Friday, March 21, 20253:52 AM(View: 52)
Phóng viên Matt C. Abbott đã viết rằng: Tác giả Michael H. Brown, chủ bút của SpiritDaily.com, đã xuất bản một cuốn sách mới có tên là : Future Events: A Prophecy of Coming Times, tạm dịch là: "Các Biến Cố Tương Lai: Lời Tiên Tri Của Thời Đại Sắp Đến."
Monday, March 10, 20258:49 PM(View: 109)
Gần đây, trong một lần họp mặt gia đình, người cháu gái của tôi kể một câu chuyện thật xẩy ra với người bạn Mỹ của cháu. Tôi xin kể ra đây để mong mọi người biết mà đề phòng. Tôi xin được đổi tên để bảo toàn danh tính nạn nhân của vụ lừa đảo này: Cô Ann đang làm việc trong sở thì nhận được một cú điện thoại. Ở đầu dây bên kia, có một giọng người đàn ông báo tin...
Monday, March 10, 20258:47 PM(View: 103)
Nguồn: Spiritdaily.com Sự bình an sẽ đến khi chúng ta chờ đợi để Thiên Chúa làm việc. Trong mùa Chay Thánh này, chúng ta có thể cầu nguyện để xin Chúa lấy đi các thói quen xấu trong linh hồn của ta. Khi chúng ta biết chờ đợi để Chúa làm việc thì chúng ta sẽ trở nên khiêm nhường, trung tín và hiền lành hơn.
Monday, March 10, 20258:46 PM(View: 89)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Bà Kaylene Males kể: “Tôi cầu xin Chúa cho tôi có một cái chết bình an. Cha dượng tôi lúc còn sống không phải là một người tốt lành. Khi linh mục đến chúc phúc cho ông vào giờ hấp hối thì ông liền ngồi ngay lên. Ông nắm lấy cánh tay của vị linh mục thật chặt rồi ông la hét: "Không, tôi không muốn đến nơi ấy!"
Monday, March 10, 20258:44 PM(View: 86)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Cô Aarikja Epps là một sinh viên ngành y tá kể: “Có một người đàn ông đang hấp hối. Ông ta bị bịnh ung thư miệng lưỡi. Trong giờ hấp hối của ông, cả gia đình của ông tụ họp lại quanh ông. Ông ta la lên rằng có một đám ma quỷ đến bên cạnh ông. Ông cầu xin gia đình đừng để cho bọn chúng đưa ông vào hoả ngục.
Monday, March 10, 20258:43 PM(View: 90)
Nguồn: Spiritdaily.com Hỏi: Có khi nào bà nhìn thấy những người hấp hối đi vào hoả ngục hay lên Thiên Đàng không? Có sự khác biệt nào xẩy ra không? Bà Jill Hill trả lời: “Tôi đã làm việc trợ giúp các y tá để chăm sóc bịnh nhân ở một bịnh viện dưỡng lão. Tôi thường hay làm việc ở một căn phòng mà có nhiều bịnh nhân qua đời tại đó ."
Monday, March 10, 20258:41 PM(View: 80)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Bà là một linh hồn nạn nhân ở vùng Bavaria. Chúng ta học được nhiều bài học từ cuộc đời của bà thánh Anna Schaffer, một vị thánh có 5 Dấu Thánh. Từ khi còn thơ ấu cho đến khi qua đời, cuộc đời của Thánh Anna Schaffer là bằng chứng tình yêu của bà đối với Chúa Giêsu.
Monday, March 10, 20258:40 PM(View: 74)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí Wanda được thế giới biết đến là nhờ có những cảm nghiệm của bà. Trước tiên, nơi bà sinh ra thì ngày nay gọi là vùng Navahrudak tại nước Belarus. Đó là nơi có nhiều vị thánh của thế kỷ thứ 20. Tôi đã đến thăm nơi này vào năm 2003 và cầu nguyện trước những ngôi mộ của...
Monday, March 10, 20258:38 PM(View: 86)
https://www.ncregister.com/blog/graves-st-anna-schaffer Nữ tu thần bí thuộc thế kỷ 20 là người Ba Lan. Bà mang những Vết Thương Thánh để chịu đau đớn hầu đền tội và cầu nguyện cho các linh mục được ơn thánh hoá. Bà cũng nhận được nhiều thị kiến thiêng liêng. Sau khi chết, bà đang được toà thánh điều tra để phong chân phước cho bà.
Monday, March 10, 20258:37 PM(View: 91)
Từ FB Juan Manuel Vào năm 1624, tất cả các bé gái đều mặc áo đầm một cách nghiêm túc để đến trường. Họ được dạy bảo về tôn giáo, về việc tôn sùng Chúa Giê su Kito và về việc ao ước được lên Thiên Đàng. Thật là sai lầm khi mọi người chia trí, nói chuyện và cười đùa trong khi tham dự Thánh Lễ. Cha mẹ của các em cũng không quan tâm dạy bảo...

