Sunday, April 20, 20258:27 PM(View: 65)
Sáng hôm nay là Chúa Nhật, Lễ Phục Sinh năm Thánh 2025, tôi được nghe bài giảng của LM Charles Chung Trần, giáo xứ Thánh Linh, Nam California. Trước khi làm linh mục thì cha Chung đã là một vị bác sĩ Y Khoa. Cha chia sẻ cảm nghiệm như sau:
Friday, April 18, 20258:13 PM(View: 75)
Nguồn: Medjugorje News Thị nhân Vicka của làng Medjugorje đã chia sẻ như sau:
Friday, April 18, 20253:14 PM(View: 69)
Nguồn: Medjugorje News Đức Mẹ đã nói:
Wednesday, April 16, 20258:13 PM(View: 70)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ lại hiện ra nhiều lần nữa với bà thị nhân Pierina vào năm 1966. Lần này thì Đức Mẹ hiện ra ở vùng Fontanelle, nước Ý. Sự hiện ra này kéo dài trong nhiều năm.
Wednesday, April 16, 20257:42 PM(View: 82)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ hiện ra với tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm tại vùng Montichiari, nước Ý. Vào năm 2024, Toà Thánh Vatican đã chấp nhận cuộc hiện ra ngày của Đức Mẹ là sự thật.
Tuesday, April 15, 20252:34 PM(View: 84)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Cha Madison Hayes kể một câu chuyện về thánh tượng cao 4 feet có tên là Đức Mẹ Beauraing. Tượng Đức Mẹ này được cha chính xứ mua từ thập niên 1980. Nay tượng đặt tại sân nhà thờ St. Bernard Catholic Church ở vùng Talkeetna, toạ lạc dưới chân núi Mount Denali. Núi này là một trong những ngọn núi cao...
Monday, April 14, 20259:35 PM(View: 79)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Đức Mẹ Maria đã chữa lành trái tim bịnh tật của một em bé. Điều này đã làm cho cả một gia đình xúc động. Ông bà Eric và Andrea Paul cùng với con trai là bé Bruce đã được Đức Mẹ chữa lành tại nhà thờ Bernard Catholic...
Sunday, April 13, 20257:47 PM(View: 86)
Theo thống kê thì khi về hưu, người ta cảm thấy yếu nhược hẳn đi bởi vì người ta không còn thấy đời mình có mục đích hay có ý nghĩa nữa. Để có thể sống thọ hơn thì cuộc đời của con người phải có mục đích, phải có các thói quen tốt và có sự liên lạc với cộng đồng nơi mình sống. Một số người nói rằng để có thể sống thọ thì người ta không nên về hưu sớm.
Saturday, April 12, 20257:41 PM(View: 88)
Tác giả Matt C. Abbott kể: Một tác giả cũng là một người làm về truyền thanh Công Giáo và rao giảng Tin Mừng là ông Jesse Romero. Ông đã cho tôi thêm tin tức về LM John Corapi.
Saturday, April 12, 20256:55 PM(View: 75)
Có những biến cố như các phép lạ và các phép chữa lành đã xẩy ra nhưng không phải là do tình cờ hay là do sự may mắn mà đó là những phúc lành mà Chúa cho phép xẩy ra để đem lại kết quả thiêng liêng cho những ai nhận được ơn lành này.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Sunday, April 6, 202512:27 PM(View: 35)

cg33TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Đừng mất hy vọng ngay cả khi chúng ta thấy mình không thể thay đổi cuộc sống

Trong bài giáo lý được chuẩn bị cho buổi Tiếp kiến chung ngày 2/4/2025, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu “hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu, và trên hết hãy để lòng thương xót của Thiên Chúa tìm gặp chúng ta, Đấng luôn đến tìm kiếm chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chúng ta lạc lối”.

Như thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh vào ngày 1/4/2025, vào sáng thứ Tư ngày 2/4/2025, dù không có buổi Tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã cho công bố bài giáo lý đã được ngài chuẩn bị cho buổi tiếp kiến để các tín hữu có thể tiếp tục suy tư về chủ đề những cuộc gặp gỡ trong cuộc đời Chúa Giêsu.

Sau khi đã suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô, với người phụ nữ xứ Samaria, tuần này Đức Thánh Cha suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người thu thuế Dakêu, một câu chuyện xúc động với đoạn kết rất hay.

Cuộc gặp gỡ với ông Dakêu (19 1-5)

Sau khi vào Giêrikhô, Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy. Ở đó có một người tên là Dakêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông ta lại lùn. Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giêsu, vì Người sắp đi qua đó. Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!”

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến,

Chúng ta hãy tiếp tục suy tư về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với một số nhân vật trong Phúc Âm. Lần này tôi muốn tập trung vào nhân vật Dakêu: một câu chuyện tôi đặc biệt yêu thích, bởi vì nó có một vị trí đặc biệt trong hành trình thiêng liêng của tôi.

Người lạc lối

Phúc Âm Thánh Luca mô tả ông Dakêu như một người dường như đã lạc lối hoàn toàn và không thể cứu chữa. Có lẽ đôi khi chúng ta cũng cảm thấy như thế: không còn hy vọng. Tuy nhiên, ông Dakêu sẽ khám phá ra rằng Chúa đang tìm kiếm ông.

Trên thực tế, Chúa Giêsu đã đi xuống Giêricô, một thành phố nằm dưới mực nước biển, được coi là hình ảnh của địa ngục, nơi Chúa Giêsu muốn đến để tìm kiếm những người cảm thấy lạc lối xa đường. Và trong thực tế, Chúa Phục Sinh vẫn tiếp tục đi xuống địa ngục ngày nay, đến những nơi chiến tranh, đến nỗi đau của những người vô tội, đến trái tim của những người mẹ chứng kiến cái chết của con mình, đến cơn đói khát của người nghèo.

