25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 12)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 15)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 53)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 64)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

THÁNH GIOAN NEUMANN, C.SS.R.(1811 – 1860)

04 Tháng Giêng 20181:07 CH(Xem: 1324)
gTHÁNH GIOAN NEUMANN, C.SS.R.(1811 – 1860)

Tận tụy với bổn phận cho đến giây phút được gọi về.

Khi chủng sinh Gioan Neumann đến Hoa Kỳ năm 1836, Thầy không có một đồng xu dính túi; nhưng 24 năm sau, khi Đức Giám Mục Gioan Neumann qua đời, Ngài đã hoàn thành nhiều công trình hơn những người khác có thể làm với thời gian gấp đôi. Trong số những thành quả của Ngài là tổ chức các trường Công Giáo và Bốn Mươi Giờ Thánh. Đời sống của Ngài đã minh chứng rằng mọi người có thể đạt được sự thánh thiện. Ngài không làm một phép lạ nào. Trái lại, Ngài sống một cuộc đời thật bình thường và theo đuổi ơn gọi của mình với tất cả tấm lòng, tất cả sức lực, và với lòng trung thành hoàn hảo.

Gioan sinh ngày 28 tháng 3 năm 1811, tại làng Prachatitz, nước Tiệp Khắc. Ba của Gioan làm chủ một hãng dệt nhỏ. Từ nhỏ, Gioan là người trầm lặng và thích đọc sách. Vì sở thích của em là môn vạn vật và thiên văn, nên ước mơ của em là một ngày nào đó sẽ làm bác học. Đến năm 20 tuổi, khi đến tuổi phải chọn một hướng đi cho cuộc đời, Gioan bị giằng co giữa ước muốn làm bác sĩ và ý tưởng làm linh mục. Đối với ý tưởng muốn làm linh mục, Gioan cảm thấy khó mà đạt được, vì trong số 90 đơn xin, bình thường chủng viện chỉ nhận 20 đơn. Hơn nữa, Gioan không có ai đỡ đầu. Dù vậy, sau khi đã bàn hỏi với cha mẹ, mẹ cậu đã nói với cậu: “Gioan, nếu con cảm thấy muốn làm linh mục, thì con cũng nên thử một lần”.

Dù vô vọng, Gioan vẫn nộp đơn xin nhập chủng viện. Cậu thật không ngờ khi được tin là đã được chấp nhận. Tại chủng viện, Gioan chăm chỉ học hành và được điểm rất cao. Ngoài ra Thầy học được tám ngoại ngữ. Nhờ vốn liếng ngoại ngữ đó, sau này Thầy làm được rất nhiều việc. Thêm vào đó, khi gần mãn khóa, Thầy được mời giữ một chức vụ quan trọng trong chính quyền. Nhưng Thầy đã từ tốn không nhận, khiến cả cha viện trưởng lẫn hai nhân viên chính phủ không thể hiểu được. Thầy Gioan muốn đến một nơi mà người ta cần đến Thầy. Một trong những nơi đó là Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ trong thời gian ấy có rất nhiều dân di cư từ Âu Châu. Họ như chiên không người chăn, vì rất ít linh mục biết ngôn ngữ của họ. Vị viện trưởng và hai người kia không thể hiểu được lý do nào đã khiến cho Gioan tự tình từ bỏ một cuộc sống sang giầu và có địa vị trong xã hội, và chọn một cuộc sống đầy khó khăn tại Hoa Kỳ.

Sau khi mãn khóa, vì Đức Cha bị bệnh, nên ngày truyền chức linh mục đã bị hoãn vô thời hạn. Vì nghĩ rằng một Giám Mục Hòa Kỳ sẽ truyền chức cho, Thầy đã viết mấy lá thư xin tình nguyện sang phục vụ tại Hoa Kỳ. Thầy không nhận được một thư hồi âm nào. Thế là Thầy nhất định liều một phen. Thầy quyết định sang Hoa Kỳ để đích thân xin được truyền chức.

Với một túi đồ nhỏ, Thầy Gioan đi bộ đến hải cảng Havre và ra khơi vào mùa xuân năm 1836. Sau bốn mươi ngày trên biển, Thầy đến bến Manhattan, Nữu Ước. Khi được tiếp chuyện với Đức Cha Gioan Dubois, Thầy mới biết là Đức Cha đã gửi thư mời Thầy sang, nhưng Thầy đã bỏ Âu Châu trước khi thư đó đến. Thầy đã được Đức Cha truyền chức linh mục vào ngày 25 tháng 6 năm 1836, và Đức Cha sai Cha Gioan coi sóc một Giáo Xứ gần thành phố Buffalo với diện tích 900 dặm vuông. Trong vùng đất xình lầy ẩm thấp và đầy muỗi này, sống rải rắc khoảng bốn trăm gia đình Công Giáo người Đức, Pháp, Ái Nhĩ Lan và người dân da đỏ. Cha Gioan tóm tắt việc làm của Cha tại đây trong hai chữ: “Đi Bộ”. Với bộ đồ lễ đeo sau lưng, Cha đi bộ đến các nơi để ban các bí tích cho giáo dân. Mỗi ngày Cha đi bộ trung bình từ 15 đến 30 cây số.

Cha Gioan Neumann đặc biệt yêu thương các trẻ em, và Ngài thường cho các em kẹo để khuyến khích các em học giáo lý. Vì thấy nhiều em cần có môi trường để có thể học hành, Ngài liền bắt đầu một chương trình Ngài rất ưa thích, đó là mở trường học.

Về công việc coi sóc xứ đạo, tuy không phải dễ, nhiều khi cũng thật đơn điệu. Dù vậy, cũng có những lúc hú hồn. Một lần nọ cha bị bọn cướp bắt và chút nữa là bị treo cổ. Lần khác, tí nữa là Cha bị một người say bắn vào lưng. Sau một thời gian quốc bộ khắp đó đây, Cha bắt đầu cảm thấy thấm mệt. Trong một chuyến đi, Cha đã bị ngất xỉu ở trong rừng. Mấy người dân da đỏ trong vùng đã thấy Ngài và đem Ngài về nhà. Vì biến cố này, một người bạn đã tặng Cha một con ngựa để Cha dùng.

Sau mấy năm phục vụ con chiên bổn đạo, tuy Cha cảm thấy họ cần Cha, nhưng riêng Cha , Cha cảm thấy không yên tâm với đời sống thiêng liêng của mình. Ngài cảm thấy cần có những người bạn đồng hành và cần những lời chỉ dạy của các linh mục khác. Vì thế, Cha đã quyết định xin vào dòng. Sau khi gặp một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, Cha cảm thấy rất muốn vào Dòng này. Tuy Đức Cha rất tiếc khi bị mất một linh mục tài ba như Cha Gioan, Ngài đã đồng ý cho Cha gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế tại Pittsburgh. Cha đã được vào nhà tập và sau đó được khấn dòng vào năm 1842.

Trong dòng, Cha được chỉ định giúp việc tại nhiều nơi. Khi Cha được 35 tuổi, tức bốn năm sau khi khấn dòng, Cha được đặt làm bề trên Dòng Chúa Cứu Thế tại Hoa Kỳ. Vì một số lý do, nhất là vì Ngài còn trẻ và là phần tử mới của Dòng, nhiều người không thích Cha làm bề trên. Hơn nữa, vì chủ trương của Cha là muốn mọi phần tử sống trong cùng một tu viện, thay vì chia người đi nhiều tu viện nhỏ như ý muốn của nhiều người. Sau hai năm đương đầu với những lời dèm pha từ nhiều phía, Cha đã xin được giải nhiệm. Nhưng ba năm sau, tức năm 1851, Cha lại được bầu làm bề trên tu viện Baltimore.

Chỉ mấy tháng sau khi đến Baltimore, một tin đồn không biết bắt nguồn từ đâu, là Cha Gioan Neumann sẽ làm Giám Mục. Vì là Cha giải tội của Đức Tổng Giám Mục Baltimore, một ngày nọ Đức Tổng Giám Mục đã nói đùa là nếu Cha Gioan mặc phẩm phục Giám mục, chắc trông Cha sẽ rất oai phong. Cha Gioan thật sửng sốt khi nghe được lời đó. Cha không muốn được chỉ định vào chức vụ này, vì Cha sợ sẽ không được gần con chiên của mình. Cha đã nhờ bạn bè xin Chúa đừng để Ngài làm Giám Mục. Cha còn nhờ các bề trên bầu cử cho minh. Sau đó, một trong những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, cũng là bạn của Đức Thánh Cha, đã cho biết, “Đức Giáo Hoàng có lý do riêng của Ngài”.

Không lâu sau, khi Cha Gioan vừa bước vào phòng, Cha thấy có vật gì nằm trên một cuốn sách đang mở. Lúc đến gần thì Cha thấy một chiếc nhẫn Giám Mục và một tượng Thánh giá. Cha Gioan đã được truyền chức Giám Mục vào ngày sinh nhật thứ bốn mươi mốt của Ngài.

Cha Gioan đã được chỉ định làm Giám Mục Philadelphia. Vì biết cánh đồng truyền giáo trong Giáo Phận rộng lớn này thật bao la bát ngát, và đòi nhiều công sức, Ngài đã chọn khẩu hiệu, “Sự Đau Khổ của Chúa Kitô, xin nâng đỡ con”. Chỉ vài tuần sau khi nhận địa phận, Đức Cha Gioan đã viếng thăm các nhà thờ và các cơ sở Công Giáo trong thành phố Philadelphia. Và khi mùa xuân vừa ló rạng, Đức Cha bắt đầu cuộc hành trình viếng thăm các họ đạo tại miền quê. Dù làm Giám Mục, Ngài vẫn hăng say hoạt động và luôn sẵn sàng tiếp đón bất cứ ai đến với Ngài. Những ánh nhìn khác lạ khi nhìn thấy cổ áo đã sờn và đôi giầy cao cổ của Ngài trong thời gian đầu không lâu sau đã được thay bằng ánh mắt mến phục vì tính tình hiền từ và đơn giản của Ngài. Một trong những lý do chính khiến Rôma chọn Ngài là vì khả năng ngoại ngữ, một yếu tố rất quan trọng trong một giáo phận có dân ngoại kiều đến từ nhiều quốc gia. Lúc này, Đức Cha Gioan Neumann đã nói thông thạo 12 thứ tiếng.

Người ta kể một cụ bà người Ái Nhĩ Lan đến Đức Cha Neumann để xưng tội. Bà cụ xưng thú tội mình một cách lanh lẹ bằng tiếng Ái Nhĩ Lan. Sau khi đã được nghe những lời khuyên khôn ngoan của Đức Cha, bà ra khỏi tòa vui thú reo lên, “Tạ ơn Chúa, bây giờ chúng ta đã có một Giám Mục người Ái Nhĩ Lan”.

Trong tám năm làm giám mục, Đức Cha Neumann đã xây cho giáo phận tám chục nhà thờ, và trong hội đồng Giám Mục toàn quốc lần thứ nhất, Đức Cha đã đưa ra một hệ thống học đường Công Giáo cho toàn nước Mỹ. Đức Cha ước muốn mỗi giáo xứ trong giáo phận của Ngài có một trường Công Giáo. Lúc Đức Cha nhận chức vào năm 1852, Giáo Phận Philadelphia chỉ có 2 trường tiểu học; tám năm sau, con số đó đã lên tới 100. Đức Cha cũng mời được mấy dòng tu đến đặt trụ sở trong giáo phận để giúp vào việc giáo dục.

