Con Cáo Hêrôđê
Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên Giáo Hội đã chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu có nội dung về biến cố Tiền Hô Gioan Tẩy Giả bị chém đầu với lời mở đầu của quận vương Hêrôđê liên quan đến danh tiếng của Chúa Giêsu: Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XVII Thường Niên. Hôm nay, Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên, bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cũng lập lại lời của vị quận vương này về danh tiếng của Chúa Giêsu liên quan đến cái chết của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả.
Tuy nhiên, trong khi Phúc Âm Thánh Mathêu bao gồm cả tiến trình xẩy ra việc lấy thủ cấp của vị thánh này và chỉ nói vỏn vẻn đến cảm nhận của quận vương Hêrôđê, thì Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay lại không thuật lại tất cả diễn tiến xẩy ra biến cố ấy, nhưng bao gồm cả các cảm nhận khác cùng với cảm nhận của chính quận vương Hêrôđê về Chúa Giêsu:
"Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: 'Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại'; còn kẻ khác lại nói: 'Ông Êlia đã hiện ra'; kẻ khác nữa nói rằng: 'Một tiên tri thời xưa đã sống lại'. Nhưng Hêrôđê thì nói: 'Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?' và vua tìm cách gặp Người".
Trước hết, chúng ta thấy rằng, nhờ Phúc Âm của Thánh ký Luca chúng ta có thể suy ra là cảm nhận của quận vương Hêrôđe trong bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu có thể đã bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của một vị quần thần nào đó của vua: "vì có kẻ nói rằng: 'Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại'", và vua chỉ lập lại cảm nhận ấy như là cảm nhận của vua về Chúa Giêsu thôi: "Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ" (14:2)
Qua cảm nhận này của quận vương Hêrôđê, người ta có cảm tưởng là vị quận vương này vừa đánh trống vừa ăn cướp, đúng là một "con cáo" (Luca 13:32) muốn "tìm giết" cả Người nữa, như Người đã được một số người biệt phái mật báo cho biết sau này (xem Luca 13:31). Còn trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, ông ta lại có vẻ khách quan hơn, thiện chí hơn và tỏ ra thân thiện hơn với Chúa Giêsu: "Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân... 'Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?' và vua tìm cách gặp Người".
Ở đây, trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca, vị quận vương Hêrôđê này chỉ tỏ ra thắc mắc mà thôi, chứ không suy diễn rồi đi đến quả quyết chủ quan một cách hống hách ngang tàng như trong bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, và chính vì thắc mắc nên ông mới muốn "tìm cách gặp Người".
Không ngờ, ước nguyện muốn được gặp Người của ông cuối cùng cũng đã được đáp ứng, khi tổng trấn Philatô, nghe biết Chúa Giêsu gốc gác thuộc về miền Galilêa là vùng thuộc thẩm quyền của ông, đã giải giao Người cho ông, và khi nghe thấy thế ông đã tỏ ra "hết sức vui mừng để gặp Người", nhưng ông đã hoàn toàn thất vọng khi gặp Người, bởi ông chỉ muốn "xem Người làm một phép lạ nào đó", mà không được toại nguyện nên ông cùng đám vệ binh của ông đã tỏ ra khinh chê nhạo báng Người (xem 23:6-12).
Phải chăng Kitô hữu chúng ta đôi khi cũng chỉ muốn "tìm cách gặp Người" như quận vương Hêrôđê này để được "xem Người làm một phép lạ nào đó", ở chỗ Người ban cho chúng ta những điều chúng ta xin Người, nhất là trong cơn gian nan khốn khó hoạn nạn của chúng ta, cần được cứu vớt nhanh bao nhiêu có thể, lạ bao nhiêu có thể theo lòng mong ước chủ quan thiển cận của chúng ta, nhưng xin mãi mà Người vẫn im lìm chẳng nhúc nhích gì, khiến chúng ta cảm thấy chán ngán Người, xa lánh Người và thậm chí chối bỏ Người cùng nguyền rủa Người?
Thái độ của quận vương Hêrôđê theo Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, và thái độ tương tự của không ít Kitô hữu trong chúng ta như thế, đã bị Thiên Chúa cảnh báo và khuyên giục qua Tiên Tri Haggai trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay thế này:
"Đây Chúa các đạo binh phán: Dân này nói: 'Chưa đến lúc xây cất đền thờ Chúa'. Và có lời Chúa dùng tiên tri Haggai phán rằng: 'Chớ thì đến lúc các ngươi cư ngụ trong nhà ấm cúng, và để đền thờ này hoang vu sao?'. Giờ đây Chúa các đạo binh phán như thế này: 'Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi. Các ngươi đã gieo nhiều mà thu vào ít: các ngươi đã ăn không no, đã uống không say, đã mặc không ấm, kẻ nhận tiền công lại bỏ vào túi lủng'. Chúa các đạo binh phán như thế này: 'Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi: Hãy lên núi mang gỗ về xây cất đền thờ, như thế sẽ đẹp lòng Ta và Ta sẽ được tôn vinh'".
Bởi thế, chỉ có những ai thành tâm tìm kiếm Chúa, phụng sự Ngài bằng tất cả tấm lòng của mình, được tiêu biểu như việc xây đền thờ cho Ngài ngự trị trong lòng mình và để Ngài hoàn toàn làm chủ cuộc đời mình, mới có được những tâm tình của bài Đáp Ca hôm nay mà thôi:
1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Đấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ.
2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con, bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang.
