Friday, March 21, 20253:52 AM(View: 52)
Phóng viên Matt C. Abbott đã viết rằng: Tác giả Michael H. Brown, chủ bút của SpiritDaily.com, đã xuất bản một cuốn sách mới có tên là : Future Events: A Prophecy of Coming Times, tạm dịch là: "Các Biến Cố Tương Lai: Lời Tiên Tri Của Thời Đại Sắp Đến."
Monday, March 10, 20258:49 PM(View: 109)
Gần đây, trong một lần họp mặt gia đình, người cháu gái của tôi kể một câu chuyện thật xẩy ra với người bạn Mỹ của cháu. Tôi xin kể ra đây để mong mọi người biết mà đề phòng. Tôi xin được đổi tên để bảo toàn danh tính nạn nhân của vụ lừa đảo này: Cô Ann đang làm việc trong sở thì nhận được một cú điện thoại. Ở đầu dây bên kia, có một giọng người đàn ông báo tin...
Monday, March 10, 20258:47 PM(View: 105)
Nguồn: Spiritdaily.com Sự bình an sẽ đến khi chúng ta chờ đợi để Thiên Chúa làm việc. Trong mùa Chay Thánh này, chúng ta có thể cầu nguyện để xin Chúa lấy đi các thói quen xấu trong linh hồn của ta. Khi chúng ta biết chờ đợi để Chúa làm việc thì chúng ta sẽ trở nên khiêm nhường, trung tín và hiền lành hơn.
Monday, March 10, 20258:46 PM(View: 89)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Bà Kaylene Males kể: “Tôi cầu xin Chúa cho tôi có một cái chết bình an. Cha dượng tôi lúc còn sống không phải là một người tốt lành. Khi linh mục đến chúc phúc cho ông vào giờ hấp hối thì ông liền ngồi ngay lên. Ông nắm lấy cánh tay của vị linh mục thật chặt rồi ông la hét: "Không, tôi không muốn đến nơi ấy!"
Monday, March 10, 20258:44 PM(View: 86)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Cô Aarikja Epps là một sinh viên ngành y tá kể: “Có một người đàn ông đang hấp hối. Ông ta bị bịnh ung thư miệng lưỡi. Trong giờ hấp hối của ông, cả gia đình của ông tụ họp lại quanh ông. Ông ta la lên rằng có một đám ma quỷ đến bên cạnh ông. Ông cầu xin gia đình đừng để cho bọn chúng đưa ông vào hoả ngục.
Monday, March 10, 20258:43 PM(View: 90)
Nguồn: Spiritdaily.com Hỏi: Có khi nào bà nhìn thấy những người hấp hối đi vào hoả ngục hay lên Thiên Đàng không? Có sự khác biệt nào xẩy ra không? Bà Jill Hill trả lời: “Tôi đã làm việc trợ giúp các y tá để chăm sóc bịnh nhân ở một bịnh viện dưỡng lão. Tôi thường hay làm việc ở một căn phòng mà có nhiều bịnh nhân qua đời tại đó ."
Monday, March 10, 20258:41 PM(View: 80)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Bà là một linh hồn nạn nhân ở vùng Bavaria. Chúng ta học được nhiều bài học từ cuộc đời của bà thánh Anna Schaffer, một vị thánh có 5 Dấu Thánh. Từ khi còn thơ ấu cho đến khi qua đời, cuộc đời của Thánh Anna Schaffer là bằng chứng tình yêu của bà đối với Chúa Giêsu.
Monday, March 10, 20258:40 PM(View: 74)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí Wanda được thế giới biết đến là nhờ có những cảm nghiệm của bà. Trước tiên, nơi bà sinh ra thì ngày nay gọi là vùng Navahrudak tại nước Belarus. Đó là nơi có nhiều vị thánh của thế kỷ thứ 20. Tôi đã đến thăm nơi này vào năm 2003 và cầu nguyện trước những ngôi mộ của...
Monday, March 10, 20258:38 PM(View: 86)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí thuộc thế kỷ 20 là người Ba Lan. Bà mang những Vết Thương Thánh để chịu đau đớn hầu đền tội và cầu nguyện cho các linh mục được ơn thánh hoá. Bà cũng nhận được nhiều thị kiến thiêng liêng. Sau khi chết, bà đang được toà thánh điều tra để phong chân phước cho bà.
Monday, March 10, 20258:37 PM(View: 91)
Từ FB Juan Manuel Vào năm 1624, tất cả các bé gái đều mặc áo đầm một cách nghiêm túc để đến trường. Họ được dạy bảo về tôn giáo, về việc tôn sùng Chúa Giê su Kito và về việc ao ước được lên Thiên Đàng. Thật là sai lầm khi mọi người chia trí, nói chuyện và cười đùa trong khi tham dự Thánh Lễ. Cha mẹ của các em cũng không quan tâm dạy bảo...

SỰ CHẾT

Saturday, February 15, 20255:42 AM(View: 49)

cgdonSỰ CHẾT

Khi tôi được sinh ra là khởi điểm tôi bắt đầu đi về cõi chết. Làm gì có sự chết nếu không có sự sống. Làm gì có ngày người ta chôn tôi nếu không có ngày tôi chào đời. Như thế, cuộc sống của tôi là chuẩn bị cho ngày tôi chết.

Ngay từ trong bào thai của mẹ, bắt đầu có sự sống là tôi đã cưu mang sự chết rồi. Kết hợp và biệt ly ở lẫn với nhau. Trong lớn lên đã có mầm tan rã. Khi vũ trụ chào đón tôi, thì cùng một lúc, tôi bắt đầu từ giã vũ trụ từng ngày, từng giờ.

Mỗi ngày là một bước tôi đi dần về sự chết. Bình minh mọc lên, nhắc nhở cho tôi một bước cận kề. Hoàng hôn buông xuống, thầm nói cho tôi sự vĩnh biệt đang đến.

Không muốn nghĩ về sự chết tôi cũng chẳng tránh đuợc sự chết.

Tôi có thể không muốn nghĩ về sự chết nhưng tôi có ghét sự chết được không? Tôi ghét sự chết là tôi ghét chính tôi. Chết ở trong tôi. Tôi đang đi về cõi chết nên ngay bây giờ sự chết đã thuộc về tôi rồi. Sự sống của tôi hàm chứa sự chết, nên tôi yêu sự sống thì tôi cũng phải yêu sự chết. Vì vậy, cuộc đời có ý nghĩa vẫn chỉ là cuộc đời chuẩn bị cho ngày chết.

Trong dòng đời, tôi không sống một mình. Cuộc sống của tôi là tấm thảm mà mỗi liên hệ yêu thương là một sợi tơ, mỗi gắn bó quen biết là một sợi chỉ, anh em, cha mẹ, người yêu. Sự chết xé rách tung tất cả để tôi ra đi một mình. Chẳng ai đi với tôi. Vì thế, chết mang mầu ly biệt.

Sống là hướng về tương lai. Tương lai là cái tôi không nắm chắc trong tay, vì vậy, tôi hay nhìn về tương lai bằng nỗi sợ bấp bênh. Càng bấp bênh thì tôi càng tìm kiếm vững chãi, càng tích lũy. Nhưng tích lũy xong, xây đắp xong, vất vả ngược xuôi để rồi ra đi trắng đôi tay thì đời tôi thành đáng thương hại. Nếu tôi không đem theo được những gì tôi tích lũy, thì những gì tôi ôm ấp hôm nay chỉ làm tôi thêm đau đớn, nuối tiếc. Nếu không muốn vậy thì chúng phải là phương tiện để chuẩn bị cho giờ ra đi của tôi.

Tích lũy cho tương lai có thể là dấu hiệu khôn ngoan đề phòng những bất trắc có thể xẩy ra. Mà cũng có thể là một thứ nô lệ. Nếu suốt đời tôi lo âu tìm kiếm danh vọng, quá tham lam tiền bạc, lúc nào cũng bị vây khốn, băn khoăn thì đâu là niềm vui, tận hưởng.

Mà tận hưởng là gì? Đâu là ý nghĩa của sự tìm kiếm? Tích lũy?

Kinh Thánh kể:

Có người trong đám dân chúng nói với Đức Kitô: “Thưa Thầy, Thầy bảo anh tôi chia gia tài với tôi.”

Ngài đã nói cùng họ: “Hãy coi chừng! Hãy lo giữ mình tránh mọi thứ gian tham, vì không phải ai được sung túc, là đời sống người ấy chắc chắn nhờ của cải.”

Ngài nói cùng họ một ví dụ rằng: “Có người phú hộ, ruộng nương được mùa, nên suy tính với mình rằng: ta phải làm gì? Vì ta không còn chỗ nào mà tích trữ hoa mầu nữa. Đoạn người ấy nói: Ta sẽ làm thế này: phá quách các lẫm đi, mà xây những lẫm lớn hơn, rồi chất cả lúa mạ, và của cải vào đó, rồi ta nhủ hồn ta: Hồn ơi! Mày có dư thừa của cải, sẵn đó cho bao nhiêu năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi! Nhưng Thiên Chúa bảo nó: Đồ ngốc! Ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi sự ngươi đã sắm sửa, tích góp kia sẽ về tay ai? (Lc 12,13-21).

Không ai sống hộ tôi. Không ai chết thay tôi. Không ai đi cùng tôi. Tôi sẽ ra đi lẻ loi. Họ sẽ quên tôi cũng như tôi đã quên bao người. Có thể đôi khi họ nhớ tôi. Cũng như đôi khi tôi nhớ người này, kẻ kia. Nhưng nỗi nhớ chỉ là của riêng tôi, còn kẻ đã ra đi vẫn ra đi miền miệt. Thì cũng thế, chẳng ai làm gì được cho tôi lúc tôi ra đi không trở lại.

Chết là mất tất cả. Nhưng thánh Phaolô lại tuyên tín rằng chết là chiến thắng (1Cor 15,54). Chết là đi về sự sống vĩnh cửu. Chết là gặp gỡ. Gặp Đấng tạo nên mình. Như vậy, chết là cánh cửa im lìm được mở ra để tôi về với Đấng thương tôi. Chết là điều kiện để sống.

Chúa ơi, chết là đi về với Chúa sao con vẫn lo âu?

Phải chăng nỗi lo âu là dấu hiệu nói cho con rằng con sợ con có thể không gặp Chúa. Vì sợ không gặp nên chết mới là bản án nặng nề. Mà tại sao con lại sợ không gặp Chúa? Chúa luôn mong mỏi, đợi chờ con cơ mà. Như thế, muốn gặp Chúa hay không là do ý của lòng con. Con có quyền quyết định cho hạnh phúc của mình.

Chúa ơi, vì biết mình sẽ chết nên con băn khoăn tự hỏi bao giờ thì chuyến tầu định mệnh đem con đi. Hôm nay hay ngày mai? Mùa thu này hay mùa xuân tới? Con âu lo. Nhưng vì sao phải lo âu?

Phải chăng lo âu là dấu hiệu nói cho con rằng con chưa chuẩn bị đủ, là hồn con còn ngổn ngang. Có xa Chúa thì mới sợ mất Chúa. Sợ mất Chúa thì mới xao xuyến băn khoăn. Con biết thế, con biết rằng vì không sẵn sàng, vì không chuẩn bị nên mới hồi hộp, mất bình an. Con biết thế, con biết sau khi chết là hạnh phúc hay gian nan, là núi cao với mây ngàn cứu rỗi, hay vực sâu phiền muộn với đau thương. Nhưng chuẩn bị cho giờ ra đi không đơn giản Chúa ơi. Chúa biết đó, con đi tìm Chúa nhưng là đi trong lao đao. Bởi yêu một vật hữu hình thì dễ hơn lắng nghe tiếng gọi từ nơi xa thẳm. Giầu có và danh vọng cho con hạnh phúc mà con có thể sờ được. Còn hạnh phúc của đức tin thì sâu thắm quá.

Chung quanh có biết bao mời mọc. Kinh nghiệm cho con thấy rằng đã nhiều lần con bỏ Chúa. Như vậy biết đâu con lại chẳng bỏ Chúa trong tương lai. Nếu lúc đó mà giờ chết đến thì sao?

Chúa có nghĩ rằng khi con phải phấn đấu chối từ những rung cảm bất chính để sống theo niềm tin là thánh giá của con không. Chối từ tiếng gọi của tội lỗi đã là một thánh giá. Nhưng có khi lo âu vì không biết mình có từ chối được không còn là một thánh giá khác nữa. Chính đấng thánh của Chúa mà còn phải kêu lên: “Ôi! những điều tôi muốn làm thì tôi chẳng làm, những gì tôi muốn trốn tránh thì tôi lại làm” (Rom 7,15-16). Chúa thấy đó, vị tông đồ lớn của Chúa mà còn như thế, huống chi con, một kẻ mang nhiều đam mê, yếu đuối thì đường về với Chúa gian nan biết bao.

Để khỏi chết khi con chết, thì con phải chết trước khi con chết.

Cái chết đó là đóng đinh đời con vào thập giá. Con không biết con can đảm đến đâu. Con chỉ xin sao cho con tiếp tục đi mãi. Đi xiêu vẹo vì yếu đuối của con, nhưng vẫn tiếp tục đi.

Thập giá nào thì cũng có đau thương.

Con không muốn thập giá. Vì thập giá làm con mang thương tích. Chúa cũng đã ngã. Nhưng nếu sự sống của con mang mầm sự chết, thì trong cái chết của thập tự nẩy sinh sự sống. Chúa đã chết. Chúa hiểu nỗi sợ hãi của sự chết. Con vẫn nhớ lời Chúa cầu nguyện: “Lạy Cha, con xin phó hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46). Hôm nay con cũng muốn nói như vậy đó, với Chúa. Cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa dạy con rằng chẳng có sự sống nào mà không phải qua sự chết. Chết thì sợ hãi, nhưng nếu con yêu sự sống thì con phải yêu sự chết.

Con muốn chết để được sống.

Con sẽ đóng đinh đời con vào thập tự. Chúa ơi, Chúa có cho những lo âu của con là dấu chỉ tình yêu của một tâm hồn yếu đuối, đang thao thức đi tìm Chúa vì sợ mất Chúa không.

Lạy Cha, trong tay Cha con xin phó thác đời con.

LM Nguyễn Tầm Thường, SJ
Trích trong Nước Mắt và Hạnh Phúc