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tuesday, February 18, 202512:48 PM(View: 56)

CGGTU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Thánh Lễ Năm Thánh dành cho giới nghệ sĩ và văn hoá

Sáng Chúa Nhật ngày 16/2, ngày thứ hai của Năm Thánh dành cho giới nghệ sĩ và văn hoá, lẽ ra Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Năm Thánh này, tuy nhiên vì bị viêm phế quản và nhập viện nên Đức Hồng Y Tolentino de Mendonça, Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Giáo dục đã chủ sự Thánh Lễ Năm Thánh, với khoảng 4000 người hiện diện tại Đền thờ thánh Phêrô.

Đức Hồng Y Tolentino đã đọc bài giảng của Đức Thánh Cha cho Thánh Lễ này, Lễ Chúa Nhật thứ VI thường niên, với bài Tin Mừng về Chúa Giêsu công bố các Mối phúc.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu công bố các Mối Phúc trước các môn đệ và đám đông dân chúng. Chúng ta đã nghe những lời này nhiều lần, nhưng những lời này không ngừng làm chúng ta kinh ngạc: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười” (Lc 6,20-21). Những lời này đảo lộn luận lý của thế gian và mời gọi chúng ta nhìn thực tại bằng đôi mắt mới, bằng cái nhìn của Thiên Chúa, Đấng nhìn thấy vượt xa vẻ bề ngoài và nhận ra vẻ đẹp ngay cả trong sự mong manh và đau khổ.

Phần thứ hai dùng những lời nghiêm khắc và cảnh báo: “Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than” (Lc 6,24-25). Sự tương phản giữa “phúc cho anh em” và “khốn cho các ngươi” nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc phân định về nơi chúng ta đặt sự an toàn của mình.

Các nghệ sĩ và những người làm văn hóa, anh chị em được mời gọi làm chứng cho tầm nhìn cách mạng của các Mối Phúc. Sứ mạng của anh chị em không chỉ là tạo ra cái đẹp, mà còn làm tỏ lộ sự thật, lòng nhân hậu và vẻ đẹp ẩn giấu trong những nếp gấp của lịch sử, là lên tiếng cho những người không có tiếng nói, biến đổi nỗi đau thành hy vọng.

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ khủng hoảng phức tạp, vừa là khủng hoảng kinh tế và xã hội, nhưng trước hết là khủng hoảng của tâm hồn, khủng hoảng ý nghĩa. Chúng ta đặt ra câu hỏi về thời gian và hướng đi. Chúng ta là những người lữ hành hay những kẻ lang thang? Chúng ta bước đi với một đích nhắm hay đang lạc lối trong sự mông lung? Nghệ sĩ là người có nhiệm vụ giúp nhân loại không đánh mất phương hướng, không làm mờ đi chân trời hy vọng.

Nhưng hãy lưu ý: không phải một hy vọng dễ dãi, hời hợt, thoát ly thực tế. Không! Hy vọng đích thực đan xen với bi kịch của hiện hữu con người. Nó không phải là nơi trú ẩn thoải mái, mà là ngọn lửa đốt cháy và soi sáng, như Lời Chúa. Vì thế, nghệ thuật đích thực luôn là cuộc gặp gỡ với mầu nhiệm, với vẻ đẹp vượt xa chúng ta, với nỗi đau chất vấn chúng ta, với sự thật kêu gọi chúng ta. Nếu không, thì sẽ “khốn” thay! Chúa nghiêm khắc trong lời kêu gọi của Người.

Như nhà thơ Dòng Tên Hopkins đã viết: “Thế giới đầy tràn sự vĩ đại của Thiên Chúa. / Nó sẽ loé sáng như ánh lấp lánh của tấm chớp ánh bạc”. Đây là sứ mạng của nghệ sĩ: khám phá và làm tỏ lộ sự vĩ đại ẩn giấu đó, làm cho nó được cảm nhận bằng đôi mắt và trái tim chúng ta. Cũng nhà thơ ấy đã cảm nhận trong thế giới một “tiếng vọng bằng chì” và một “tiếng vọng bằng vàng”.

Nghệ sĩ nhạy cảm với những tiếng vọng này và, qua tác phẩm của mình, thực hiện sự phân định và giúp người khác phân biệt giữa những tiếng vọng khác nhau trong những biến cố của thế giới. Và những người nam nữ làm văn hóa được mời gọi đánh giá những tiếng vọng này, giải thích chúng và soi sáng con đường dẫn dắt chúng ta: đó là tiếng hát của những nàng tiên cá quyến rũ hay là tiếng gọi của nhân tính đích thực nhất của chúng ta. Anh chị em thân mến, anh chị em được mời gọi có sự khôn ngoan để phân biệt điều gì là “như trấu bị gió cuốn đi” với điều gì vững chắc “như cây trồng bên dòng nước” và có khả năng sinh hoa trái (x. Tv 1,3-4).

Các nghệ sĩ thân mến, tôi thấy nơi anh chị em là những người gìn giữ vẻ đẹp biết cúi xuống trên những vết thương của thế giới, biết lắng nghe tiếng kêu của người nghèo, người đau khổ, người bị thương, người tù đày, người bị bách hại, người tị nạn. Tôi thấy nơi anh chị em những người gìn giữ các Mối Phúc! Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những bức tường mới được dựng lên, khi những khác biệt trở thành cớ để chia rẽ thay vì cơ hội để làm phong phú lẫn nhau. Nhưng anh chị em, những người làm văn hóa, được mời gọi xây dựng những cây cầu, tạo ra không gian gặp gỡ và đối thoại, soi sáng tâm trí và sưởi ấm trái tim.

Người ta có thể hỏi: “Nhưng nghệ thuật để làm gì? Nghệ thuật có ích gì trong một thế giới đầy thương tích? Chẳng phải có những điều cấp bách hơn, cụ thể hơn, cần thiết hơn sao?”. Nghệ thuật không phải là xa xỉ, mà là nhu cầu của tâm hồn. Nó không phải là sự trốn chạy, mà là trách nhiệm, lời mời gọi hành động, tiếng kêu gọi, tiếng thét gào. Giáo dục về cái đẹp là giáo dục về hy vọng. Và hy vọng không bao giờ tách rời khỏi bi kịch của hiện hữu: ngang qua những vật lộn hàng ngày, những vất vả của cuộc sống, những thách thức của thời đại chúng ta.

Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe hôm nay, Chúa Giêsu tuyên bố phúc cho người nghèo, người đau khổ, người hiền lành, người bị bách hại. Đó là một lý lẽ đảo ngược, một cuộc cách mạng về cách nhìn. Nghệ thuật được mời gọi tham gia vào cuộc cách mạng này. Thế giới cần những nghệ sĩ ngôn sứ, những nhà trí thức can đảm, những người sáng tạo văn hóa.

Hãy để mình được hướng dẫn bởi Tin Mừng của các Mối Phúc, và nghệ thuật của anh chị em trở thành lời loan báo về một thế giới mới. Ước gì thơ ca của anh chị em làm cho chúng ta thấy điều đó! Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm, chất vấn và mạo hiểm. Vì nghệ thuật đích thực không bao giờ dễ dàng, nó mang lại sự bình an giữa những chao đảo. Và hãy nhớ: hy vọng không phải là ảo tưởng; cái đẹp không phải là không tưởng; ơn gọi của anh chị em không phải là ngẫu nhiên, mà là một tiếng gọi, một ơn gọi. Anh chị em hãy đáp lại với lòng quảng đại, với niềm đam mê và với tình yêu.

Vatican News