18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 6)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

PVLC Thứ Ba Tuần IV PS ngày, Thứ Ba Phúc Âm (Gioan 10:22-30):

24 Tháng Tư 20182:37 CH(Xem: 2044)
cgpsPVLC Thứ Ba Tuần IV PS ngày, Thứ Ba
Phúc Âm (Gioan 10:22-30):

Khía cạnh "Mục Tử Thần Linh" trong chủ đề "Thày là sự sống" trong Mùa Phục Sinh hậu Tuần Bát Nhật Phục Sinh cũng vẫn tiếp tục được tỏ hiện trong bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Ba trong Tuần IV Phục Sinh. Ở chỗ, Chúa Kitô cho biết lý do tại sao chiên của Người cao quí đến độ xứng đáng để Người thí mạng sống mình cho chiên, đó là vì chiên chẳng những ngoan hiền ở chỗ nhận biết Người và theo Người mà nhất là vì chiên thuộc về Cha của Người là Đấng đã trao chúng cho Người nữa:

"Khi ấy, người ta mừng lễ Cung Hiến tại Giêrusalem. Bấy giờ là mùa đông. Chúa Giêsu đi bách bộ tại đền thờ, dưới cửa Salômôn. Người Do-thái vây quanh Người và nói: 'Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết'. Chúa Giêsu đáp: 'Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin. Những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi, làm chứng về Tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi. Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi cho chúng được sống đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi. Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi. Tôi và Cha Tôi là một'".

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành, đã minh định chiên của Người có bản chất và khuynh hướng tự nhiên ra sao, đó là "nghe tiếng Tôi (tức tin vào Người) và theo Tôi", bởi thế, những ai không nghe tiếng Người, hay "không tin" vào Người, như Người đã nói thẳng vào mặt dân Do Thái bấy giờ "không tin" Người nên "không thuộc về đàn chiên của Tôi".

Ở đây Chúa Giêsu không hất hủi một ai, nhất là thành phần được Cha của Người tuyển chọn làm dân riêng, một dân tộc Người mang huyết thống khi hóa thành nhục thể. Người chỉ nói rằng họ vị không tin nên "không thuộc (đúng hơn chưa thuộc) về đàn chiên của Tôi" thôi, cho đến khi họ tin thì họ sẽ thuộc về đàn chiên của Người, và hành động đầy thiện chí của họ trong việc theo đuổi tìm hiểu về nguồn gốc của Người cho bằng được, như ở đầu bài Phúc Âm hôm nay cho thấy: "Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết", đã đủ chứng tỏ họ muốn tin Người, cần Người nhẫn nại tỏ mình ra cho họ, theo cách thức mù tối và cứng lòng của họ để nhờ đó họ có thể tin vào Người.

Riêng đối với chiên của Người, nghĩa là đối với những ai tin vào Người và theo Người, thì như Người quả quyết: 1- "Tôi ban cho chúng sự sống đời đời", một sự sống thần linh liên quan đến mầu nhiệm nhập thể của Người, ở chỗ "ai chấp nhận Người, thì Người ban cho họ được quyền làm con Thiên Chúa" (Gioan 1:12); 2- "Chúng sẽ không bao giờ hư mất", một hứa hẹn thần linh liên quan đến mầu nhiệm tử giá, ở chỗ: "Vì họ mà Con tự thánh hiến để họ được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19); và 3- "Không ai có thể cướp chúng khỏi tay Tôi", một quyền lực thần linh liên quan đến mầu nhiệm phục sinh của Người, bởi vì "Thày được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18).

Thật vậy, "chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi", thế nhưng, nếu "chúng theo Tôi", thì chúng còn cần phải được "Tôi biết chúng" nữa. Bởi vì, tự bản chất hiền lành của mình, chiên của Người cũng dễ bị sói dữ ăn thịt, nếu không có Người luôn ở với chúng, ở chỗ "biết chúng", như tỏ ra quan tâm đến chúng, đến từng nhu cầu của chúng, tỏ ra chăm sóc cho chúng, bằng cách đáp ứng nhu cầu của chúng, và sẵn sàng đi tìm kiếm chúng, một khi chúng bị lạc đàn.

Đời sống của Kitô hữu là một hành trình đức tin là như thế: trước hết ở chỗ "nghe tiếng Tôi" khi lãnh nhận Phép Rửa tái sinh; sau nữa ở chỗ được Đấng biết họ, "Tôi biết chúng" thông ban sự sống thần linh cho: "Vị Chủ Chiên nhân lành đến cho chiên được sống và sống viên mãn" (Gioan 10:10), và sau hết, ở chỗ, "chúng theo Tôi" để truyền đạt sự sống thần linh viên mãn nơi mình nhờ được hiệp thông thần linh với Cây Nho là Chúa Kitô (xem Gioan 15:4), như trường hợp của tông đồ Phêrô được Chúa Kitô là Đấng úy thác cho ngài sứ vụ chăn dắt các chiên con chiên mẹ cho kèm theo số phận hy sinh cho chiên thì được Người kêu gọi "Hãy theo Thày" (Gioan 21:19).

Bài Đọc I (Tông Vụ 11:19-26):

Nếu trong bài Phúc Âm Chúa Kitô đã khẳng định tính chất của thành phần chiên của Người là "Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi", mà "các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi", thì thành phần dân ngoại Hy Lạp ở Antiôkia trở lại theo lời rao giảng của những ai đã tin theo Chúa Kitô nhờ lời rao giảng của các tông đồ sau biến cố Hiện Xuống ở Giêrusalem, nhất là của nhị vị Barnabê và Phaolô, mà nếu so với đa số dân Do Thái và riêng thành phần lãnh đạo giáo quyền của họ đã tỏ ra hết sức cứng lòng tin, cho dù có được đích thân Chúa Kitô rao giảng và tỏ mình ra, thì thành phần dân ngoại Hy Lạp này quả thực đúng là "Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi":

"Trong những ngày ấy, vì cơn bách hại xảy ra nhân dịp Têphanô bị giết, có nhiều người phải sống tản mác, họ đi đến Phênixê, Cyprô và Antiôkia, họ không rao giảng lời Chúa cho một ai ngoài những người Do-thái. Nhưng một ít người trong họ quê ở Cyprô và Xyrênê; khi đến Antiôkia, họ cũng rao giảng Chúa Giêsu cho người Hy-lạp nữa. Và tay Chúa ở với họ; nên có đông người tin trở về với Chúa. Tin đó thấu tai Hội Thánh Giêrusalem, nên người ta sai Barnaba đến Antiôkia. Khi đến nơi và thấy việc ơn Chúa thực hiện, ông vui mừng và khuyên bảo mọi người hãy vững lòng tin nơi Chúa; Barnaba vốn là người tốt lành, đầy Thánh Thần và lòng tin. Và có đoàn người đông đảo tin theo Chúa. Vậy Barnaba đi Tarxê tìm Saolô. Gặp được rồi, liền đưa Saolô về Antiôkia. Cả hai ở lại tại Hội Thánh đó trọn một năm, giảng dạy cho quần chúng đông đảo; chính tại Antiôkia mà các môn đồ lần đầu tiên nhận tên là Kitô hữu".

ThuBaTuanIVPS.mp3