22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 36)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 45)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 67)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 44)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 54)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 52)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 54)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 45)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 67)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

“Tái Ông thất mã” (30.09.2017 – Thứ Bảy Tuần XXV Thường Niên năm A)

30 Tháng Chín 20172:50 SA(Xem: 1641)
30-9Tái Ông thất mã”

(30.09.2017 – Thứ Bảy Tuần XXV Thường Niên năm A)
Thánh Giêrônimô, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh (340 – 420)

Lời Chúa: Lc 9,43b-45

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

43b Khi ấy, đang lúc mọi người còn bỡ ngỡ về tất cả các việc Đức Giê-su làm, thì Người nói với các môn đệ rằng : 44 “Phần anh em, hãy lắng tai nghe cho kỹ những lời sau đây : Con Người sắp bị nộp vào tay người đời.” 45 Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bí ẩn, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. Nhưng các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy.

Cuộc sống đôi khi không êm đềm như người ta vẫn hằng mong mỏi. Thế nhưng, nếu nó cứ lặng lẽ trôi mà không hề có biến cố nào, chẳng phải sẽ nhàm chán lắm sao? Thế nên, Thiên Chúa mới ban cho mỗi người một cây thánh giá để vác hằng ngày, không phải để chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống, mà là để ta biết trân trọng những giây phút bình an khi vượt qua những khó khăn, thử thách đó. Tuy nhiên, cách đón nhận thánh giá ấy của mỗi người lại không hề giống nhau: kẻ bi quan thì than vãn, trách móc Chúa; người lạc quan lại thầm cảm tạ Người vì thánh giá ấy vừa sức mình. Bên cạnh đó, cũng có những người cho rằng họa, phúc là chuyện thường tình, có họa ắt sẽ có phúc, gặp phúc rồi cũng sẽ lại gặp họa, đó là kiểu người có suy nghĩ tương đồng với nhân vật Tái Ông trong điển tích “Tái Ông thất mã”.

Chuyện kể rằng, thuở xưa, ở biên giới phía bắc Trung Hoa, có một ông lão thường gọi là Tái Ông. Ông có một con ngựa khỏe. Một ngày nọ, con ngựa ấy chạy sang nước láng giềng. Hàng xóm đến chia buồn, ông bảo: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt”. Quả thật, vài ngày sau, con ngựa ấy quay trở lại và dẫn theo một con tuấn mã. Hàng xóm đến chia vui, ông lại bảo: “Tôi được ngựa quý, nhưng sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành”. Một hôm, con trai ông cưỡi con tuấn mã ấy, chẳng may bị gãy chân. Hàng xóm lại đến chia buồn, ông bảo: “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may”. Không lâu sau, nước láng giềng kéo sang xâm lược, trai tráng trong làng đều bị xung quân và tử trân gần hết, duy chỉ có con trai của Tái Ông bình an vì bị gãy chân. Lúc ấy, hàng xóm mới nhận ra suy nghĩ thâm thúy của ông.

Trên thực tế, cuộc sống của con người không thể tránh khỏi rủi ro. Thế nhưng, cách đón nhận những rủi ro ấy mới tạo nên sự khác biệt của mỗi người. Những kẻ bi quan thường đầu hàng trước số phận. họ hay nghĩ rằng, việc bản thân gặp chuyện không may là do số phận đen đủi hoặc Thiên Chúa đã bỏ quên họ rồi. Họ không nhận ra được chính thái độ bi quan đó đã khiến họ đánh mất động lực để tiếp tục sống. Ngược lại, những người lạc quan không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn, họ xem đó là những thử thách Thiên Chúa dành tặng cho mình và quyết tâm vượt qua bằng hành động cùng những lời cầu nguyện.

Sống trên đời, chẳng có niềm hạnh phúc nào là bất tận. Thế nhưng, có những người lại an tâm với cuộc sống hiện tại, mải mê chìm đắm trong hạnh phúc và vinh hoa tầm thường. Do đó, khi niềm hạnh phúc ấy bị cướp đi, họ cảm thấy vô cùng hụt hẫng, trời đất như quay cuồng. Phút chốc, mục đích sống của họ không còn nữa. Cuộc sống vốn dĩ họa phúc luân phiên, có phúc ắt sẽ có họa, có họa rồi sẽ lại gặp phúc. Nếu nhận thức được điều đó, chắc hẳn chúng ta sẽ không quá đau buồn khi hạnh phúc vụt khỏi tầm tay, cũng như chẳng còn mải mê chìm lắm trong niềm hạnh phúc hữu hạn ở đời này.

Bài Tin Mừng hôm nay cũng đề cập đến vấn đề ấy. Khi thấy dân chúng còn đang bỡ ngỡ, hạnh phúc với những phép lạ mình làm, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời”. Qua đó, Người muốn các môn đệ của mình phải ý thức rằng, niềm vui hiện tại sẽ không còn lâu nữa, hãy chuẩn bị tinh thần cho những biến cố sắp tới. Thế nhưng, Người nói điều đó không chỉ để các ông mủi lòng hay mất niềm tin mà ngược lại, Chúa muốn tỏ ra cho các ông biết đằng sau nỗi đau mất mát ấy lại chính là niềm vui cứu độ được đánh đổi bằng chính mạng sống của Người. Người muốn cho chúng ta nhận ra niềm vui rồi cũng sẽ trôi qua và thay vào đó là nỗi đau, nhưng sau nỗi đau ấy lại là niềm hạnh phúc gấp vạn lần.

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đã một lần thất bại hoặc gặp khó khăn, gian nan, thử thách. Tuy nhiên, cách vượt qua nỗi đau của chúng ta không hề giống nhau, điều đó thể hiện đức tin và bản lĩnh của mỗi người. Vui vẻ đón nhận nỗi đau ngay sau niềm vui là một điều không hề đơn giản. Vì thế, ngoài việc phải “trung dung” trong mọi vấn đề, chúng ta còn cần phải có ơn trợ giúp từ Thiên Chúa. Hãy chạy đến cùng Người, Người sẽ chẳng bỏ rơi bất cứ ai. Đặc biệt, chúng ta phải ghi nhớ rằng: “Khi cực suy cũng là lúc khởi thịnh, khi mà cực thịnh tức là sắp suy”. Họa phúc xoay vần, đừng quá đắm chìm trong hạnh phúc, cũng đừng nên bi quan trong đau khổ, vì Thiên Chúa luôn đồng hành cùng chúng ta.

Lạy Chúa, chúng con xin tạ ơn Ngài vì những ơn lành hồn xác Ngài đã ban cho chúng con. Xin Ngài đoái thương đến những tâm hồn yếu đuối đang trông ngóng sự trợ giúp của Ngài. Không có Chúa, chúng con chẳng thể làm gì được. Vì thế, xin Ngài luôn đồng hành cùng chúng con trong lúc vui cũng như khi sầu não, để chúng con có thêm niềm tin và sức mạnh để vác thánh giá Ngài đã ban, hầu có thể sống xứng đáng với tình yêu Ngài đã dành cho chúng con. Amen.

Petrus Sơn