22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 29)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 34)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 52)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 51)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 43)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

TIỂU SỬ THÁNH PHANXICÔ

02 Tháng Mười 201710:25 CH(Xem: 8962)
phanxico-assisiTIỂU SỬ THÁNH PHANXICÔ

Thánh Phanxixô Assisi còn được gọi bằng những tên khác như: Phanxicô Khó Khăn, Phanxicô Khó Nghèo, Phanxicô Năm Dấu, và có người gọi là Thánh Phan-Sinh do phiên âm từ chữ San Francesco.

1.      GIAI ĐOẠN NIÊN THIẾU

Phanxicô chào đời năm 1182 tại thành phố Assisi bên nước Ý (Italia).  Cha của Phanxicô là ông Bênađônê, một thương gia giàu có chuyên xuất nhập cảng hàng vải vóc tơ lụa.  Mẹ của Phanxicô là bà Pica, quê ở Provence nước Pháp, là một phụ nữ hiền từ và đạo đức.  Phanxicô đã lãnh nhận bí tích Rửa tội tại nhà thờ Thánh Ruphinô với tên thánh là Gioan Baotixita.  Nhưng sau khi trở về từ nước Pháp, ông Bênađônê đổi tên cho con trai thành Phanxicô (tiếng Ý là Francesco, có nghĩa là "chú Tây con") để ghi nhớ chuyến đi buôn bên Pháp (Francia).

Bẩm sinh Phanxicô có tính cao thượng, trong sáng, tế nhị, lại thích thơ nhạc và có khiếu thẩm mỹ.  Cậu được học giáo lý cũng như văn hóa ngay tại họ đạo với các linh mục.  Vì có khiếu về thương mại, nên mới 14 tuổi, Phanxicô đã được gia nhập vào Hiệp hội thương gia Assisi và được cha giao cho công việc trông coi cửa hàng của gia đình.  Phanxicô rất được các bạn trẻ yêu mến.  Họ đã gọi cậu là "Ông Hoàng của Giới trẻ".  Khi đến tuổi trưởng thành, chàng mơ làm hiệp sĩ, nên đã sắm áo giáp, vũ khí và ngựa chiến để tòng quân.  Nhưng ngay lần giao chiến đầu tiên giữa Assisi và Pêrugia năm 1202, Phanxicô đã bị bắt làm tù binh.  Mặc dù ở trong tù, suốt ngày chàng vẫn ca hát vui vẻ và luôn nâng đỡ tinh thần các bạn tù.

2.      GIAI ĐOẠN HOÁN CẢI

Phanxicô được phóng thích năm 1203 vì bị bệnh nặng.  Chàng bị bệnh kéo dài suốt năm 1204.  Cuối năm 1204 hay vào mùa xuân 1205, được tin tướng Gauthier de Brienne chiêu mộ binh lính để chống người Hồi giáo, Phanxicô xin gia nhập vào đoàn quân ấy.  Trong đêm trước ngày lên đường, chàng chiêm bao thấy mình đang ở trong một lâu đài thật nguy nga tráng lệ, đầy vũ khí có hình Thánh Giá, lại có cả một thiếu nữ thật kiều diễm, rồi chàng nghe tiếng nói: "Tất cả là của ngươi nếu ngươi phục vụ dưới ngọn cờ Thánh Giá."  Chàng rất vui mừng, tin tưởng sẽ trở thành hiệp sỹ.

Một hành vi quảng đại: trên đường đi, gặp một hiệp sỹ chính danh với bộ áo giáp nghèo nàn, Phanxicô đã đổi bộ áo sang trọng của mình cho người hiệp sĩ ấy.  Nhưng đêm hôm đó, trong quán trọ ở Spôlêtô, cách Assisi khoảng 40 cây số, Phanxicô lại có giấc mộng thứ hai, trong đó có mẩu đối thoại như sau: “Phanxicô, con chờ mong ân huệ nơi ai?  Nơi người chủ hay nơi người tôi tớ?” “Dĩ nhiên là con mong chờ nơi người chủ.” “Vậy tại sao con bỏ người làm chủ để đi phục vụ người tôi tớ?” “Lạy Chúa! Vậy con phải làm gì bây giờ?” “Hãy trở về Assisi rồi con sẽ rõ.”

Sáng hôm sau, Phanxicô quay trở về Assisi.  Mặc cho mọi người ngạc nhiên và đàm tiếu chàng bắt đầu xa lánh bạn bè, thích tìm nơi thanh vắng để suy tư, cầu nguyện và chờ đợi.

