Monday, March 10, 20258:49 PM(View: 86)
Gần đây, trong một lần họp mặt gia đình, người cháu gái của tôi kể một câu chuyện thật xẩy ra với người bạn Mỹ của cháu. Tôi xin kể ra đây để mong mọi người biết mà đề phòng. Tôi xin được đổi tên để bảo toàn danh tính nạn nhân của vụ lừa đảo này: Cô Ann đang làm việc trong sở thì nhận được một cú điện thoại. Ở đầu dây bên kia, có một giọng người đàn ông báo tin...
Monday, March 10, 20258:47 PM(View: 84)
Nguồn: Spiritdaily.com Sự bình an sẽ đến khi chúng ta chờ đợi để Thiên Chúa làm việc. Trong mùa Chay Thánh này, chúng ta có thể cầu nguyện để xin Chúa lấy đi các thói quen xấu trong linh hồn của ta. Khi chúng ta biết chờ đợi để Chúa làm việc thì chúng ta sẽ trở nên khiêm nhường, trung tín và hiền lành hơn.
Monday, March 10, 20258:46 PM(View: 70)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Bà Kaylene Males kể: “Tôi cầu xin Chúa cho tôi có một cái chết bình an. Cha dượng tôi lúc còn sống không phải là một người tốt lành. Khi linh mục đến chúc phúc cho ông vào giờ hấp hối thì ông liền ngồi ngay lên. Ông nắm lấy cánh tay của vị linh mục thật chặt rồi ông la hét: "Không, tôi không muốn đến nơi ấy!"
Monday, March 10, 20258:44 PM(View: 69)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Cô Aarikja Epps là một sinh viên ngành y tá kể: “Có một người đàn ông đang hấp hối. Ông ta bị bịnh ung thư miệng lưỡi. Trong giờ hấp hối của ông, cả gia đình của ông tụ họp lại quanh ông. Ông ta la lên rằng có một đám ma quỷ đến bên cạnh ông. Ông cầu xin gia đình đừng để cho bọn chúng đưa ông vào hoả ngục.
Monday, March 10, 20258:43 PM(View: 71)
Nguồn: Spiritdaily.com Hỏi: Có khi nào bà nhìn thấy những người hấp hối đi vào hoả ngục hay lên Thiên Đàng không? Có sự khác biệt nào xẩy ra không? Bà Jill Hill trả lời: “Tôi đã làm việc trợ giúp các y tá để chăm sóc bịnh nhân ở một bịnh viện dưỡng lão. Tôi thường hay làm việc ở một căn phòng mà có nhiều bịnh nhân qua đời tại đó ."
Monday, March 10, 20258:41 PM(View: 66)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Bà là một linh hồn nạn nhân ở vùng Bavaria. Chúng ta học được nhiều bài học từ cuộc đời của bà thánh Anna Schaffer, một vị thánh có 5 Dấu Thánh. Từ khi còn thơ ấu cho đến khi qua đời, cuộc đời của Thánh Anna Schaffer là bằng chứng tình yêu của bà đối với Chúa Giêsu.
Monday, March 10, 20258:40 PM(View: 60)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí Wanda được thế giới biết đến là nhờ có những cảm nghiệm của bà. Trước tiên, nơi bà sinh ra thì ngày nay gọi là vùng Navahrudak tại nước Belarus. Đó là nơi có nhiều vị thánh của thế kỷ thứ 20. Tôi đã đến thăm nơi này vào năm 2003 và cầu nguyện trước những ngôi mộ của...
Monday, March 10, 20258:38 PM(View: 72)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí thuộc thế kỷ 20 là người Ba Lan. Bà mang những Vết Thương Thánh để chịu đau đớn hầu đền tội và cầu nguyện cho các linh mục được ơn thánh hoá. Bà cũng nhận được nhiều thị kiến thiêng liêng. Sau khi chết, bà đang được toà thánh điều tra để phong chân phước cho bà.
Monday, March 10, 20258:37 PM(View: 78)
Từ FB Juan Manuel Vào năm 1624, tất cả các bé gái đều mặc áo đầm một cách nghiêm túc để đến trường. Họ được dạy bảo về tôn giáo, về việc tôn sùng Chúa Giê su Kito và về việc ao ước được lên Thiên Đàng. Thật là sai lầm khi mọi người chia trí, nói chuyện và cười đùa trong khi tham dự Thánh Lễ. Cha mẹ của các em cũng không quan tâm dạy bảo...
Monday, March 10, 20258:35 PM(View: 74)
Từ FB Juan Manuel Có hai cô bé 9 tuổi đi lễ nhưng luôn nói chuyện và cười đùa ồn ào trong Thánh Lễ. Vị linh mục đã từng cảnh cáo hai người mẹ của hai cô bé rằng con của họ đã làm cho mọi người bị chia trí khi tham dự Thánh Lễ. Một trong hai bà mẹ nói với vị linh mục rằng: "Xin cha đừng lo. Con của con còn nhỏ nên không hiểu tầm quan trọng của Thánh Lễ...

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Friday, February 7, 202510:57 AM(View: 50)

me13TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Mẹ Maria không sợ nguy hiểm hay phán xét, nhưng tiến về phía tha nhân.

Sáng thứ Tư, ngày 5/2, Đức Thánh Cha đã có buổi tiếp kiến chung hằng tuần thường lệ tại Hội trường Phaolô VI. Đặc biệt, có rất đông học sinh từ các trường của Pháp và Ý tham dự buổi tiếp kiến.

Đức Thánh Cha tiếp tục phần 1 về “Thời thơ ấu của Chúa Giêsu” trong loạt bài giáo lý trong Năm Thánh, Chúa Giêsu Kitô – niềm hy vọng của chúng ta. Đây là bài giáo lý thứ tư của loạt bài này với chủ đề: “Em thật có phúc vì đã tin” (Lc 1,45).

Bài Tin Mừng được đọc trước bài giáo lý được trích từ Tin Mừng thánh Luca (1,39-42):

Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng và nói rằng : “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc!”.

Bài giáo lý: Em thật có phúc vì đã tin (Lc 1,45)

Sau khi bài Tin Mừng được công bố bằng các thứ tiếng, Đức Thánh Cha bắt đầu bài giáo lý. Tuy nhiên, vì ngài bị cảm lạnh nên cha Pierluigi Giroli, nhân viên Phủ quốc vụ khanh, đọc bài giáo lý thay Đức Thánh Cha.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay, chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chúa Giêsu Kitô, niềm hy vọng của chúng ta trong mầu nhiệm Thăm Viếng. Đức Trinh Nữ Maria đến thăm bà Elizabeth; nhưng trên hết, chính Chúa Giêsu trong lòng Mẹ đã đến thăm dân Người (x. Lc 1,68), như ông Dacaria đã ca ngợi trong bài thánh thi của mình.

Sau sự kinh ngạc và ngỡ ngàng trước những điều Thiên thần loan báo, Đức Maria trỗi dậy và lên đường, như tất cả những người được gọi trong Kinh Thánh, bởi vì “hành động duy nhất mà con người có thể đáp lại Thiên Chúa Đấng mặc khải chính là sự sẵn sàng không giới hạn” (H.U. VON BALTHASAR, Ơn Gọi, Roma 2002, 29). Người thiếu nữ trẻ của Israel này không chọn cách bảo vệ mình khỏi thế gian, không sợ nguy hiểm hay phán xét của người khác, nhưng tiến về phía tha nhân.

Khi cảm nhận được tình yêu, chúng ta sẽ trải nghiệm một sức mạnh làm lan tỏa tình yêu; như Thánh Phaolô nói, “tình yêu của Đức Kitô thúc bách chúng ta” (2Cr 5,14), thúc đẩy và lay chuyển chúng ta. Đức Maria cảm nhận được sự thúc đẩy của tình yêu và đến giúp đỡ người chị họ của mình, một phụ nữ lớn tuổi, sau thời gian dài chờ đợi, đã mang thai cách không ngờ, và việc này thật khó khăn ở tuổi của bà. Nhưng Đức Trinh Nữ đến với bà Elizabeth còn để chia sẻ niềm tin vào Thiên Chúa của những điều không thể và niềm hy vọng vào sự hoàn thành lời hứa của Người.

