Sunday, June 22, 202512:43 PM(View: 6)
Tác giả: LM Michael Muller Những bài viết này trích từ cuốn sách The Holy Sacrifice of the Mass của LM Michael Muller. (Chuẩn Y: TGM McClosky, New York 1884) Cuối cùng thì quỷ phải xuất ra. Cô Nicola dường như bị ngất xỉu khi ở trong những đôi tay mạnh mẽ của 15 người đàn ông lực lưỡng kia. Tuy nhiên, hình dạng cô vẫn còn bị biến dạng.
Sunday, June 22, 202512:35 PM(View: 4)
Tác giả: LM Michael Muller Những bài viết này trích từ cuốn sách The Holy Sacrifice of the Mass của LM Michael Muller. (Chuẩn Y: TGM McClosky, New York 1884) Đức Giám Mục lúc này đang cầm Thánh Thể Chúa và đến gần khuôn mặt của người phụ nữ đang bị quỷ nhập. Con quỷ rú rít lên một cách đau đớn và đáng sợ. Hắn tìm mọi cách để trốn tránh sự hiện diện của...
Sunday, June 22, 202511:26 AM(View: 7)
Tác giả: LM Michael Muller Những bài viết này trích từ cuốn sách The Holy Sacrifice of the Mass của LM Michael Muller. (Chuẩn Y: TGM McClosky, New York 1884) Con quỷ làm thinh. Hắn cảm thấy nhục nhã trước toàn thể một đám đông như thế. Một lần nữa thì hắn lại bị trục xuất bởi Chúa Thánh Thể. Vào buổi trưa cùng ngày thì ma quỷ bắt đầu khóc than:
Sunday, June 22, 20258:39 AM(View: 9)
Tác giả: LM Michael Muller Những bài viết này trích từ cuốn sách The Holy Sacrifice of the Mass của LM Michael Muller. (Chuẩn Y: TGM McClosky, New York 1884) Trong khi cô Nicola ở tại vùng Leon thì cô được các bác sĩ người Công Giáo và người Tin Lành khám bịnh cho cô. Cánh tay trái của cô đã bị ma quỷ làm cho tê liệt...
Saturday, June 21, 20258:45 PM(View: 14)
Tác giả: LM Michael Muller Những bài viết này trích từ cuốn sách The Holy Sacrifice of the Mass của LM Michael Muller. (Chuẩn Y: TGM McClosky, New York 1884) Rồi cô Nicola ngất xỉu. Cô ấy chỉ tỉnh lại khi có Chúa Giêsu Thánh Thể. Khi cô tỉnh lại thì cô được rước Mình Thánh Chúa. Khuôn mặt của cô Nicola trở nên sáng sủa như khuôn mặt...
Saturday, June 21, 20258:07 PM(View: 17)
Tác giả: LM Michael Muller Những bài viết này trích từ cuốn sách The Holy Sacrifice of the Mass của LM Michael Muller. (Chuẩn Y: TGM McClosky, New York 1884) Khi vị linh mục đến thì rất nhiều tín hữu Tin Lành rút lui vì họ đã nhìn thấy và nghe những gì mà họ muốn thấy và nghe. Còn những người khác thì vẫn ở lại đó.
Saturday, June 21, 20257:25 PM(View: 20)
Tác giả: LM Michael Muller Những bài viết này trích từ cuốn sách The Holy Sacrifice of the Mass của LM Michael Muller. (Chuẩn Y: TGM McClosky, New York 1884) Có một điều đặc biệt là ma quỷ đã dùng ông Luther, một tu sĩ bội giáo để từ chối Sự Hiện Diện Thật của Chúa. Rồi Chúa đã dùng kẻ thù là ma quỷ để chứng minh Sự Hiện Diện Thật của Chúa.
Saturday, June 21, 20256:20 PM(View: 19)
Tại vùng Lucca có nhiều cộng đoàn tu trì, trong đó có Dòng Sisters of St. Gemma, Dòng the Passionist Fathers and Sisters, Nhà Mẹ của cộng đoàn Thánh Elena, Dòng Oblates of the Holy Spirit, và có một tu viện Dòng Carthusian của các tu sĩ ẩn sĩ, người tu hành khổ hạnh, hoặc người sống ẩn dật tại vùng Farneta ở ngoại ô Lucca.
Saturday, June 21, 20252:40 PM(View: 27)
Nguồn: ‘The Prophecies and Revelations of Saint Bridget (Birgitta) of Sweden’. Sau đây là những lời mà Đức Mẹ Maria ban cho Thánh Bridget của nước Thuỵ Điển. 7 Dấu hiệu của ma quỷ: 1. Ma quỷ cho ta thấy dường như thế giới ngọt ngào còn Thiên Đàng thì không thú vị.
Saturday, June 21, 20252:37 PM(View: 19)
Hãy lắng nghe những nguồn thần hứng của Chúa Thánh Thần vì đó là những phương cách tốt nhất để được thánh hoá và nhận ơn cứu độ của Chúa.