Theo một nghĩa nào đó, ông Dakêu đã bị lạc lối; có lẽ ông đã đưa ra một số lựa chọn sai lầm hoặc có lẽ cuộc sống đã đặt ông vào những tình huống mà ông khó tránh khỏi. Thật vậy, Thánh Luca nhấn mạnh vào việc mô tả đặc điểm của người đàn ông này: ông không chỉ là người thu thuế, nghĩa là người thu thuế từ những người đồng hương của mình cho quân xâm lược La Mã, mà ông còn là người đứng đầu những người thu thuế, như thể muốn nói rằng tội lỗi của ông tăng gấp nhiều lần.

Sau đó, Thánh Luca nói thêm rằng ông Dakêu giàu có, ngụ ý rằng ông đã trở nên giàu có nhờ bóc lột người khác, lạm dụng địa vị của mình. Nhưng tất cả những điều này đều có hậu quả: có thể ông Dakêu cảm thấy bị mọi người xa lánh, khinh thường.

Những trở ngại ngăn cản gặp Chúa

Khi hay biết Chúa Giêsu đang đi qua thành phố, ông Dakêu cảm thấy mong muốn được gặp Người. Ông không dám tưởng tượng đến một cuộc gặp gỡ, ông chỉ có thể quan sát từ xa. Nhưng những mong muốn của chúng ta cũng gặp phải trở ngại và không tự động trở thành hiện thực: ông Dakêu có vóc dáng thấp bé! Đó là thực tế của chúng ta, chúng ta có những hạn chế mà chúng ta phải giải quyết. Và rồi còn những người khác, đôi khi không giúp chúng ta: đám đông ngăn cản ông Dakêu nhìn thấy Chúa Giêsu. Có lẽ đây cũng là một phần sự trả thù của họ.

Can đảm và đơn sơ như trẻ nhỏ khi đến gặp Chúa

Nhưng khi bạn có mong muốn mạnh mẽ, bạn sẽ không nản lòng. Bạn sẽ tìm ra giải pháp. Nhưng bạn cần phải có lòng can đảm và không xấu hổ, bạn cần một chút tính đơn sơ của trẻ con và không cần quá bận tâm về hình ảnh của mình. Ông Dakêu, giống như một đứa trẻ, trèo lên cây. Chắc hẳn đó là một điểm quan sát tốt, đặc biệt là khi có thể quan sát mà không bị phát hiện, khi ẩn nấp sau những tán lá.

Thiên Chúa không thể đi qua mà không tìm kiếm những người lạc mất

Nhưng với Chúa, điều bất ngờ luôn xảy ra: Khi Chúa Giêsu đến gần, Người nhìn lên. Ông Dakêu cảm thấy bị phơi bày và có lẽ đang mong đợi một sự khiển trách công khai. Có thể dân chúng đã hy vọng điều đó, nhưng họ sẽ phải thất vọng: Chúa Giêsu, gần như ngạc nhiên khi thấy ông Dakêu trên cây, đã yêu cầu ông xuống ngay lập tức, và nói với ông: “Hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!” (Lc 19,6). Thiên Chúa không thể đi qua mà không tìm kiếm những người lạc mất.

Đôi khi chúng ta khó chấp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho người khác

Thánh Luca nhấn mạnh đến niềm vui trong lòng ông Dakêu. Đó là niềm vui của những người cảm thấy được nhìn nhận, công nhận và trên hết là được tha thứ. Ánh mắt của Chúa Giêsu không phải là ánh mắt khiển trách nhưng là ánh mắt thương xót. Đôi khi chúng ta khó chấp nhận lòng thương xót đó, đặc biệt là khi Thiên Chúa tha thứ cho những người mà chúng ta cho là không xứng đáng. Chúng ta than phiền vì chúng ta muốn giới hạn tình yêu của Thiên Chúa.

Bắt đầu thay đổi khi gặp được Chúa

Tại nhà ông Dakêu, sau khi nghe lời tha thứ của Chúa Giêsu, ông đứng dậy, như thể được sống lại từ cõi chết. Và ông đứng lên để đưa ra lời cam kết: sẽ trả lại gấp bốn lần những gì ông đã chiếm đoạt. Đó không phải là cái giá phải trả, bởi vì sự tha thứ của Thiên Chúa là điều được ban vô điều kiện, nhưng đó là mong muốn noi gương Đấng đã yêu thương chúng ta. Ông Dakêu đã thực hiện một cam kết mà ông không bắt buộc phải thực hiện, nhưng ông đã làm như vậy vì ông hiểu rằng đây là cách ông yêu thương. Và ông thực hiện điều đó bằng cách kết hợp cả luật La Mã về trộm cắp và luật của đạo Do Thái về sám hối. Do đó ông Dakêu không chỉ là người có khát vọng mà còn là người biết thực hiện những bước cụ thể. Mục đích của ông không phải là chung chung hay trừu tượng, mà bắt đầu từ chính lịch sử của ông: ông nhìn lại cuộc đời mình và xác định thời điểm để bắt đầu thay đổi.

Đừng mất hy vọng

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học từ ông Dakêu để không mất hy vọng, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không có khả năng thay đổi. Chúng ta hãy vun trồng ước muốn được nhìn thấy Chúa Giêsu, và trên hết hãy để lòng thương xót của Thiên Chúa tìm gặp chúng ta, Đấng luôn đến tìm kiếm chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào khi chúng ta lạc lối.

Vatican News