Ngay khi vừa về nhận chức, Đức Cha muốn tổ chức chương trình Bốn Mươi Giờ Thánh trong giáo phận, nhưng Ngài đã gặp phải nhiều chống đối. Trong thời gian đó, không giáo phận nào tại Hoa Kỳ có việc sùng kính này, vì sợ sự phạm thánh có thể xảy ra do một nhóm chống Công Giáo có tên Ẩn Danh. Sau cùng, do một sự thúc đẩy, Đức Cha Neumann đã quyết định bắt đầu việc sùng kính này. Trong khi giáo dân lũ lượt kéo nhau đến nhà thờ, thì trái lại không thấy bóng dáng của một người nào thuộc nhóm Ẩn Danh. Không bao lâu việc sùng kính này cũng xuất hiện ở nhiều giáo phận khác.

Sau khi lên chức Giám Mục, Đức Cha Neumann không còn bị ràng buộc bởi lời khấn khó nghèo của Dòng Chúa Cứu Thế. Dù vậy, vì lòng mộ mến đối với lời khấn này, Đức Cha đã tuân giữ lời khấn này cho đến ngày lìa đời. Với số tiền nhỏ mọn vài ít đồ dùng mà Ngài có thể kể là của mình, Đức Cha luôn sẳn sàng để cho những người ăn xin. Còn giữ lại, là vài bộ quần áo không hơn những miếng giẻ là bao. Một ngày nọ, một linh mục bạn đã trách khéo Ngài: “Thưa Đức Cha, quần áo Đức Cha trông luộm thuộm quá. Hôm nay là ngày Chúa Nhật. Xin Đức Cha làm ơn đổi bộ quần áo nào khá hơn một chút”. Đức Cha đã trả lời: “Vậy Cha muốn tôi làm sao? Tôi đâu còn bộ nào khác”.

Từ Tết dương lịch năm 1860, Đức Cha bắt đầu cảm thấy yếu sức và chóng mặt, nhưng Ngài không cho ai biết. Đến ngày mồng 5, trong bữa ăn chiều, khó khăn lắm Ngài mới nhận ra được môt người bạn già của Ngài. Khi những người chung quanh hỏi Ngài, Đức Cha nhận là cũng cảm thấy hơi khác thường, nhưng Ngài nghĩ là chỉ đi bách bộ bà hít không khí trong lành là sẽ lấy lại sức. Nhưng ngay sau đó Ngài lại nói thêm: “Con người luôn phải sẵn sàng, vì Thánh Ý Chúa đã định nơi chốn và thời gian con người sẽ chết”

Đức Cha Gioan Neumann đã ngã gục trên đường vào chiều hôm đó vì bệnh tim. Những người chung quanh đã đưa Đức Cha vào một căn nhà gần đó, nhưng Ngài chết trước khi vị linh mục kịp đến để ban các phép sau cùng.

Trước thánh lễ an táng, một đoàn người đông đảo chưa từng thấy trong thành phố Philadelphia, đã xếp hàng đến chào Đức Cha lần cuối. Nhiều người đã khóc vì nhớ thương; nhưng một số khác đã không ngần ngại để nở lên một nụ cười, vì họ chưa bao giờ thấy Đức Cha nghỉ ngơi, và nhất là, Đức Cha đang mặc một bộ quần áo mới.

Tuy nghỉ ngơi, nhưng Đức Cha vẫn tiếp tục làm việc. Vừa khi được đặt xuống mồ, nhiều người đã đến xin lời cầu bầu của Ngài, và nhiều người đã được ơn do lời Ngài chuyển cầu. Chỉ 26 năm sau khi Ngài qua đời, cuộc điều tra phong thánh đã được bắt đầu. Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã phong chân phước cho Ngài vào năm 1963, và Đức Thánh Cha Phaolô VI đã nâng Đức Cha Gioan Neumann lên bậc Hiển thánh năm 1977. Trong các giáo phận tại Hoa Kỳ, lễ kính Ngài được định vào ngày 5 tháng 1 hằng năm theo bậc lễ nhớ buộc.