TRUYỆN LẠ THÁNH THỂ Tập 1 (29-32)

Saturday, November 16, 20245:57 PM(View: 158)

cg21TRUYỆN LẠ THÁNH THỂ Tập 1 (29-32)

29. EM BÉ CÂM ĐIẾC Ở LA ROCHELLE

Ngày đại lễ Phục Sinh năm 1461, ở thánh đường La Rochelle nhiên Tây nước Pháp, một bà góa đạo đức dắt đứa con đi nhà thờ. Tội nghiệp, em nhỏ nết na, hiền lành, mà lại bị vừa câm vừa điếc.

Ở nhà thờ, thánh lễ được cử hành rất long trọng và tiến diễn như thường lệ. Đến lúc cha sở cho giáo dân rước lễ, em bé nhìn mẹ trìu mến, tỏ ý muốn được rước lễ như mọi người. Mẹ em muốn chiều em lắm. Nhưng cha sở trước đó đã nhiều lần chối từ, lấy lẽ: tuy em bé nết na, tốt lành thật, nhưng không chắc có hiểu biết đủ về Thánh-Thể, để được rước lễ.

Mẹ em buồn lắm. Khóc. Nhưng biết làm sao! Còn em nhỏ cứ nắm chặt lấy tay mẹ. Mắt theo dõi đầy trìu mến, thiết tha, mỗi khi cha sở đặt Mình Chúa vào miệng một người rước lễ. Đến khi chỉ còn hai người chót là hết, em buột tay mẹ, trườn lại chỗ cha sở, giơ hai tay, há miệng, hai mắt long lanh hết nhìn Mình Chúa rồi lại nhìn cha sở.

Cảm động trước cử chỉ lành thánh khát khao rước lễ của em bé, lại thấy có sức nhiệm thúc đẩy trong mình, cha sở không nỡ từ chối. Ngài nhìn em âu yếm, đặt một Mình Chúa trên miệng em. Vừa nuốt Mình Chúa xong, em bé mở miệng nói lớn:

"Xin Chúa giúp con".

Hết mọi người hiện diện sửng sốt, quay nhìn em bé. Người sửng sốt, xúc động nhất, là má em. Bà chạy lại, ôm ghì lấy con, hỏi dồn dập:

- "Ớ, ớ, con vừa nói gì? Con nói được thật sao?" - "Dạ", 'mạ", thưa má. "Tạ ơn Chúa".


Em vừa sà vào lòng mẹ vừa nói trong nước mắt: "Con nói được, mà con cũng nghe được nữa".


Mọi người đổ xô lại chỗ hai mẹ con. Mừng rỡ. Chia vui. Hỏi han. Cầu chúc mọi sự lành. Cha sở mời mọi người trật tự về chỗ. Rồi xin tất cả mọi người đồng thanh hát bài Te Deum, tạ ơn Chúa về việc lạ lùng vừa xảy ra ngay trước mắt.


Ngày nay, cử đến ngày' 13 tháng 4 hằng năm, tại thánh đường La Rochelle có tổ chức lễ tạ ơn long trọng, ghi nhớ ngày em bé câm-điếc được Mình Chúa chữa lành cách lạ lùng.


30. ĐƯỢC KHỎI BỆNH NGAY SAU PHÉP LÀNH


Bà Johanna Cardona Vincent sinh năm 1800, tại xóm St.Luis, trên đảo Menorca, thuộc Tây-ban-nha. Bà có một quán nhỏ, sinh sống bằng cách bán hàng vặt. Nông dân, ngư phủ, cũng như bà con trong vùng rất quý mến bà, thường xuyên tới lui, ăn uống. Riêng những người nghèo túng, phần nhiều bà đãi "không", hoặc chỉ lấy một giá tượng trưng.


Từ nhỏ đến hồi 59 tuổi, bà bị chứng đau dạ dày liên miên, không ăn được bánh, thịt, chỉ dùng cháo cá. Từ năm bà lên 60, Chúa lại còn thử thách bà hơn nữa: mình bà gù lại, không sao ngẩng mặt thẳng lên được. Bà phải nhượng lại cái quán cho đứa cháu, chỉ còn phụ giúp chút ít, lặt vặt. Trong mọi trường hợp, bà nhẫn nhục chịu đựng mọi sự, không một lời thở than, kêu trách. Bà chỉ tỏ ý tiếc xót, là không đi được nhà thờ để đọc kinh chung, lại có dịp dự lễ, rước lễ.

Năm 1880, dịp lễ Mình Chúa, bà đã 8 tháng liệt giường. Bà cho kêu chị em láng giềng tới:

1)nhờ xin cha sở, hôm lễ Mình Chúa, cha vui lòng cho đoàn kiệu đi qua nhà bà;

2) xin bà con láng giềng, hôm đó, đưa bà ra trước cửa nhà bà, để khi đoàn kiệu đi qua, bà được nhìn thấy Chúa và thờ lạy Người. Cha sở lúc đó là cha Pedro Pons Banza, cũng như bà con láng giềng, thảy đều vui lòng thỏa mãn ước nguyện của bà.

Khi đoàn kiệu Mình Chúa qua trước nhà bà, mọi người đều thương hại, xót xa nhìn bà cụ ngồi bất động trên cái ghế, dù gắng gượng hết sức cũng không sao ngẩng mặt lên được. Cha Pedro, cầm Hào Quang, tiến lại trước mặt cụ, làm phép lành Thánh-thể cho cụ. Thoát chốc bà cụ ngẩng đầu lên, kêu lớn:

"Con đã được lành mạnh. Xin tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa vô cùng!"

Cả đoàn kiệu nhớn nhác, sững sờ. Nhưng vì đang rước Mình Chúa, cha sở xin mọi người trật tự, tôn nghiêm, tiếp tục rước Mình Chúa về nhà thờ. Sau đó sẽ hay. Còn cụ Johanna Cardona thì bước xuống khỏi ghế, nhập đoàn kiệu, rước Chúa về nhà thờ. Cha sở Pedro và tất cả Cộng-đoàn được chứng kiến tận mắt phép lạ Thánh-thể, hết sức phấn khởi, không ngớt tung hô, phổ biến lòng từ bi Chúa Thánh-thể và truyện lạ này. Từ đó, bà Johanna Cardona hoàn toàn lành mạnh. Không còn đau dạ dày. Không còn gù mình nữa. Bà ăn uống được mọi thứ. Bà còn sống10 năm nữa. Bà qua đời năm 1890, thọ 90 tuổi.

31. ANH SINH VIÊN TIN LÀNH

Một anh sinh-viên Đức, 20 tuổi, sinh quán tại Hannover, một thành phố lớn ở Bắc Đức. Sau một năm học chuyên cần, vất vả, anh trở lại chính quán xả hơi, nghỉ hè. Trong thời gian anh nghỉ hè, bên Công giáo mừng một lễ lớn, gọi là lễ "Mình Chúa". Thành phố Hannover tổ chức mừng lễ long trọng. Đâu đâu cũng dựng cổng chào. Dựng bàn thờ. Đèn nến, hoa lá tưng bừng.

Anh sinh viên không phải là Công giáo. Anh là một tín đồ nhiệt thành Tin lành. Anh không mấy xác tín cái bên Công giáo gọi là "Mình Chúa", cũng ít ưa những cuộc rước sách ồn ào, đầy vẻ phô trương bên ngoài. Chúa Thánh-thể đã dùng dịp này, để chinh phục anh. Chính anh kể lại:

Hôm lễ "Mình Chúa", năm 1893, trời rất đẹp Bên Công giáo tổ chức rước kiệu linh đình qua các đường phố chính ở Hannover. Cả thành phố chuẩn bị náo nhiệt, trang trí lộng lẫy. Tôi đang ờ trong nhà với bạn bè, thì từ xa xa vọng lại tiếng cầu kinh, ca hát, kèn trống.Tôi chạy ra bao lơn, tò mò ngó nhìn.