3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Đó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên Giáo Hội đã chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu có nội dung về biến cố Tiền Hô Gioan Tẩy Giả bị chém đầu với lời mở đầu của quận vương Hêrôđê liên quan đến danh tiếng của Chúa Giêsu: Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XVII Thường Niên. Hôm nay, Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên, bài Phúc Âm của Thánh ký Luca cũng lập lại lời của vị quận vương này về danh tiếng của Chúa Giêsu liên quan đến cái chết của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả.
Tuy nhiên, trong khi Phúc Âm Thánh Mathêu bao gồm cả tiến trình xẩy ra việc lấy thủ cấp của vị thánh này và chỉ nói vỏn vẻn đến cảm nhận của quận vương Hêrôđê, thì Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay lại không thuật lại tất cả diễn tiến xẩy ra biến cố ấy, nhưng bao gồm cả các cảm nhận khác cùng với cảm nhận của chính quận vương Hêrôđê về Chúa Giêsu:
"Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân, vì có kẻ nói rằng: 'Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại'; còn kẻ khác lại nói: 'Ông Êlia đã hiện ra'; kẻ khác nữa nói rằng: 'Một tiên tri thời xưa đã sống lại'. Nhưng Hêrôđê thì nói: 'Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?' và vua tìm cách gặp Người".
Trước hết, chúng ta thấy rằng, nhờ Phúc Âm của Thánh ký Luca chúng ta có thể suy ra là cảm nhận của quận vương Hêrôđe trong bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu có thể đã bị ảnh hưởng bởi cảm nhận của một vị quần thần nào đó của vua: "vì có kẻ nói rằng: 'Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại'", và vua chỉ lập lại cảm nhận ấy như là cảm nhận của vua về Chúa Giêsu thôi: "Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ" (14:2)
Qua cảm nhận này của quận vương Hêrôđê, người ta có cảm tưởng là vị quận vương này vừa đánh trống vừa ăn cướp, đúng là một "con cáo" (Luca 13:32) muốn "tìm giết" cả Người nữa, như Người đã được một số người biệt phái mật báo cho biết sau này (xem Luca 13:31). Còn trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, ông ta lại có vẻ khách quan hơn, thiện chí hơn và tỏ ra thân thiện hơn với Chúa Giêsu: "Khi ấy, quận vương Hêrôđê nghe biết tất cả các việc Chúa Giêsu đã làm thì phân vân... 'Ông Gioan trẫm đã chém đầu rồi. Ông này là ai mà trẫm nghe đồn làm những điều như thế?' và vua tìm cách gặp Người".
Ở đây, trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca, vị quận vương Hêrôđê này chỉ tỏ ra thắc mắc mà thôi, chứ không suy diễn rồi đi đến quả quyết chủ quan một cách hống hách ngang tàng như trong bài Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, và chính vì thắc mắc nên ông mới muốn "tìm cách gặp Người".
Không ngờ, ước nguyện muốn được gặp Người của ông cuối cùng cũng đã được đáp ứng, khi tổng trấn Philatô, nghe biết Chúa Giêsu gốc gác thuộc về miền Galilêa là vùng thuộc thẩm quyền của ông, đã giải giao Người cho ông, và khi nghe thấy thế ông đã tỏ ra "hết sức vui mừng để gặp Người", nhưng ông đã hoàn toàn thất vọng khi gặp Người, bởi ông chỉ muốn "xem Người làm một phép lạ nào đó", mà không được toại nguyện nên ông cùng đám vệ binh của ông đã tỏ ra khinh chê nhạo báng Người (xem 23:6-12).
Phải chăng Kitô hữu chúng ta đôi khi cũng chỉ muốn "tìm cách gặp Người" như quận vương Hêrôđê này để được "xem Người làm một phép lạ nào đó", ở chỗ Người ban cho chúng ta những điều chúng ta xin Người, nhất là trong cơn gian nan khốn khó hoạn nạn của chúng ta, cần được cứu vớt nhanh bao nhiêu có thể, lạ bao nhiêu có thể theo lòng mong ước chủ quan thiển cận của chúng ta, nhưng xin mãi mà Người vẫn im lìm chẳng nhúc nhích gì, khiến chúng ta cảm thấy chán ngán Người, xa lánh Người và thậm chí chối bỏ Người cùng nguyền rủa Người?
Thái độ của quận vương Hêrôđê theo Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay, và thái độ tương tự của không ít Kitô hữu trong chúng ta như thế, đã bị Thiên Chúa cảnh báo và khuyên giục qua Tiên Tri Haggai trong Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay thế này:
"Đây Chúa các đạo binh phán: Dân này nói: 'Chưa đến lúc xây cất đền thờ Chúa'. Và có lời Chúa dùng tiên tri Haggai phán rằng: 'Chớ thì đến lúc các ngươi cư ngụ trong nhà ấm cúng, và để đền thờ này hoang vu sao?'. Giờ đây Chúa các đạo binh phán như thế này: 'Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi. Các ngươi đã gieo nhiều mà thu vào ít: các ngươi đã ăn không no, đã uống không say, đã mặc không ấm, kẻ nhận tiền công lại bỏ vào túi lủng'. Chúa các đạo binh phán như thế này: 'Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi: Hãy lên núi mang gỗ về xây cất đền thờ, như thế sẽ đẹp lòng Ta và Ta sẽ được tôn vinh'".
Bởi thế, chỉ có những ai thành tâm tìm kiếm Chúa, phụng sự Ngài bằng tất cả tấm lòng của mình, được tiêu biểu như việc xây đền thờ cho Ngài ngự trị trong lòng mình và để Ngài hoàn toàn làm chủ cuộc đời mình, mới có được những tâm tình của bài Đáp Ca hôm nay mà thôi:
1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Đấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ.
2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con, bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang.
3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Đó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL