc đất trời” trong vũ trụ tự nhiên, nhưng lại không nhận biết những dấu chỉ cho thấy Con Người đang hiện diện.

Lời của Đức Giêsu đang mời gọi mỗi người chúng ta thay đổi thái độ sống của mình và hãy đón nhận dấu chỉ thời đại mà ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhạy bén nhận ra thánh ý Chúa qua các dấu chỉ thời đại, hoặc qua những biến cố lớn nhỏ, vui buồn, thành công hay thất bại trong cuộc sống của chúng con. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tiếp Kiến chung 23/10: Hãy cầu khẩn Chúa Thánh Thần bảo vệ hôn nhân và con cái của bạn

Tại buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư ngày 23/10/2024, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về Chúa Thánh Thần trong đời sống của Giáo hội, cụ thể là trong bí tích hôn nhân. Ngài mời gọi các tín hữu hãy cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ các cặp vợ chồng và gia đình trong ơn gọi trở thành dấu chỉ vui tươi của tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa, tình yêu hy sinh của Chúa Kitô dành cho Giáo hội và lời hứa của tình yêu đó để mang lại hòa bình lâu dài cho thế giới tan vỡ của chúng ta.

Đức Thánh Cha giải thích rằng trong Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần là mối dây liên kết tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Là bí tích của sự kết hợp yêu thương giữa một người nam và một người nữ, hôn nhân Kitô giáo là sự phản ánh mối quan hệ vĩnh cửu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, một sự tự hiến cho nhau tạo nên niềm vui sâu sắc và lâu dài.

Mở đầu buổi tiếp kiến, cộng đoàn cùng nghe đoạn thư thứ nhất của Thánh Gioan (1Ga 4,7-8):

Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Lần trước chúng ta đã giải thích về điều chúng ta tuyên xưng về Chúa Thánh Thần trong kinh Tin Kính. Tuy nhiên, suy tư của Giáo hội không dừng lại ở việc tuyên xưng đức tin ngắn gọn đó. Việc tuyên xưng này vẫn được tiếp tục, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, thông qua các tác phẩm của các vị Giáo phụ và Tiến sĩ vĩ đại. Đặc biệt, hôm nay chúng ta muốn thu thập một số giáo lý về Chúa Thánh Thần đã được phát triển theo truyền thống Công giáo Latinh, để xem giáo lý này soi sáng toàn bộ đời sống Kitô hữu và đặc biệt là bí tích hôn nhân như thế nào.

Chúa Thánh Thần là tình yêu hiệp nhất

Người khởi xướng chính của học thuyết này là Thánh Augustinô, người đã phát triển giáo lý về Chúa Thánh Thần. Ngài bắt đầu từ mặc khải rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Bây giờ, tình yêu giả định phải có một người yêu thương, một người được yêu thương và chính tình yêu kết nối họ lại với nhau. Trong Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha là Đấng yêu thương, là nguồn mạch và nguyên lý của mọi sự; Chúa Con là Đấng được yêu thương và Chúa Thánh Thần là tình yêu hiệp nhất các Ngài.[1]

Do đó, Thiên Chúa của các Kitô hữu là một Thiên Chúa “duy nhất”, nhưng không phải là một Thiên Chúa đơn độc; Người là sự hiệp nhất của sự hiệp thông và tình yêu. Theo ý nghĩa này, có người đã đề xuất gọi Chúa Thánh Thần, không phải là “ngôi thứ ba” số ít trong Ba Ngôi, mà đúng hơn là “ngôi thứ nhất số nhiều”. Nói cách khác, Người là Chúng Tôi, ngôi Chúng Tôi thần linh của Chúa Cha và Chúa Con, mối dây hiệp nhất giữa hai ngôi khác nhau[2], nguyên tắc của sự hiệp nhất của Giáo hội, vốn thật sự là một “thân thể duy nhất” phát sinh từ nhiều người.

Vợ chồng là sự diễn tả đầu tiên và sơ đẳng nhất của mối hiệp thông tình yêu của Ba Ngôi

Như tôi đã nói, hôm nay tôi muốn suy tư với anh chị em cách đặc biệt về những điều Chúa Thánh Thần nói về gia đình. Chúa Thánh Thần có thể liên quan gì đến hôn nhân? Rất nhiều, có lẽ là điều cốt yếu, và tôi cố gắng giải thích tại sao! Hôn nhân Kitô giáo là bí tích của sự tự trao tặng chính mình, của một người cho người khác, của người nam và người nữ. Đây là điều Đấng Tạo Hóa đã muốn khi “Người sáng tạo con người theo hình ảnh Người […]: Người sáng tạo họ có nam có nữ” (St 1,27). Vì thế, đôi vợ chồng con người là sự diễn tả đầu tiên và sơ đẳng nhất của sự hiệp thông tình yêu, là Ba Ngôi.

