Sunday, April 20, 20258:27 PM(View: 46)
Sáng hôm nay là Chúa Nhật, Lễ Phục Sinh năm Thánh 2025, tôi được nghe bài giảng của LM Charles Chung Trần, giáo xứ Thánh Linh, Nam California. Trước khi làm linh mục thì cha Chung đã là một vị bác sĩ Y Khoa. Cha chia sẻ cảm nghiệm như sau:
Friday, April 18, 20258:13 PM(View: 58)
Nguồn: Medjugorje News Thị nhân Vicka của làng Medjugorje đã chia sẻ như sau:
Friday, April 18, 20253:14 PM(View: 58)
Nguồn: Medjugorje News Đức Mẹ đã nói:
Wednesday, April 16, 20258:13 PM(View: 63)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ lại hiện ra nhiều lần nữa với bà thị nhân Pierina vào năm 1966. Lần này thì Đức Mẹ hiện ra ở vùng Fontanelle, nước Ý. Sự hiện ra này kéo dài trong nhiều năm.
Wednesday, April 16, 20257:42 PM(View: 68)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ hiện ra với tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm tại vùng Montichiari, nước Ý. Vào năm 2024, Toà Thánh Vatican đã chấp nhận cuộc hiện ra ngày của Đức Mẹ là sự thật.
Tuesday, April 15, 20252:34 PM(View: 75)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Cha Madison Hayes kể một câu chuyện về thánh tượng cao 4 feet có tên là Đức Mẹ Beauraing. Tượng Đức Mẹ này được cha chính xứ mua từ thập niên 1980. Nay tượng đặt tại sân nhà thờ St. Bernard Catholic Church ở vùng Talkeetna, toạ lạc dưới chân núi Mount Denali. Núi này là một trong những ngọn núi cao...
Monday, April 14, 20259:35 PM(View: 73)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Đức Mẹ Maria đã chữa lành trái tim bịnh tật của một em bé. Điều này đã làm cho cả một gia đình xúc động. Ông bà Eric và Andrea Paul cùng với con trai là bé Bruce đã được Đức Mẹ chữa lành tại nhà thờ Bernard Catholic...
Sunday, April 13, 20257:47 PM(View: 81)
Theo thống kê thì khi về hưu, người ta cảm thấy yếu nhược hẳn đi bởi vì người ta không còn thấy đời mình có mục đích hay có ý nghĩa nữa. Để có thể sống thọ hơn thì cuộc đời của con người phải có mục đích, phải có các thói quen tốt và có sự liên lạc với cộng đồng nơi mình sống. Một số người nói rằng để có thể sống thọ thì người ta không nên về hưu sớm.
Saturday, April 12, 20257:41 PM(View: 85)
Tác giả Matt C. Abbott kể: Một tác giả cũng là một người làm về truyền thanh Công Giáo và rao giảng Tin Mừng là ông Jesse Romero. Ông đã cho tôi thêm tin tức về LM John Corapi.
Saturday, April 12, 20256:55 PM(View: 70)
Có những biến cố như các phép lạ và các phép chữa lành đã xẩy ra nhưng không phải là do tình cờ hay là do sự may mắn mà đó là những phúc lành mà Chúa cho phép xẩy ra để đem lại kết quả thiêng liêng cho những ai nhận được ơn lành này.

ĐAU KHỔ VÀ VINH QUANG

Thursday, April 10, 20255:35 PM(View: 32)

ash2ĐAU KHỔ VÀ VINH QUANG

Phụng vụ Tuần Thánh mở đầu bằng nghi thức làm phép lá và rước lá, sau đó là thánh lễ mà đỉnh cao là trình thuật về cuộc thương khó của Đức Giê-su. Các Bài đọc Kinh Thánh, nhất là Bài Thương khó, nêu bật hai khía cạnh của cuộc thương khó Đức Giê-su: Đau khổ và Vinh quang. Hai khía cạnh này hòa quyện với nhau, tạo nên nét độc đáo và làm cho cuộc tử nạn của Chúa Giê-su trên đồi Can-vê năm xưa không giống như bất kỳ vụ thi hành án nào trong lịch sử.


Bài đọc I trích sách Ngôn sứ I-sa-i-a nói với chúng ta về một nhân vật bị đánh bầm dập, thân mình mang đầy thương tích. Tuy vậy, nhân vật được trình bày lại chấp nhận đau khổ như một tự nguyện. Nhân vật ấy là Người Tôi tớ Đức Gia-vê. Vị Tôi tớ luôn trong trạng thái tỉnh thức để lắng nghe lời giáo huấn của Thiên Chúa, và niềm tin cậy phó thác đã đem lại cho Người sức mạnh trong gian nan. Dưới lăng kính Ki-tô giáo, đây chính là hình ảnh của Đức Giê-su chịu khổ hình. Cuộc thương khó vừa là một khổ hình do người Do Thái gây nên, đồng thời cũng là một hành vi tự nguyện của Chúa Giê-su, vì vâng lời Chúa Cha. Mặc dù sợ hãi đến mức toát mồ hôi máu, Đức Giê-su, người Tôi tớ Gia-vê đã tự nguyện bước vào cuộc thương khó, với niềm xác tín “có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi.” Cần lưu ý là sách ngôn sứ I-sai-a có bốn bài ca về Người Tôi tớ Đức Gia-vê. Mỗi bài diễn tả một khía cạnh, và tất cả bốn bài ca đó đã trở thành hiện thực nơi Đức Giê-su. Bài cuối cùng ở chương 52 được đọc trong Phụng vụ suy tôn Thánh giá chiều thứ Sáu tuần Thánh, với nội dung diễn tả cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giê-su qua biến cố thập giá.