Trước mặt tôi, trên đường phố, lố nhố những người càng lúc càng đông càng lại gần nhà tôi. Tôi đứng sững trên câu lơn. Đầu thượng mũ. Oai vệ như một ông tướng coi diễn binh. Tôi là tín đồ Tin lành và muốn tỏ ra mình là một tín đồ Tin lành chính cống. Không tin tưởng hay cung kính "Mình Chúa" như mấy người Công giáo.

Quay đi quay lại, thì đoàn kiệu đã qua khỏi nhà tôi một phần, rồi lại một phần nữa. Bây giờ đang tiến đến ngay trước mặt tôi bốn người cầm phương du, ông cha ở giữa, tay cung kính cầm Mặt Nhật.

Tôi nhìn trừng trừng, ra vẻ ta đây, và thực tình trong bụng cũng phần nào phê phán người Công giáo sao quá mê tín. Tôi không còn nhớ rõ tất cả những gì đã xảy ra trong lúc ấy, nhưng tôi nhớ rất rõ ràng: đang lúc tôi nhìn trừng trừng với vẻ châm biếm vào cái gọi là "Mặt Nhật", hoặc "Hào quang" hoặc "Mình Thánh" chi đó, thì hai mắt tôi thấy rõ ràng một điểm trắng-tròn ở chính giữa Mặt Nhật cứ lớn lên, rồi lại nhỏ lại, đồng thời lóe ra ánh sáng, chớp chớp, chiếu vào mặt tôi.

Khắp mình tôi lúc ấy bủn rủn, nóng ran, thân thể nhẹ nhàng, lâng lâng như muốn bay lên không trung, đồng thời dạt dào những cảm giác đê mê, thánh thoát, không lời nào diễn tả nổi. Tôi như quên hết mọi sự. Cất mũ ra. Quỳ cả hai gối, cúi đầu tận đất kính chào Mình Chúa. "Mình Chúa" đã thắng.

Tôi xin chịu thua. Không biết từ lúc nào hai má tôi tràn đầy nước mắt. Sau một lát xúc cảm sâu xa và vui sướng dạt dào, tôi vái "Mình Chúa" một cái thật sâu, rồi nhập đoàn kiệu tháp tùng Mình thánh Chúa về tận nhà thờ.

Sau các nghi lễ, tôi chạy kiếm cha sở tức khắc. Kể lại cho ngài đầu đuôi tất cả mọi sự. Sau đó, tôi học hỏi thêm về giáo-lý Công giáo, gia nhập Giáo Hội. Rồi học thần học, vào dòng, chịu chức linh mục, được phái sang Trung Hoa truyền giáo. Cái "Điểm-trắng-tròn" kia ở Mặt Nhật, hay nói theo kiểu Công giáo "Mình Chúa", "Thánh Thể", mà trước kia tôi vẫn dị nghị, cười thầm, bây giờ tôi tin tưởng, xác tín hết mình và sẵn sàng thí mạng để chứng minh lòng tin tưởng đó.


32. THÁNH BỔN MẠNG RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU

Năm 1322, ông bà Bá-tước Lambertini, rất đạo đức ở Bologna, nước Ý, cho ra đời một mụn con: Imelda. Không ai có thể dè trước Chúa đã tiền định cho Imelda một tương lai tuyệt vời như thế nào.

Con vừa khởi sự hiểu biết, bà Bá-tước đã thường bồng con đến trước ảnh Chúa và Đức Mẹ, truyện trò, chỉ vẽ cho con về Chúa Giêsu Hài Đồng, về Đức Mẹ. Khi lên 6, 7 tuổi, một lần đi nhà thờ với mẹ, Imelda được mẹ dắt lên tận bàn thờ, chỉ cho biết Chúa Giêsu trong nhà tạm.

