18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 22)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 33)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 33)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 26)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

ĐỨC MARIA, MẸ CỦA CHÚNG TA TRONG HỆ ÂN SỦNG

21 Tháng Năm 20185:40 SA(Xem: 2031)
ghvameĐỨC MARIA, MẸ CỦA CHÚNG TA TRONG HỆ ÂN SỦNG

Từ Thập giá, Chúa Giêsu đã đặt Đức Maria làm mẹ của hết mọi người. Đức Maria thi hành chức làm mẹ không phải chỉ bằng việc nêu gương sáng (“mẫu gương”) nhưng còn qua việc chuyển cầu cho chúng ta được lãnh ơn Chúa. Đó cũng là ý nghĩa của các tước hiệu mà các Kitô hữu gán cho Mẹ: Trạng sư, Bảo trợ, Phù hộ, Trung gian.

1.- Đức Maria là mẹ của nhân loại trong hệ ân sủng. Công đồng Vaticanô II đã nêu bật vai trò này của Đức Maria khi móc nối với sự hợp tác của Người vào công trình cứu chuộc của Đức Kitô.

“Do sự xếp đặt của Chúa Quan phòng, trên trần gian này, Đức Maria đã trở nên Mẹ cao trọng của Chúa Cứu chuộc, cộng sự viên quảng đại một cách đặc biệt và là nữ tỳ khiêm hạ của Chúa” (HT 61).

Qua những lời khẳng định đó, Hiến chế tín lý về Hội thánh muốn nêu bật sự kiện là Đức Trinh nữ Maria đã được kết nạp chặt chẽ vào công trình cứu chuộc của Đức Kitô, trở nên một người cộng sự viên “quảng đại” và “cách đặc biệt” của Chúa Cứu thế.

Qua những cử chỉ của mọi người mẹ, từ những cử chỉđơn sơ cho đến những cử chỉ quan trọng, Đức Maria đã tự tình hợp tác với công trình cứu chuộc nhân loại, hòa nhịp sâu xa và bền chặt với Con mình.

2.- Công đồng cũng nêu bật rằng sự hợp tác của Đức Maria đã được thôi thúc bởi những nhân đức Phúc âm: vâng lời, tin, cậy và mến, và được thực hiện dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Ngoài ra, Công đồng cũng nhắc lại rằng chính từ sự kết hiệp ấy mà Đức Maria đã nhận được chức làm mẹ tinh thần của hết mọi người. Được liên kết với Đức Kitô trong công trình cứu chuộc, bao hàm việc tái sinh nhân loại về đường thiêng liêng, Người đã trở thành mẹ của những người được tái sinh vào đời sống mới.

Khi khẳng định rằng Đức Maria là “mẹ của chúng ta trong hệ ân sủng”, Công đồng đã nêu bật rằng tình mẹ thiêng liêng của Người không chỉ giới hạn vào các môn đệ, theo như lối giải thích chật hẹp câu nói của Chúa Giêsu trên núi Calvariô: “Hỡi người Nữ, đây là con của bà” (Ga 19, 26). Thực vậy, qua những lời đó, Đức Giêsu trên thập giá đã thiết lập một mối tương quan thân mật giữa Đức Maria và người môn đê yêu dấu, hình ảnh tiên trưng mang tầm kích phổ quát; Chúa có ý muốn cống hiến bà mẹ của mình làm mẹ cho hết mọi người.

Mặt khác, hiệu quả phổ quát của hy lễ cứu chuộc và sự hợp tác có ý thức của Đức Maria vào hy lễ cứu chuộc của Đức Kitô, không thể nào đặt một giới hạn cho tình hiền mẫu của Người được.

Sứ vụ làm mẹ hết mọi người của Đức Maria được thực thi trong khung cảnh của mối tương quan đặc biệt của Người đối với Hội thánh. Với lòng ân cần đối với mỗi Kitô hữu, thậm chí đối với mỗi thụ tạo, Đức Maria hướng dẫn đức tin của Hội thánh tới chỗ càng ngày càng đón nhận Lời của Chúa sâu xa hơn, qua việc nâng đỡ đức trông cậy, thôi thúc đức bác ái và sự thông hiệp huynh đệ cũng như thúc đẩy nhiệt tình họat động tông đồ.

3.- Trong cuộc đời dương thế, Đức Maria đã thực hiện chức làm mẹ tinh thần với Hội thánh trong một thời gian ngắn ngủi. Tuy nhiên chức phận này vẫn giữ giá trị sau khi Người về trời, và sẽ còn kéo dài trải qua dòng thời gian cho đến tận thế.

Công đồng đã quả quyết minh thị như sau: “Đức Maria thực hiện chức vụ làm mẹ trong hệ ân sủng từ lúc Người đã tin tưởng ưng thuận trong ngày Truyền tin và duy trì không chút do dự dưới chân Thập giá, sẽ còn kéo dài cho tới khi tất cả mọi người được tuyển chọn sẽ được cứu rỗi” (HT 62).

Khi được vào Nước vĩnh cửu của Chúa Cha, gần gũi hơn với Chúa Con và do đó gần gũi hơn với tất cả mọi người chúng ta, Đức Maria có thể thực hiện hữu hiệu hơn trong Chúa Thánh Thần vai trò chuyển cầu từ mẫu mà Chúa Quan phòng đã ủy thác.

4.- Bên cạnh Đức Kitô và hiệp thông với Đức Kitô, Đấng “có thể cứu thoát tất cả những ai nhờ Người tới cùng Thiên Chúa, xét rằng Người luôn sống động để chuyển cầu cho họ” (Dt 7, 25), Chúa Cha trên trời đã muốn đặt Đức Maria: bên cạnh lời chuyển cầu tư tế của Chúa Cứu thế, Chúa Cha đã muốn kết hiệp lời chuyển cầu từ mẫu của Trinh nữ Maria. Đây là một chức phận mà Người thi hành nhằm sinh lợi cho những kẻ đang gặp nguy khốn và đang cần những ơn ích đời này, và nhất là ơn cứu rỗi đời đời: “Trong tình thương mẹ hiền, Người chăm lo tới những em của Con mình còn đang lữ hành trên dương thế, và đang gặp bao nhiêu đau khổ thử thách cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời. Vì thế Đức Trinh nữ đã được kêu cầu trong Hội thánh qua các tước hiệu là Trạng sư, Bảo trợ, Phù hộ và Trung gian”[3] (HT 62).

Những danh xưng này, phát xuất từ niềm tin của các Kitô hữu, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn bản chất của sự can thiệp của Đức Mẹ Chúa Trời vào cuộc sống của Hội thánh và của từng tín hữu.

5.- Danh hiệu “Trạng sư” bắt nguồn từ thánh Irênêô. Khi bàn tới sự bất tuân của bà Evà và sự tuân phục của Đức Maria, ông nói rằng vào lúc Truyền tin: “Đức Trinh nữ Maria trở nên trạng sư của bà Evà” (Adv. Haer. 5,19,1) Thực vậy, do tiếng “xin vâng”, Đức Maria đã bào chữa và cứu thoát bà tổ khỏi những hậu quả của sự bất tuân, trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho bà cũng như cho toàn thể nhân loại.

Đức Maria thực thi vai trò “trạng sư” bằng cách hợp tác với Chúa Thánh Linh cũng như với Đấng mà trên Thập giá đã bào chữa cho những kẻ bách hại mình (x. Lc 23, 34), và Đấng mà thánh Gioan đã gọi là “trạng sư của chúng ta trước Chúa Cha”(1 Ga 2, 1). Như một bà mẹ, Đức Maria bênh vực con cái của mình và che chở họ khỏi những thiệt hại do tội lỗi gây ra.

Các Kitô hữu kêu cầu Đức Maria như là “Bảo trợ”, bởi vì họ nhận biết rằng tình yêu hiền mẫu của Người thấy những sự cần thiết của con cái, và sẵn sàng mau mắn can thiệp để giúp đỡ họ, nhất là khi liên quan tới phần rỗi đời đời của họ.

Niềm xác tín rằng Đức Maria gần gũi những kẻ đau khổ và gặp phải cơn gian nan nguy hiểm đã gợi cho các tín hữu kêu cầu Đức Maria như là “Đấng phù hộ”. Niềm xác tín này đã được phát biểu qua một kinh nguyện cổ điển với những lời sau đây: “Lạy Đức Mẹ Chúa Trời, Ngài xiết bao thánh thiện, này chúng con chạy đến tìm nương ẩn nơi Ngài. Lúc sa vòng gian khổ, khi gặp cảnh phong trần, lời con cái nài van, xin mẹ đừng chê bỏ, nhưng xin hằng giải thoát khỏi ngàn nỗi hiểm nguy, ôi vinh diệu ai bì, Trinh nữ đầy ơn phước!” (Giờ Kinh Phụng vụ)

Với tư cách là “Trung gian”, Đức Maria trình bày cho Đức Kitô những ước muốn và những lời khẩn nguyện của chúng ta, và chuyển lại cho chúng ta những ơn huệ của Chúa; Người luôn luôn chuyển cầu giúp đỡ chúng ta[4].

[1] “Catholica Ecclesia, a Spiritu Sancto edocta, filialis pietatis affectu tamquam matrem amantissimam prosequitur”

[2] Nên lưu ý sự khác biệt giữa “Mẹ của Hội thánh” và “Mẹ Hội thánh”. “Mẹ Hội thánh” ám chỉ chức vụ làm mẹ của Hội thánh (xem bài 59): Hội thánh là mẹ của các tín hữu vì đã sinh sản họ nhờ Lời Chúa, các bí tích và tình thương. Còn Đức Maria là “Mẹ của Hội thánh”, mẹ của các tín hữu và của các mục tử.

[3] “Propterea B. Virgo in Ecclesia, titulis Advocatae, Auxiliatricis, Adiutricis, Mediatricis invocatur”.

[4] Chủ đề “trung gian” sẽ được khai triển trong bài tới.