Vợ chồng nên tạo thành "chúng tôi"

Các đôi vợ chồng cũng nên tạo thành ngôi thứ nhất số nhiều, “chúng tôi”. Họ đối với nhau với tư cách là “tôi” và “bạn”, và đối với phần còn lại của thế giới, bao gồm cả con cái, với tư cách là “chúng tôi”. Thật tuyệt vời biết bao khi nghe một người mẹ nói với con mình: “Cha con và mẹ…”, như Đức Maria đã nói với Chúa Giêsu khi họ tìm thấy Người lúc mười hai tuổi trong đền thờ đang giảng dạy cho các kinh sư (x. Lc 2,48), và nghe người cha nói: “Mẹ con và cha”, gần như thể họ là một chủ thể duy nhất. Con cái cần biết bao sự hiệp nhất này - cha và mẹ cùng với nhau-, sự hiệp nhất của cha mẹ, và chúng đau khổ biết bao khi thiếu điều đó! Con cái đau khổ biết bao khi cha mẹ chia tay nhau.

Hôn nhân cần sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần

Tuy nhiên, để đáp ứng ơn gọi này, hôn nhân cần sự hỗ trợ của Đấng là Quà Tặng, thật sự là Đấng hiến thân trọn hảo. Nơi nào Chúa Thánh Thần ngự vào, khả năng tự hiến được tái sinh. Một số Giáo Phụ của Giáo Hội Latinh đã khẳng định rằng, là quà tặng hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con trong Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần cũng là lý do tạo nên niềm vui hiện hữu giữa các Ngài và khi nói về Ngài, họ không ngại sử dụng hình ảnh về những cử chỉ, những hình ảnh đặc trưng của đời sống hôn nhân, ví dụ như nụ hôn và vòng tay ôm[3]

Chúa Thánh Thần biến "nước của sự quen thuộc thành niềm vui mới được ở bên nhau"

Không ai nói rằng sự hiệp nhất như vậy là một mục tiêu dễ dàng, nhất là trong thế giới ngày nay; nhưng đây là chân lý như Đấng Tạo Hóa đã dự định cho mọi thụ tạo và do đó thuộc bản chất của chúng. Tất nhiên, việc xây dựng trên cát có vẻ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với trên đá; nhưng Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết kết quả là gì (xem Mt 7,24-27). Trong trường hợp này, chúng ta thậm chí không cần đến dụ ngôn, bởi vì thật không may, mọi người đều thấy hậu quả của những cuộc hôn nhân xây trên cát và những đứa con phải trả giá đắt hơn hết. Con cái đau khổ vì sự chia tay hay thiếu tình yêu giữa cha mẹ.

Những gì Đức Maria nói với Chúa Giêsu tại Cana xứ Galilê phải được nhiều cặp vợ chồng lặp lại: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2,3). Chúa Thánh Thần là Đấng tiếp tục thực hiện, trên bình diện thiêng liêng, phép lạ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trong dịp đó, tức là biến nước của sự quen thuộc thành niềm vui mới được ở bên nhau. Đó không phải là một ảo tưởng đạo đức: đó là điều Chúa Thánh Thần đã thực hiện trong nhiều đám cưới, khi các cặp vợ chồng đã quyết định cầu khẩn Người.

Ngón tay của Thiên Chúa trong đời sống hôn nhân

Do đó, sẽ không phải là điều xấu nếu, cùng với những thông tin pháp lý, tâm lý và luân lý được đưa ra, sự chuẩn bị “thiêng liêng” này được đào sâu trong quá trình chuẩn bị cho các cặp đính hôn bước vào hôn nhân; Chúa Thánh Thần tạo nên sự hiệp nhất. Một câu tục ngữ Ý nói như sau: “Giữa vợ và chồng, đừng nhúng ngón tay vào”. Tuy nhiên, có một “ngón tay” được đặt giữa vợ và chồng, và đó chính là “ngón tay của Thiên Chúa”: Chúa Thánh Thần! Cám ơn anh chị em!

Buổi tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

[1] X. Thánh Augustino, De Trinitate, VIII,10,14)

[2] X. H. Mühlen, Một ngôi vị huyền nhiệm. Giáo hội như là mầu nhiệm của Chúa Thánh Thần, Città Nuova, 1968.

[3] X. Thánh Ilario di Poitiers, De Trinitate, II,1; S. Agostino, De Trinitate, VI, 10,11.

Vatican News