Từ đó, Imelda chỉ nhớ đến Chúa Giêsu trong nhà tạm, chỉ thích được tới lui lưu lại lâu giờ trước nhà tạm, nhất là được rước Chúa vào lòng. Vào thời-điểm Imelda, Giáo Hội chưa cho trẻ em rước lễ sớm. Phải từ 14 tuổi trở lên. Imelda buồn lắm. Thường hỏi mẹ: "Con đã lớn đủ chưa, để được rước Chúa?"

Một hôm Imelda đi thăm bà dì, một nữ tu dòng Đa-minh. Imelda nhìn ngắm bà, mê bộ áo dòng trắng, rồi từ đó luôn luôn xin Chúa Hài Đồng cho mình cũng được vào dòng, cũng bận đồ trắng đẹp như bà dì... Lên 9 tuổi, Imelda được toại nguyện mặc áo trắng như bà dì. Rồi tất cả các việc Mẹ Bề trên giao phó, Imelda đều chu toàn đây đủ, không khác chi một nữ tu chính cống đã sống trong dòng lâu năm. Chỉ có một điều làm Imelda đêm ngày đau khổ, khi thấy các dì dự lễ, rước lễ, mà mình không được rước Chúa.

Rồi một việc lạ lùng, bất ngờ, xảy ra: ngày áp lễ Chúa Lên Trời, 13.5.1333, Imelda - lúc ấy 11 tuổi - đi lễ, dự lễ như mọi ngày với các dì. Ngày đại lễ, mọi người dự lễ, hân hoan rước lễ, chỉ mỗi mình Imelda không được rước Chúa. Imelda buồn, khóc. Lễ xong, mọi người ra về. Imelda ở lại. Thừa lúc, trong nhà thờ vắng bóng người, Imelda lên tận bàn thờ, ngay trước cửa nhà tạm, quỳ gối, trìu mến giang hai tay như muốn ôm lấy Chúa Hài Đồng.

Cử chỉ và việc làm này, Imelda đã kín đáo làm nhiều lần, không phải hôm nay mới là lần đâu. Nhưng hôm nay, đang lúc giơ hai tay ngây ngất, thì một Bánh-thánh thình lình từ nhà Chầu bay ra - như xưa, sau khi sống lại, Chúa đã băng qua cửa, qua tường, thình lình hiện ra với các môn đệ, tỏa giãi ánh sáng, di chuyển trên không, rồi đáp xuống gần đầu Imelda. Imelda càng thêm ngây ngất, đắm chìm trong Chúa. Tình cờ, một dì phước vào nhà thờ lo việc dọn dẹp, bắt gặp.

Dì sợ cuống quít. Chạy tìm Mẹ Bề-trên. Mẹ Bề- trên và mấy sơ cùng đến, chứng kiến việc lạ lùng, hiểu biết nội vụ. Mẹ gấp rút cho mời cha Tuyên-úy. Imelda vẫn ngây ngất. đắm chìm trong Chúa, không hay biết mảy may gì về tất cả những chuyện đang xảy ra quanh mình. Cha Tuyên-úy tới, mặc áo các phép, cầm đĩa thánh, đến trước mặt Imelda. Bánh Thánh lơ lửng trên đầu Imelda, từ từ đáp xuống, sà vào đĩa thánh. Imelda được toại nguyện rước Chúa thật sự.

Mẹ Bề-trên, cha Tuyên-úy, các dì phước ra về mỗi người lo công việc của mình. Imelda được phép ở lại nhà thờ. Liên tiếp ba giờ sau, Imelda, hai tay chắp trước ngực, lại ngây ngất, tan chìm trong Chúa. Đến trưa, một dì phước đi kiếm Imelda về dùng bữa. Vào nhà thờ, thấy Imelda quỳ bất động, mặt mày siêu thoát. Dì phước lại gần, lay gọi: "Imelda, Imelda, về ăn trưa". Nhưng Imelda chỉ còn xác đó, còn linh hồn đã về trời với bạn chí thánh, với Chúa Hài Đồng mến yêu.

Hài cốt Imelda ngày nay còn được bảo quản ở nhà thờ thánh Sigismund, tại Bologna (Ý). Giáo Hội tôn phong Imelda làm bổn mạng những người rước lễ lần đầu. Lễ kính ngày 13 tháng 5.

(Còn Tiếp)