Sunday, April 20, 20258:27 PM(View: 71)
Sáng hôm nay là Chúa Nhật, Lễ Phục Sinh năm Thánh 2025, tôi được nghe bài giảng của LM Charles Chung Trần, giáo xứ Thánh Linh, Nam California. Trước khi làm linh mục thì cha Chung đã là một vị bác sĩ Y Khoa. Cha chia sẻ cảm nghiệm như sau:
Friday, April 18, 20258:13 PM(View: 76)
Nguồn: Medjugorje News Thị nhân Vicka của làng Medjugorje đã chia sẻ như sau:
Friday, April 18, 20253:14 PM(View: 71)
Nguồn: Medjugorje News Đức Mẹ đã nói:
Wednesday, April 16, 20258:13 PM(View: 71)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ lại hiện ra nhiều lần nữa với bà thị nhân Pierina vào năm 1966. Lần này thì Đức Mẹ hiện ra ở vùng Fontanelle, nước Ý. Sự hiện ra này kéo dài trong nhiều năm.
Wednesday, April 16, 20257:42 PM(View: 82)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ hiện ra với tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm tại vùng Montichiari, nước Ý. Vào năm 2024, Toà Thánh Vatican đã chấp nhận cuộc hiện ra ngày của Đức Mẹ là sự thật.
Tuesday, April 15, 20252:34 PM(View: 85)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Cha Madison Hayes kể một câu chuyện về thánh tượng cao 4 feet có tên là Đức Mẹ Beauraing. Tượng Đức Mẹ này được cha chính xứ mua từ thập niên 1980. Nay tượng đặt tại sân nhà thờ St. Bernard Catholic Church ở vùng Talkeetna, toạ lạc dưới chân núi Mount Denali. Núi này là một trong những ngọn núi cao...
Monday, April 14, 20259:35 PM(View: 81)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Đức Mẹ Maria đã chữa lành trái tim bịnh tật của một em bé. Điều này đã làm cho cả một gia đình xúc động. Ông bà Eric và Andrea Paul cùng với con trai là bé Bruce đã được Đức Mẹ chữa lành tại nhà thờ Bernard Catholic...
Sunday, April 13, 20257:47 PM(View: 91)
Theo thống kê thì khi về hưu, người ta cảm thấy yếu nhược hẳn đi bởi vì người ta không còn thấy đời mình có mục đích hay có ý nghĩa nữa. Để có thể sống thọ hơn thì cuộc đời của con người phải có mục đích, phải có các thói quen tốt và có sự liên lạc với cộng đồng nơi mình sống. Một số người nói rằng để có thể sống thọ thì người ta không nên về hưu sớm.
Saturday, April 12, 20257:41 PM(View: 89)
Tác giả Matt C. Abbott kể: Một tác giả cũng là một người làm về truyền thanh Công Giáo và rao giảng Tin Mừng là ông Jesse Romero. Ông đã cho tôi thêm tin tức về LM John Corapi.
Saturday, April 12, 20256:55 PM(View: 75)
Có những biến cố như các phép lạ và các phép chữa lành đã xẩy ra nhưng không phải là do tình cờ hay là do sự may mắn mà đó là những phúc lành mà Chúa cho phép xẩy ra để đem lại kết quả thiêng liêng cho những ai nhận được ơn lành này.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO KINH THÁNH ĐÃ VÀ ĐANG ĐỊNH HÌNH VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY NHƯ THẾ NÀO? WHĐ (10/3/2025)

Saturday, March 22, 20257:03 PM(View: 57)

cg21TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

KINH THÁNH ĐÃ VÀ ĐANG
ĐỊNH HÌNH VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY NHƯ THẾ NÀO?

WHĐ (10/3/2025) - Kinh thánh là một bản văn tôn giáo và một nền tảng văn hóa. Dù được xem như sự mặc khải thần linh hoặc như một tác phẩm văn học mang tính lịch sử, ảnh hưởng của Kinh thánh đối với nền văn minh phương Tây là không thể phủ nhận.

Dù muốn hay không, Kinh thánh đã định hình sâu xa nền văn minh phương Tây: ngôn ngữ, văn học, luật pháp và tư duy đạo đức. Ngay cả trong thời đại thế tục ngày nay, những dư âm của Kinh thánh vẫn còn in sâu trong văn hóa, thường theo những cách mà con người không nhận ra.

John Barton, một học giả Kinh thánh danh tiếng thuộc Anh giáo và nguyên giáo sư tại Đại học Oxford, đã khám phá ảnh hưởng bền vững này trong công trình nghiên cứu học thuật của mình, A History of the Bible (Lịch sử Kinh thánh). Tác phẩm của ông đưa ra một cái nhìn mang tính lịch sử và phê bình về việc Kinh thánh đã được đọc, diễn giải và tích hợp vào xã hội qua nhiều thiên niên kỷ như thế nào.

Di sản văn học và ngôn ngữ

Ảnh hưởng của Kinh thánh đối với văn học và ngôn ngữ là rất lớn. Vô số cụm từ — “thân thể chỉ là da bọc xương” (by the skin of my teeth, G 19,20), “cái dằm trong thân xác” (a thorn in the flesh, 2 Cr 12,7), “những quyền bính hiện hữu” (the powers that be, Rm 13,1) — đều bắt nguồn từ Kinh thánh. Đặc biệt, bản Kinh thánh King James đã định hình văn chương tiếng Anh với lối diễn đạt giàu chất thơ và dễ nhớ, ảnh hưởng đến các nhà văn từ Milton, Blake cho đến các tác giả hiện đại như T.S. Eliot.

Barton lưu ý rằng ngay cả các nhân vật văn học thế tục như Philip Pullman và Richard Dawkins cũng thừa nhận tầm quan trọng về mặt văn hóa của Kinh thánh, dù họ hoài nghi về các tuyên bố mang tính tôn giáo của Kinh thánh. Những câu chuyện và ẩn dụ trong Kinh thánh — Đavít đối đầu Gôliát, Người Samari nhân lành, Người con hoang đàng — đã ăn sâu vào tư duy phương Tây đến mức vượt ra ngoài niềm tin tôn giáo.

Đạo đức, luật pháp và xã hội

Kinh thánh đã cung cấp một bộ quy tắc đạo đức nền tảng, vốn định hình các hệ thống luật pháp phương Tây. Barton thảo luận về những giáo huấn luân lý trong Kinh thánh Hebrew và Tân ước ảnh hưởng đến mọi khía cạnh, từ các luật cấm giết người và trộm cắp (Xh 20) đến các nguyên tắc về công lý và lòng bác ái ra sao.

Các lý tưởng dân chủ cũng chịu ảnh hưởng từ Kinh thánh. Các vị ngôn sứ của Israel, những người dám nói lên sự thật trước quyền lực, đã tạo nên một mô hình ban đầu về trách nhiệm đạo đức của người cầm quyền. Sự nhấn mạnh của Tân ước vào việc quan tâm đến người nghèo và tôn trọng phẩm giá của mỗi con người đã truyền cảm hứng cho các nhà cải cách xã hội, từ William Wilberforce (người đấu tranh chống chế độ nô lệ) đến Martin Luther King Jr..

Kinh thánh trong nghệ thuật, âm nhạc và văn hóa đại chúng

Nghệ thuật và âm nhạc phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các chủ đề Kinh thánh. Thời Phục hưng đã sản sinh ra những kiệt tác như David của Michelangelo và Bữa Tiệc Ly của Da Vinci. Các nhà soạn nhạc như Bach và Handel đã đưa những câu chuyện Kinh thánh vào âm nhạc của họ, với Messiah (1741) vẫn là một trong những bản oratorio được trình diễn nhiều nhất mọi thời đại.

Ngay cả trong nền giải trí thế tục ngày nay, Kinh thánh vẫn là một điểm tham chiếu quan trọng. Hollywood thường xuyên chuyển thể các câu chuyện Kinh thánh thành phim, và văn hóa đại chúng tiếp tục khai thác hình tượng của Kinh thánh. Các nhà quảng cáo sử dụng những hình ảnh như Adam và Eva, cuộc Xuất Hành, hoặc khái niệm về miền đất hứa, cho thấy những câu chuyện này ăn sâu vào ý thức văn hóa đến mức nào.

Ảnh hưởng của Kinh thánh hiện nay

Barton thừa nhận rằng mức độ hiểu biết về Kinh thánh đang suy giảm ở nhiều nơi trong thế giới Tây phương. Tuy nhiên, ông lập luận rằng ảnh hưởng của Kinh thánh chưa hề biến mất — mà chỉ đơn giản là đang thay đổi. Ở Hoa Kỳ, Kinh thánh vẫn tiếp tục định hình diễn ngôn chính trị và các giá trị xã hội nhiều hơn so với ở châu Âu. Ngay cả trong những xã hội phần lớn theo chủ nghĩa thế tục, các nguyên tắc đạo đức và câu chuyện từ Kinh thánh vẫn là nền tảng cho những cuộc thảo luận về công lý, quyền con người, và đạo đức.

Như công trình nghiên cứu của Barton minh chứng, Kinh thánh không chỉ là một bản văn tôn giáo mà còn là một nền tảng văn hóa. Dù được xem là mặc khải thần linh hoặc một tác phẩm văn học mang tính lịch sử, thì ảnh hưởng của Kinh thánh đối với nền văn minh phương Tây là không thể phủ nhận.

Daniel Esparza

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP - Dòng Đa Minh Thánh Tâm - Chuyển ngữ từ: aleteia.org
LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY