26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 25)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 52)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 58)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 51)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 64)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 72)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 65)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...
21 Tháng Ba 20241:09 CH(Xem: 56)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie Nữ Tu Natalie Kovacsics (1901-1992) thuộc Dòng Chúa Chiên Lành Thánh Magdalene. Bà cũng được biết đến là Nữ Tu Natalia Magdolna. Bà sinh vào ngày 31/1/1901 tại gần vùng Pozsony mà nay thuộc về thành phố Bratislava, nước Slovakia. Đó là vùng thuộc về Đế Quốc...
21 Tháng Ba 202411:39 SA(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Khi Chúa hiện ra với bà nha sĩ Gloria Polothì Chúa Kito đã giải thích về chương trình của Chúa dành cho mỗi gia đình như sau: "Mỗi khi một trẻ thơ được thụ thai trong cung lòng người mẹ thì các thiên thần nhẩy múa trên Thiên Đàng trước một tạo vật mới này." Bằng việc bảo vệ sự sống, chúng ta bắt chước...
21 Tháng Ba 202411:10 SA(Xem: 56)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Một nhà thần bí nổi tiếng là Sr. Natalia Magdolna (1901-1992) có mối liên hệ mật thiết với Đức Mẹ Maria. Vì thế mà Mẹ luôn đến thăm viếng và nsoi chuyện với bà. Đức Mẹ còn tiết lộ cho bà biết về những gì sẽ xẩy đến cho thời đại mà chúng ta đang sống.

Thánh BÊ-ĐA Đáng Kính Linh mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (673-735)

24 Tháng Năm 201811:30 CH(Xem: 1424)
25-5bedaThánh BÊ-ĐA Đáng Kính Linh mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (673-735)

Vị linh mục người Anh này nổi danh là một vị thánh, một linh mục, một đan sĩ, một thầy dạy và một nhà viết sử. Thánh nhân được sinh tại Anh quốc vào năm 673. Song thân Bêđa gởi ngài tới đan viện Bênêđictô ở miền ấy để học hành. Bêđa rất yêu thích đời sống của các đan sĩ đến nỗi khi lớn lên, thánh nhân đã đi tu làm đan sĩ. Bêđa đã lưu lại đan viện ấy trọn cả cuộc đời của ngài.

Thánh Bêđa rất yêu mến Kinh Thánh. Ngài nói rằng việc nghiên cứu Kinh Thánh đối với ngài quả thật là một niềm khoái thú. Bêđa thích giảng dạy và ghi chép Kinh Thánh. Khi về già, bệnh tật đã bắt Bêđa phải ở yên trên giường. Vì thế, các học trò của Bêđa phải đến học bên giường của ngài. Thánh Bêđa tiếp tục dạy học và làm công việc chuyển dịch bộ Phúc âm của thánh Gioan sang tiếng Anh – vì nhiều người không thể đọc được tiếng Latinh. Thánh nhân muốn họ có thể đọc được lời Chúa bằng chính ngôn ngữ riêng của họ.

Khi yếu bệnh hơn, thánh Bêđa nhận thấy mình sắp về với Thiên Chúa. Các đan sĩ thương nhớ Bêđa nhiều lắm. Ngài vẫn tiếp tục kiên trì làm việc ngay cả khi bệnh tình trở nên nguy kịch. Sau cùng, cậu bé giúp ghi chép nói với ngài: “Thưa cha, chỉ còn một câu nữa chưa được chép lại thôi!” Vị thánh trả lời: “Hãy viết mau đi!” và khi cậu bé nói: “Đã hoàn tất,” thánh nhân liền trả lời: “Tốt lắm! Được rồi, đã hoàn tất. Bây giờ hãy nâng đầu cha lên. Cha muốn được ngồi nhìn về chỗ mà cha thường hay cầu nguyện. Cha muốn réo gọi Cha trên trời của cha!”

Sau đó ít lâu, thánh Bêđa qua đời. Hôm ấy là ngày 25 tháng Năm năm 735. Cuốn sách nổi tiếng nhất của thánh Bêđa có nhan đề Lịch sử Giáo hội của dân tộc Anh là nguồn tài liệu cung cấp thông tin duy nhất về nhiều vấn đề lịch sử của Anh quốc thời sơ khai. Người ta gọi Bêđa bằng danh xưng kính trọng: “đấng khả kính.” Ngài cũng được Giáo hội tôn nhận là Tiến sĩ Hội Thánh.

Nếu đấng khả kính Bêđa còn sống, bạn thử nghĩ coi ngài sẽ dùng bao nhiêu giờ để xem tivi mỗi ngày? Hằng ngày, bạn dùng mấy tiếng đồng hồ để xem tivi? Bạn sẽ phải điều chỉnh những gì để dùng thời giờ cho những việc quan trọng như học hành, tham khảo tài liệu sách vở để tăng thêm kiến thức, phụ giúp công việc gia đình v.v ...?
 
Thánh GRÊGORIÔ VII Giáo Hoàng (1028-1085)

Tên của vị giáo hoàng này là Hilđơbran. Ngài được sinh tại nước Ý vào khoảng năm 1023. Người cậu của Hilđơbran là một đan sĩ ở Rôma; vì thế, Hilđơbran đã đến đan viện của cậu để học hành. Sau này, Hilđơbran trở thành một đan sĩ thuộc nhà dòng Bênêđictô ở Pháp. Tuy nhiên chẳng bao lâu, Hilđơbran được gọi về Rôma. Tại đây, Hilđơbran nắm giữ những chức vụ rất quan trọng dưới nhiều triều đại giáo hoàng cho tới khi chính ngài được chọn làm giáo hoàng.

Suốt hai mươi lăm năm, Hilđơbran đã xin từ chối được bầu chọn. Nhưng khi đức thánh cha Alêxanđơ II qua đời, các hồng y đã quyết định chọn Hilđơbran làm giáo hoàng. Họ đồng thanh kêu lớn tiếng: “Hilđơbran là người được tuyển chọn kế vị thánh Phêrô!” “Và họ đã đưa tôi lên ngai,” vị thánh viết sau đó. “Những lời phản đối của tôi thật vô hiệu. Sợ hãi tràn ngập tâm hồn tôi và bóng tối vây hãm quanh tôi!” Hilđơbran lấy tên hiệu là Grêgôriô VII.

Đây thực sự là một thời kỳ đen tối đối với Giáo hội Công giáo. Vua chúa xen vào làm cản trở những vấn đề thuộc Giáo hội. Họ tự ý đặt lấy một số người làm giám mục, hồng y và cả giáo hoàng nữa. Nhiều người trong số được bổ nhiệm chẳng có đời sống tốt lành. Họ chỉ làm gương xấu cho giáo dân mà thôi!

Việc đầu tiên mà thánh giáo hoàng Grêgôriô VII làm là dùng nhiều ngày cầu nguyện. Thánh nhân cũng xin người khác cầu nguyện cho ngài. Grêgôriô VII nhận thấy rằng nếu không cầu nguyện, thì không thể làm được việc gì tốt cho Thiên Chúa. Sau đó, thánh Grêgôriô VII bắt đầu công việc canh tân giới tu sĩ. Ngài cũng dần dần loại bỏ những nhà cầm quyền chính trị ra khỏi những công việc thuộc quyền Giáo hội. Điều này rất khó bởi vì tất cả các chính trị gia đều chống lại sự thay đổi của ngài. Tuy nhiên, có một số vị đã nhượng bộ.

Có một chính trị gia, vua Henri IV của nước Đức, đã gây cho đức thánh cha Grêgôriô VII rất nhiều đau khổ. Ông vua trẻ này có tội mê tham vàng bạc. Không những ông chẳng ngưng việc xen vào những vấn đề của Giáo hội mà thậm chí ông còn sai người đến bắt giam đức thánh cha. Nhưng dân thành Rôma đã cứu thánh nhân thoát khỏi chốn ngục tù. Sau đó, đức thánh cha Grêgôriô VII phạt vạ tuyệt thông nhà vua. Việc này chẳng ăn nhằm gì đối với Henri IV hết! Ông tự chọn cho mình một giáo hoàng. Dĩ nhiên, người được ông chọn không phải là thủ lãnh thật. Thế rồi, một lần nữa, vua lại sai quân đi bắt thánh nhân. Đức thánh cha Grêgôriô VII bị ép phải rời bỏ Rôma. Người ta đã đem ngài tới Salênô cách an toàn và ngài đã qua đời tại đây năm 1085. Thánh nhân nói những lời sau cùng: “Tôi đã yêu mến công bình và ghét bỏ sự dữ. Đó là lý do tại sao tôi phải chết ở chốn lưu đày này!” Năm 1606, đức thánh cha Phaolô V đã tôn Grêgôriô VII lên bậc hiển thánh.