Cuộc gặp gỡ giữa hai người phụ nữ tạo nên một tác động đáng kinh ngạc: tiếng nói của “Đấng đầy ân sủng” chào bà Elizabeth đã khơi dậy lời tiên tri nơi đứa trẻ trong lòng bà và làm bùng lên một lời chúc phúc kép: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc!” (Lc 1,42). Và cả một lời tuyên bố về phúc lành: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (c. 45).

Trước sự nhận biết căn tính Mêsia của Con mình và sứ mạng làm Mẹ, Đức Maria không nói về mình mà nói về Thiên Chúa và dâng lên một lời ca ngợi tràn đầy đức tin, hy vọng và niềm vui, một bài ca vang lên mỗi ngày trong Giáo Hội khi cầu nguyện với bài Magnificat (Lc 1,46-55) trong giờ Kinh Chiều.

Lời ca ngợi Thiên Chúa Đấng Cứu Độ này, tuôn trào từ trái tim của người nữ tỳ khiêm nhường, là một lời tưởng niệm long trọng tóm kết và hoàn thành lời cầu nguyện của Israel. Bài ca được dệt nên bởi những âm vang Kinh Thánh, dấu chỉ rằng Đức Maria không muốn hát “lệch nhịp” nhưng hòa mình với các tổ phụ, ca ngợi lòng thương xót của Người dành cho những kẻ khiêm nhường, những người bé nhỏ mà Chúa Giêsu trong lời rao giảng sẽ tuyên bố là “phúc thay” (x. Mt 5,1-12).

Sự hiện diện mạnh mẽ của chủ đề Vượt Qua khiến Bài Magnificat trở thành một bài ca cứu độ, với bối cảnh là ký ức về cuộc giải phóng Israel khỏi Ai Cập. Các động từ đều ở thì quá khứ, thấm đẫm ký ức tình yêu thắp lên đức tin trong hiện tại và chiếu sáng hy vọng vào tương lai: Đức Maria ca ngợi ân sủng trong quá khứ nhưng là người phụ nữ của hiện tại, đang cưu mang nơi mình tương lai.

Phần đầu của bài ca này ca ngợi hành động của Thiên Chúa nơi Đức Maria, một tiểu vũ trụ của Dân Chúa, người đã hoàn toàn gắn bó với giao ước (cc. 46-50); phần thứ hai mở rộng sang công trình của Chúa Cha trong đại vũ trụ lịch sử của con cái Người (cc. 51-55), qua ba từ khóa: ký ức – lòng thương xót – lời hứa.

Chúa, Đấng đã cúi xuống trên Đức Maria bé nhỏ để thực hiện nơi Mẹ “những điều cao cả” và làm cho Mẹ trở thành Mẹ của Chúa, đã bắt đầu cứu dân Người từ cuộc xuất hành, qua việc nhớ lại lời chúc phúc phổ quát đã hứa với tổ phụ Abraham (x. St 12,1-3). Chúa, Thiên Chúa luôn trung tín, đã tuôn đổ một dòng chảy không ngừng của tình yêu thương xót “từ đời nọ đến đời kia” (c. 50) trên dân trung thành với giao ước, và giờ đây biểu lộ sự viên mãn của ơn cứu độ nơi Con của Người, Đấng được sai đến để cứu dân Người khỏi tội lỗi. Từ Abraham đến Chúa Giêsu Kitô và cộng đoàn các tín hữu, Lễ Vượt Qua trở thành loại chú giải để hiểu mọi cuộc giải phóng kế tiếp, cho đến cuộc giải phóng được thực hiện bởi Đấng Mêsia trong thời viên mãn.

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta hãy xin Chúa ban ơn để biết chờ đợi sự hoàn thành mọi lời hứa của Người; và xin Người giúp chúng ta đón nhận sự hiện diện của Đức Maria trong cuộc đời mình. Khi đặt mình vào trường học của Mẹ, tất cả chúng ta có thể khám phá rằng mọi linh hồn tin tưởng và hy vọng đều “thụ thai và sinh ra Ngôi Lời của Thiên Chúa” (Thánh Ambrôsiô, Giải thích Tin Mừng theo Thánh Luca 2, 26).

Buổi tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Vatican News