Hai khía cạnh đau khổ và vinh quang cũng được thánh Phao-lô quảng diễn trong Bài đọc II. Đức Giê-su là Thiên Chúa tối cao. Người đã hạ mình mang lấy thân phận con người như chúng ta, chỉ ngoại trừ tội lỗi. Người đã trút bỏ vinh quang để mang thân phận nô lệ. Sự hạ mình của Ngôi Lời vừa thể hiện qua mầu nhiệm nhập thể, vừa thể hiện qua biến cố khổ nạn thập giá. Nói cách khác, sự khiêm tốn vâng lời liên lỉ của Đức Giê-su, được trải dài từ ngày Truyền tin đến đỉnh đồi Can-vê. Tuy vậy, thánh Phao-lô khẳng định, cái chết và nấm mộ không phải là tiếng nói cuối cùng của Thiên Chúa. Sau thập giá là vinh quang. Thiên Chúa Cha đã siêu tôn Đức Giê-su, và ban cho Người danh hiệu “trổi vượt trên muôn vàn danh hiệu.” Điều thánh Phao-lô viết trong thư gửi giáo dân Phi-líp-phê hôm nay đã được thực hiện: đó là hàng tỷ Ki-tô hữu trên hoàn cầu tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Cứu độ.

Trình thuật thương khó theo thánh Lu-ca như một vở kịch gồm nhiều phân cảnh, với nhiều cung bậc cảm xúc. Vở kịch này khởi đầu từ phòng tiệc ly và kết thúc trên đồi Can-vê. Chúng ta thấy mỗi khi Đức Giê-su nói về những gì đang xảy ra trong hiện tại, thì Người cũng liên hệ tới tương lai. Nếu bữa tiệc ly là lần cuối cùng Người uống chén rượu nho vật chất, thì Người cũng hứa sẽ được cùng với các môn đệ dùng rượu nho mới khi triều đại của Thiên Chúa đến. Khi bị bắt trong vườn Cây Dầu, dù bị quân lính bao quanh sát khí đằng đằng, Chúa Giê-su vẫn khảng khái nói: Đây là giờ của quyền lực tối tăm. Nhân vật Phi-la-tô được trình bày nổi bật trong cuộc thương khó của Đức Giê-su. Ông này vừa kính phục Chúa Giê-su, nhưng lại sợ người Do Thái. Thực sự ông muốn cứu Chúa Giê-su, và ông đã tìm một lối mở, đó là đưa ra trường hợp Ba-ra-ba như một lá bài để thương thuyết. Ấy vậy mà người Do Thái đồng thanh xin tha cho một kẻ giết người. Trong cuộc thương khó, giữa tiếng ồn ào của đám đông bị kích động, Con Thiên Chúa thì bị án tử, và kẻ sát nhân lại được tha! Chi tiết này đã làm cho cuộc thương khó của Chúa Giê-su thêm phần bi kịch.

Trình thuật thương khó kết thúc ở nấm mồ. Các môn đệ và những người phụ nữ trước đây đã theo Chúa Giê-su đang ở trong một tâm trạng hoang mang tột độ. Họ không biết những gì sẽ tiếp tục xảy đến. Với lòng yêu mến và kính trọng Thầy mình, các môn đệ đã hạ xác Chúa và vội vàng an táng trong mồ. Những người phụ nữ thì chuẩn bị thuốc thơm để sau ngày nghỉ lễ sẽ xức xác Chúa. Bài Thương khó kết thúc như những dấu chấm lửng, dường như muốn cho các độc giả hãy đón đọc ở phần sau, với nhiều hấp dẫn mới. Sau khi cử hành Phụng vụ Lễ Lá, Phụng vụ Tuần Thánh giúp các tín hữu tiếp tục suy tư về những gì mình đã được chứng kiến trong trình thuật hôm nay. Chúng ta sẽ dần dần từng bước cử hành những biến cố quan trọng trong những ngày cuối đời dương thế của Chúa Giê-su. Nói cách khác, trình thuật Thương khó như một dẫn nhập để đưa các tín hữu tới những nghi thức long trọng của Tuần Thánh.

Nếu đau khổ và vinh quang cùng đan xen trong biến cố khổ nạn của Chúa Giê-su, thì hôm nay, trong cuộc sống của chúng ta, đau khổ và vinh quang cũng vẫn đang cùng nhau hòa quyện. Người tín hữu nhìn thấy qua mầu nhiệm thập giá vinh quang của Thiên Chúa. Vinh quang ấy chiếu tỏa cho mọi thế hệ, để những ai đến với thập giá Chúa Ki-tô, sẽ tìm được bình an và hướng đi cho đời mình. Trong cuộc sống đầy gian nan thử thách, những ai tin cậy phó thác nơi Chúa, sẽ cảm thấy gánh cuộc đời nhẹ nhàng hơn. Chúa Giê-su đã mời gọi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Chúng ta hãy tham dự nghi thức Tuần Thánh với niềm phó thác cậy trông để có thêm nghị lực bước đi trên con đường thập giá cuộc đời.

TGM Giu-se Vũ Văn Thiên