Đức thánh cha Grêgôriô VII (Hilđơbran) nổi tiếng vì tư chất can đảm phi thường. Ngài đã bảo vệ niềm tin vào Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người. Nếu chúng ta muốn là những Kitô hữu nhiệt thành thời nay, chúng ta cũng phải can đảm. Nhờ lời cầu nguyện, vị thánh này đã có được sự can đảm. Chúng ta cũng hãy bắt chước gương cầu nguyện của thánh nhân.

Thánh MARIA MADALENA ĐỆ PAZZI (1566-1607)

Catarina Pazzi sinh tại Florentia, nước Ý, vào năm 1566. Thánh nữ là cô gái duy nhất của một gia đình rất giàu có. Khi lên mười bốn tuổi, Catarina Pazzi đến học nội trú tại một trường dòng. Ở đó, thánh nữ đã hấp thụ lòng mộ mến đời sống tu trì. Nhưng khoảng một năm sau, Catarina Pazzi được thân phụ đưa về nhà. Ông bắt đầu nghĩ đến việc chọn cho Catarina một người chồng giàu sang. Tuy nhiên, Catarina Pazzi đang chuẩn bị tâm hồn để trở nên một nữ tu. Catarina Pazzi làm cho cha mẹ của ngài hoảng hồn bằng cách nói rằng mình đã tuyên khấn giữ đức trinh khiết. Họ không thể tin nổi điều này! Sau cùng, song thân cũng đành chấp nhận để cho Catarina Pazzi vào tu dòng Cátminh. Tuy vậy, chỉ mười lăm ngày sau, họ lại đến bắt Catarina Pazzi về nhà. Họ hy vọng rằng lần này sẽ làm cho Catarina Pazzi thay đổi ý định. Nhưng sau ba tháng cố gắng, song thân của Catarina Pazzi đã phải nhượng bộ. Họ đành phải chúc lành và để cho Catarina Pazzi đi luôn. Đó là năm 1582, năm thánh nữ Têrêsa Avila qua đời tại Tây Ban Nha.

Khi là tập sinh, Catarina Pazzi lấy tên là Maria Mađalêna. Sức khỏe của Maria Mađalêna rất yếu. Mẹ bề trên sợ Maria Mađalêna có thể qua đời nên đã cho phép ngài được tuyên các lời khấn dòng trước hạn định. Khi thấy Maria Mađalêna đau khổ dữ dội, một trong các nữ tu hỏi ngài sao có thể chịu được nỗi đau mà chẳng ca thán lời nào. Maria Mađalêna liền trả lời: “Hãy coi tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa đã khổ sầu vì phần rỗi chúng ta. Chính tình yêu này hiểu biết sự yếu đuối của em và ban cho em sức mạnh.”

Thánh nữ Maria Mađalêna đã chịu nhiều đau khổ đặc biệt suốt cả cuộc đời. Thánh nữ cũng bị cám dỗ rất mạnh về tội nghịch đức trinh khiết và tính ham ăn; nhưng thánh nữ Maria Mađalêna đã chiến thắng mọi sự nhờ kết hợp tình yêu mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể và với Đức Mẹ Maria. Thánh nữ chỉ quen dùng chút ít bánh mì và nước lã. Thánh nữ cũng làm những việc hy sinh quên mình khác nữa. Tuy nhiên, tình yêu của Maria Mađalêna dành cho Đức Chúa Giêsu thật quá nồng nàn và mãnh liệt đến nỗi ngài nói: “Đấng Yêu Mến đã không được các thụ tạo của mình nhận biết và yêu mến!” Chìm ngập trong nước mắt, thánh nữ đã cầu nguyện và dâng những đau khổ trong suốt cuộc đời của ngài cho các tội nhân và những người vô đạo. Lần kia, Maria Mađalêna nói: “Ôi, Chúa Giêsu của con! Nếu con có một giọng nói lớn và vang đủ để cho mọi người trên khắp thế giới này nghe được, thì con sẽ hô to để mọi người nhận biết và yêu mến Chúa!”

Thánh nữ Maria Mađalêna Pazzi về trời ngày 25 tháng Năm năm 1607, lúc được bốn mươi mốt tuổi. Đến năm 1669, Maria Mađalêna Pazzi được đức thánh cha Clêmentê IX tôn phong lên bậc hiển thánh.

Thật là hữu ích khi thỉnh thoảng chúng ta nhìn lên Tượng Chịu Nạn. Việc này làm cho chúng ta dần dà cảm hiểu được tình yêu của Đức Chúa Giêsu dành cho chúng ta. Chúng ta có thể cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu! Con yêu mến Chúa. Con cám ơn Chúa đã chết thay cho con!”