Một hôm, trên đường đi, Phanxicô gặp một người phong cùi.  Theo phản ứng tự nhiên, chàng sợ hãi muốn tránh.  Nhưng chàng đã tự trấn tĩnh và đến ôm hôn người cùi ấy.  Kể từ ngày ấy, chàng thích gần gũi, chăm sóc những con người xấu số mà xã hội bấy giờ hất hủi.  Phanxicô thường lấy của cải mình có để chia cho những người hành khất.  Vào một dịp đi hành hương Rôma, chàng đã đổi áo cho một người hành khất để suốt ngày ngồi xin bố thí.

Vào mùa thu hoăc cuối năm 1205, tại nhà nguyện Thánh Đamianô, đang khi cầu nguyện, Phanxicô nghe tiếng nói từ cây Thánh Giá: “Con hãy xây lại nhà Ta đang đổ nát.”  Phanxicô tức tốc về nhà lấy vải vóc tơ lụa đem bán lấy tiền giao cho cha sở để sửa nhà thờ.  Nhưng cha sở không nhận, Phanxicô quẳng túi tiền vào một góc cửa sổ, và đi xin vật liệu để tự tay sửa nhà thờ.

Khi trở về, ông Bênađônê nổi giận vì biết rằng Phanxicô đã bán vải và ngựa để có tiền sửa nhà thờ, ông đã tìm đến cha sở để đòi lại.  Rồi, vì không thể thuyết phục Phanxicô trở về, ông đã kiện Phanxicô với Đức giám mục thành Assisi.

Vào tháng giêng hoặc tháng hai năm 1206, được gọi ra tòa của Đức giám mục, Phanxicô đã từ khước quyền thừa kế và trả luôn bộ y phục đang mặc cho ông Bênađônê, và tuyên bố: “Xưa nay, tôi vẫn gọi ông Bênađônê là cha.  Nhưng bây giờ, tôi có thể nói: Lạy Cha chúng con ở trên trời.”

Suốt mùa hè năm 1206 đến tháng hai năm 1208, Phanxicô đã sửa nhà nguyện Thánh Đamianô, rồi nhà thờ Thánh Phêrô và nhà thờ Đức Bà Nữ Vương Các Thiên Thần (Portiuncula).  Ngày 24.02.1208 tại nhà thờ Portiuncula, Phanxicô nghe đoạn Phúc Âm Thánh Matthêu (Mt 10: 7-14): “Dọc dường hãy rao giảng.  Đừng sắm vàng bạc, hay tiền đồng để giắt lưng.  Đi đường đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi giày hay cầm gậy.”  Chàng đã reo lên: “Chính đây là điều tôi mong ước, tìm kiếm và nóng lòng thực hiện.”

3.      GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

Nhờ nếp sống và lời rao giảng, Phanxicô đã thu hút mọi thành phần trong xã hội.  Từ những thương gia giàu có, những nhà trí thức, hay những thiếu nữ đài các, cho đến những thường dân trong xã hội, từ những kẻ độc thân, cho đến người đã lập gia đình, ai ai cũng say mê lý tưởng sống nghèo của Phanxicô.  Và vì vậy, Phanxicô trở thành vị sáng lập Dòng mà chính ngài đã không dự tính trước.

THÀNH LẬP DÒNG I

Ông Bênađô Quintavalô là một phú thương, sau khi bán hết của cải để chia cho người nghèo đã xin đi theo Phanxicô.  Một tuần sau đó, ông Phêrô Cattani là một luật gia và một thanh niên khác tên là Egiđiô đã xin gia nhập nhóm.  Vào giai đoạn này, các anh em tạm trú ngụ tại Portiuncula.  Mỗi ngày anh em đi rao giảng, và làm thuê để sinh sống.  Anh em dứt khoát không nhận tiền bạc.

Năm 1210 khi số anh em đủ 12 người, Phanxicô đưa anh em đi Rôma xin Đức Giáo Hoàng innocentiô III phê chuẩn luật sống.  Đức Giáo Hoàng đã phê chuẩn và giao cho anh em nhiệm vụ rao giảng về sự thống hối.  Khi trở về, anh em đã trú ngụ tại một cái chòi ở Rivô-Tortô.  Khi một người dân muốn giành cái chòi ấy cho con lừa của ông ta, Phanxicô đã xin viện phụ dòng Biển đức ở Subasiô cho sử dụng nhà thờ Portiuncula.  Kể từ đây, nhà thờ Đức Bà Các Thiên Thần (Portiuncula) trở thành nhà thờ mẹ của Hội Dòng.  Thế là Dòng I, cũng gọi là Dòng Anh Em Hèn Mọn, đã ra đời.

THÀNH LẬP DÒNG II

Đêm Chúa Nhật Lễ Lá năm 1212, tại Nhà thờ Đức Bà các Thiên Thần, Phanxicô đã đón nhận Clara và trao ban áo dòng.  Sau đó, ngài gửi Clara đến tạm trú tại Đan Viện Nữ Tu Biển Đức.  Ít lâu sau, Anê, em gái của Clara, cũng đến xin gia nhập.  Từ đó, hai chị em cư ngụ tại nhà nguyện thánh Đamianô và phát triển thành Dòng II.  Đây là một dòng kín chuyên sống đời chiêm niệm.

THÀNH LẬP DÒNG III

Năm 1216 tại Canara và Pốtgibonsi, một thị trấn ở giữa Firenxê và Siêna, cặp vợ chồng giàu có là ông Lukêsiô và bà Buônađôna đã trở thành những người Dòng III đầu tiên.  Thời bấy giờ Dòng III có tên là “Dòng Những Người Qui Thiện” hay dòng “Những Người Đền Tội.”  Năm 1221 do lời khuyên của Đức Hồng y Hugôlinô, Phanxicô đã viết bản Luật tiên khởi gọi là “Bản Ghi Nhớ Dự Phóng Đời Sống” cho Dòng III.  Bản Luật này đã được Đức Giáo Hoàng Hônôriô III chuẩn y.  Năm 1289, Đức Giáo Hoàng Nicôla IV lại ban sắc chỉ để phê chuẩn bản Luật 1221 với một vài sửa chữa.  Năm 1883, Đức Lêô XIII đã cho soạn thảo một bản Luật khác.  Năm 1978, Đức Phaolô VI đã phê chuẩn bản Luật mới do ba nhánh Dòng I và Dòng Ba Tại Viện hợp tác soạn thảo.

4.      CÁC BIẾN CỐ KHÁC

Phanxicô đã xin Đức giáo hoàng Hônôriô IV ban Ơn Toàn Xá cho những ai thành tâm kính viếng nhà nguyện Portiuncula.  Và Ơn Toàn Xá này ban một năm một lần vào ngày kỷ niệm cung hiến nguyện đường, tức là ngày 2 tháng 8 mỗi năm.

- Năm 1223, trong một hang đá tại Greccio, Phanxicô có sáng kiến tái diễn biến cố Giáng Sinh.

- Năm 1224, trên đỉnh núi La Vécna, trong thời gian ăn chay để mừng lễ thánh Micaen, có lẽ vào ngày 14 hoặc 15 tháng 9, Phanxicô nhận được một thị kiến về Thiên thần sốt mến chịu đóng đinh và nhận các dấu thánh của Chúa Giêsu.

-  Tháng 4-5 năm 1225, Phanxicô trú ngụ tại nhà nguyện Thánh Đamianô để chữa bệnh, nhưng bệnh không thuyên giảm.  Một đêm kia, Chúa đã hứa ban cho ngài sự sống đời đời.  Sáng hôm sau, ngài đã sáng tác “Bài Ca Tạo Vật.”

-  Tháng 6 năm 1225, ngài đã thêm vào Bài Ca Tạo Vật một tiểu khúc nói về sự tha thứ, nhờ đó đã giao hòa được Đức giám mục với ông thị trưởng thành Assisi.

-  Tháng 4 năm 1226, anh em đưa ngài đến Siêna để tìm cách chữa bệnh cho ngài.  Tại đây ngài đã đọc cho anh em chép một Di chúc ngắn gọi là Di chúc Siêna.  Sau đó có lẽ ngài đã về Coóctôna, và tại đây ngài đã soạn Di chúc chính thức.  Cảm thấy cái chết đã đến gần, ngài thêm vào Bài Ca tạo vật một tiểu khúc cuối cùng nói về cái chết, mà ngài gọi là Chị Chết.

-  Đêm thứ bảy, 3.10.1226, ngài đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà thờ Nữ Vương Các Thiên Thần.  Và ngày 4.10, ngài được an táng tại nhà thờ Thánh Gioócgiô.

-  Ngài được Đức giáo hoàng Grêgôriô IXphong thánh vào ngày 16.07.1228.

- Ngày 25.05.1230, dân thành Assisi đã di chuyển cách trọng thể di hài của Thánh Phanxicô về Vương Cung Thánh Đường đã được xây cất để tôn kính ngài.

5.      KẾT LUẬN

Thánh Phanxicô đã qua đời từ thế kỷ13, nhưng tinh thần của ngài vẫn tồn tại cho tới ngày nay, và những đặc điểm phong phú của tinh thần Phan sinh vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng trong giáo hội Công Giáo, trong các tôn giáo khác, cũng như trong các dân tộc trên toàn thế giới.  Quả thật, Phanxicô là một Kitô hữu đích thật.  Nhân loại rất hãnh diện vì sự hiện diện của một người như Phanxicô!  Giáo Hội rất vui mừng khi phong thánh cho một người như Phanxicô!  Hội Dòng rất tự hào vì có một vị Thánh Tổ Phụ như Phanxicô!

http://psttvnusa.blogspot.com/ 2010/12/tieu-su-thanh- phanxico.html