26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 26)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 59)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 52)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 67)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

Thứ Ba 20/20/2018 Lời Chúa Bài Đọc I: Is 55, 10-11

21 Tháng Hai 20184:12 SA(Xem: 2397)
angel1Thứ Ba 20/20/2018

Lời Chúa, Bài Đọc I: Is 55, 10-11
"Lời Ta thực hiện điều Ta mong muốn".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Đây Chúa phán: "Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác".

    Đó là lời Chúa.

    Đáp Ca: Tv 33, 4-5. 6-7. 16-17. 18-19

    Đáp: Chúa cứu người hiền đức khỏi mọi nỗi âu lo (c. 18b).

    Xướng: 1) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Đáp.

    2) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tainạn. - Đáp.

    3) Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai. - Đáp.

    4) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát. - Đáp.

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4,17

    Chúa phán: "Hãy hối cải, vì nước trời đã gần đến".

    Phúc Âm: Mt 6, 7-15

    "Vậy các ngươi hãy cầu nguyện như thế này".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại: họ nghĩ là phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này:

    "Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

    "Vì nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Đấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con".
 
Đó là lời Chúa.

Suy niệm: Sự Sống thiên ý    

Ngày Thứ Ba trong Tuần 1 Mùa Chay hôm nay, đề tài cho chung Mùa Chay, bao gồm cả Tuần Thánh, là "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17), được tiếp tục ở bài Phúc Âm về lời cầu nguyện Chúa dạy "các con hãy cầu nguyện như thế này".

Thật vậy, qua nội dung của lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy cho "các môn đệ" trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh sống động của một Vị Thiên Sai, Đấng "từ trời xuống không phải để làm theo ý mình là là ý Đấng đã sai" (Gioan 6:38). Người quả thực đã "bỏ sự sống mình đi" ở chỗ "không làm theo ý mình", mà là "ý Đấng đã sai", nhờ đó, Người "đã lấy sự sống mình lại" ở chỗ Người đã tỏ ra sự sống thần linh thật sự ở nơi Người, sự sống của một Người Con Thiên Chúa mà Người muốn thông ban cho chung con người và riêng Giáo Hội của Người.

Đó là lý do, trong kinh nguyện Chúa dạy vẫn được gọi là Kinh Lạy Cha trong Bài Phúc Âm hôm nay đây, ý nguyện chính yếu, ý nguyện nồng cốt, ý nguyện làm nên các ý nguyện và chi phối các ý nguyện khác đó là ý nguyện: "ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời".

Trước hết, đối với hai ý nguyện đầu là "danh Cha cả sáng" và "nước Cha trị đến", cả hai ý nguyện này sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực nếu thiếu vắng ý nguyện thứ ba "ý Cha thể hiện".

Điển hình nhất ở nơi chính bản thân và cuộc đời của Chúa Kitô, Đấng đã làm cho "danh Cha cả sáng" khi hoàn thành ý Cha, bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người, nhờ đó và vì thế Người đồng thời cũng đã làm cho "nước Cha trị đến" nơi tâm hồn của những ai tin vào Người, một "nước" hay một vương quốc thần linh đang hiện diện nơi Giáo Hội được Người thiết lập và xuất phát từ cạnh sườn bị đâm vào của Người (xem Hiến Chế Lumen Gentium - 3).

Sau nữa, đối với 3 ý nguyện, đúng hơn 3 ý cầu sau đó cũng thế, cũng liên kết hết sức mật thiết bất khả phân ly với ý nguyện "ý Cha thể hiện" nằm ở giữa như cốt lõi của Kinh Lạy Cha này.

"Lương thực hằng ngày" ở đây được chúng ta có ý cầu đây là gì, nếu trước hết và trên hết không phải là của ăn phần xác mà chính là việc làm theo và chu toàn ý muốn của Thiên Chúa, như "lương thực của Thày là làm theo ý Đấng sai Thày và hoàn thành các công việc của Ngài" (Gioan 4:34), nhờ đó "ý Cha thể hiện dưới đất ('Nước Cha trị đến') cũng như trên trời ('danh Cha cả sáng')".

"Xin Cha tha nợ chúng con" là ý cầu thứ hai ở phần sau của Kinh Lạy Cha, một ý cầu gắn liền với ý cầu thứ nhất "xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày". Bởi vì, nếu "lương thực hằng ngày" của chúng ta là việc chu toàn ý muốn Thiên Chúa thì bất cứ khi nào và vì bất cứ lý do nào chúng ta không chu toàn ý muốn của Ngài là chúng ta đã làm buồn lòng Ngài, đã không làm "danh Cha cả sáng" và "nước Cha trị đến" như lòng Ngài ước mong nơi chúng ta, và vì thế chúng ta cần được Ngài tha thứ cho.

"Xin chớ đến chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ" là ý cầu cuối cùng ở phần hai của Kinh Lạy Cha cũng bất khả tách lìa với ý nguyện thứ 3 "ý Cha thể hiện" ở phần trên và ý cầu thứ 1 "xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày" ở phần dưới. Tại sao?

Bởi vì, theo kinh nghiệm tu đức sống đạo, Kitô hữu chúng ta, với bản tính nhiễm lây nguyên tội, luôn luôn bị "cám dỗ" làm theo ý riêng của mình và đam mê nhục dục của mình hơn là ý muốn của Thiên Chúa và lề luật của ngài, hơn là tinh thần Phúc Âm của Chúa Kitô, và thường chúng ta bị "sa chước cám dỗ" nếu không có ơn đặc biệt của Thiên Chúa để có thể chẳng những nhận ra chước cám dỗ vô cùng tinh quái quỉ quyệt mà còn chống trả chước cám dỗ cho đến cùng.

Và "sự dữ" chúng ta cầu xin cho khỏi bị rơi vào hay phạm đến đây là gì, nếu không phải là chính những gì chúng ta dám ngang nhiên và ngạo mạn làm trái với ý muốn toàn thiện và tối thượng của Thiên Chúa, là chính thái độ phạm thượng của chúng ta đối với Thiên Chúa vô cùng cao cả, ở chỗ chúng ta đã coi mình hơn Thiên Chúa, coi ý muốn của Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan và toàn năng, quan phòng thần linh trên tất cả mọi sự, không bằng ý muốn thấp hèn thiển cận rất hạ cấp của chúng ta là tạo vật đã được Ngài yêu thương dựng nên và cứu chuộc.

Chính vì là loài người vô cùng thấp hèn, khốn nạn và yếu đuối mà chúng ta tự mình không thể nào không "sa chước cám dỗ", không thể nào không gây ra "sự dữ" là tội lỗi phạm đến Thiên Chúa, và vì thế mà chúng ta, trong ý cầu thứ hai ở phần sau của Kinh Lạy Cha, chúng ta đã "xin Cha tha nợ cho chúng con", ở chỗ "như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con", bằng không, không tha cho người khác mà cứ muốn được Thiên Chúa thứ tha là chúng ta đã "sa (vào một) chước cám dỗ" khác đối với anh chị em chúng ta, nghĩa là chúng ta đã gây ra một "sự dữ" khác, ở chỗ chúng ta đã sống hoàn toàn phản nghịch lại với bản tính và sự sống thần linh của chúng ta là đức ái trọn hảo như Cha trên trời của chúng ta (xem Mathêu 4:48).

Bởi thế, trước khi kết thúc bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh ngay sau Kinh Lạy Cha rằng: "Nếu các con có tha thứ cho người ta những lầm lỗi của họ, thì Cha các con, Đấng ngự trên trời, mới tha thứ cho các con. Nếu các con không tha thứ cho người ta, thì Cha các con cũng chẳng tha thứ lỗi lầm cho các con".

Đúng vậy, tự mình chúng ta không thể nào trả nợ cho Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả bị chúng ta xúc phạm, ngoài một cách nhẹ nhàng hơn, dễ dàng hơn và khả dĩ hơn đó là cách chúng ta tha nợ cho anh chị em của chúng ta, những người xúc phạm đến chúng ta, thành phần chỉ là một tạo vật thấp hèn đầy khốn nạn đáng bị xúc phạm hơn ai hết, vì chúng ta đã xúc phạm đến Thiên Chúa tối cao không bao giờ được xúc phạm đến, bởi thế chúng ta mới đáng bị trừng phạt bằng cách bị người khác xúc phạm đến.

Một khi chúng ta không tha thứ cho anh chị em phạm nhân của chúng ta là chúng ta chứng tỏ chúng ta thực sự chưa hoàn toàn cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa đối với con người khốn nạn tội lỗi của chúng ta, và chưa thấu hiểu được hết tất cả giá trị vô cùng quí báu của ơn Thiên Chúa thứ tha.

Và vì chưa thực sự cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa và ơn tha thứ của Ngài, mà chúng ta thậm chí còn lấy lòng thù hằn báo oán của mình đối với những người anh chị em phạm nhân của chúng ta để vùi dập đi Lòng Thương Xót Chúa nơi chúng ta, không muốn chia sẻ Lòng Thương Xót Chúa nơi chúng ta qua ơn tha thứ vô cùng bao la bất tận của Ngài ra cho chung tha nhân, nhất là cho riêng thành phần phạm nhân của chúng ta, như chúng ta đã từng là phạm nhân của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, còn một "chước cám dỗ" nữa, nguy hiểm hơn, mà chúng ta cần phải cầu xin "cho khỏi sự dữ" kinh khủng này, đó là "chước cám dỗ" chán nản thất vọng bởi thấy mình tội lỗi quá sức, tội lỗi không ngừng, đến độ chúng ta tiến đến một "sự dữ" trên hết mọi "sự dữ" đó là chúng ta đặt vấn đề với ân sủng của Chúa, cho rằng ân sủng của Chúa không có tác dụng gì nơi chúng ta, nên chúng ta cứ sa ngã phạm tội mãi, không thể nào vươn lên được, không thể nào tránh phạm tội, do đó chúng ta không còn tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa nữa.

Trong khi đó, theo sự khôn ngoan vô cùng của mình, Thiên Chúa vẫn âm thầm làm việc nơi họ, thậm chí để cho họ chết đi, chết đến "xông mùi" (Gioan 11:39) Người mới chịu ra tay, để vinh quang của Ngài càng rạng ngời hơn nơi họ, như nơi trường hợp của tử thi Lazarô bước ra khỏi huyệt mộ theo lời tuyên phán đầy quyền linh tái sinh của Người (xem Gioan 11:43-44), "những lời là thần linh và là sự sống" (Gioan 6:63) có một giá trị và tác dụng thần linh vô cùng công hiệu, như chính Thiên Chúa qua miệng tiên tri Isaia đã khẳng định về Lời của Ngài trong Bài Đọc 1 hôm nay:

"Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu, cây cối sinh mầm, cho người gieo có hạt giống, cho người ta có cơm bánh ăn, cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh kết quả, nhưng nó thực hiện ý muốn của Ta, và làm tròn sứ mạng Ta uỷ thác".

Phải, một khi thực sự cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa, nơi tận cùng khốn nạn của mình, con người càng tin tưởng vào Lòng Thương Xót Chúa hơn và tri ân chúc tụng Chúa hơn ai hết và hơn bao giờ hết, như tâm tình và cảm nhận của Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.

2) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tainạn.

3) Chúa để mắt coi người hiền đức, và tai Người lắng nghe tiếng họ cầu. Chúa ra mặt chống người làm ác, để tẩy trừ di tích chúng nơi trần ai.

4) Người hiền đức kêu cầu và Chúa nghe lời họ, Người cứu họ khỏi mọi nỗi âu lo. Chúa gần gũi những kẻ đoạn trường, và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL