18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 22)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 33)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 33)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 26)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Năm Mậu Tuất Lẫm Liệt Trận Bạch Đằng Mở Nước

10 Tháng Sáu 201812:26 CH(Xem: 1067)
bach-dang-gangNăm Mậu Tuất Lẫm Liệt Trận Bạch Đằng Mở Nước

1. Ngô Quyền, năm 938.

Đón Xuân Mậu Tuất, mời cùng giở trang sử chói lọi của tiên tổ, qua lời bình của Ngô Thời Sĩ trong bộ Đại Việt Sử Ký Tiền Biên hoàn thành năm 1800:

“Ngô Tiên chủ phá tan quân của Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô Mã Nhi đều trên sông Bạch Đằng, đều là những võ công lớn của nước ta…. Khi Hoằng Thao đem hàng trăm vạn lâu thuyền xuống phương Nam, cha là Nghiễm ở gần làm thanh thế viện trợ, bảo là chỉ một hồi trống có thể vừa ý. Ô Mã Nhi là tên đầu sỏ trong đám chó dê, gióng trống ra biển tự cho là không ai làm gì được. Rốt cuộc đều chết trên những chiếc cọc. Dấu vết tanh hôi của Hán và Hồ chảy cùng dòng nước. Còn sông núi nước ta, sách trời đã định…”

“Võ công ấy vĩ đại đến ngàn năm, chứ có phải chỉ rạng rỡ một thời mà thôi!”

Đó là lời bình về trận đánh trên sông Bạch Đằng đúng 1080 năm trước - cũng vào một năm Mậu Tuất. Năm 938 đó, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm sai con là Thái tử Lưu Hoằng Thao đem thủy quân vào đất Giao Châu của ta, còn y đóng quân giám trận ở Hải Môn từ đất Quảng Tây.

Nhưng sau hơn ngàn năm Bắc thuộc, vận nước Nam đã hưng thịnh nhờ có Ngô Quyền. Ông cho đóng cọc hai bên cửa sông, chọn lúc thủy triều lên thì sai thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Quả nhiên Hoằng Thao đem toàn bộ chiến thuyền rượt đuổi. Đợi khi thủy triều rút, Ngô Quyền mới xua quân đón đánh, thuyền giặc vướng cọc mà đắm, quân chết đuối quá nửa. Riêng Hoằng Thao bị bắt sống và bêu đầu trên Bạch Đằng Giang.

Đang cầm quân tiếp ứng từ bên kia biên giới thì có tin đại bại và mất con, Lưu Nghiễm kinh hoàng, đành thương khóc thu nhặt quân và rút lui. Sau trận đại thắng, Ngô Quyền lên ngôi là Ngô Vương Quyền và tái lập nền độc lập sau hơn ngàn năm bị Trung Hoa thống trị. Ông được lịch sử tôn là “vua của các vị vua”.

Vì thế Ngô Thời Sĩ mới hạ bút “Chiến thắng Bạch Đằng là cơ sở phục hồi quốc thống. Về sau đến đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn nhờ vào dư âm lẫm liệt của trận ấy….”

Nhưng dư âm Bạch Đằng Giang còn lẫm liệt thêm hai lần, mà lần nào cũng có tướng giặc bị dìm dưới đáy sông.

2. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 2: Tướng Lê Hoàn, năm 981.

Lần thứ nhì là năm 981, khi Thái Tông nhà Đại Tống sai Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, v.v… đem quân thủy bộ xâm lăng nước Nam. Chỉ vì nước Đại Cồ Việt của nhà Đinh vừa bị nạn: Đinh Tiên Hoàng Đế cùng Thế tử Đinh Liễn bị ám sát trong cung. Rất kiêu căng, triều Tống gọi đạo quân viễn chinh là Giao Chỉ Hành Doanh.

Nhưng nước Nam lại có Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn. Triều đình đưa ông lên ngôi là Đại Hành Hoàng Đế. Lê Đại Hành dựng kế chống giặc, lập mưu xin hòa để nuôi kiêu chí của địch và ra quân giằng co trên nhiều chiến tuyến thủy bộ, cho tới trận quyết định làm nổi sóng Bạch Đằng vào cuối Tháng Tư năm 981.

Chiến thuyền Tống bị mai phục giữa dàn cọc ngăn sông và bị tấn công tứ bề. Hầu Nhân Bảo mất mạng trong đám loạn quân, Lưu Trừng dẫn toàn quân tháo lui ra biển. Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông Bạch Đằng, cánh quân của Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ vội rút chạy, liền bị quân ta truy kích và diệt quá nửa, còn tướng Triệu Phục Huân bị bắt sống giữa trận. Sau đó, nhà Đại Tống xuống nước xin hòa, năm 986 đành công nhận Lê Hoàn là vua nước Nam.

3. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 3: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, năm 1288.

T
rang sử chói lọi trận Bạch Đằng thứ ba, là do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cầm quân đ0ánh tan quân Mông Cổ vào Tháng Tư năm 1288. Đó là trận thủy chiến lớn nhất lịch sử Việt Nam khi Mông Cổ tấn công nước Nam lần thứ ba, dưới quyền thống soái của Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai Thế Tổ Hốt Tất Liệt, người sáng lập nhà Nguyên. Lần này, toàn bộ chiến thuyền của giặc cũng lại tan tác trên cọc nhọn yểm dưới lòng sông. Sử viết, 400 lâu thuyền bị tịch thu, các tướng giặc và tám vạn quân bị chết hay bị thương làm nước sông đỏ ngầu. Viện binh của Thoát Hoan cố rút thì bị phục kích trên đất liền mà tổn thất nặng. Từ đó, Thoát Hoan không được phép về kinh dien kiến vua cha! Cũng từ đó, nhà Nguyên Mông hết nhòm ngó nước Nam và bỏ luôn cái mộng chinh phục Đông Nam Á.

Nguyễn Xuân Nghĩa giới thiệu

Mậu Tuất 2018, kỷ niệm 730 năm Hưng Đạo Vương đánh tan quân Mông Cổ trên sông Bạch Đằng, một Trung Tâm Văn Hóa Cộng Đông của người Việt quận Cam sẽ khánh thành tại Mile Sqjuare Park, bên tượng Trần Hưng Đạo.

790 Năm Ngày Sinh Trần Hưng Đạo, 730 Năm Đại Thắng Sông Bạch Đằng

Hưng Đạo Đại Vương (1228-1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh năm 1228, có nơi nói là năm 1230 hay 1231, tạ thế năm 1300. Ông là con trai thứ ba của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu, gọi Vua Trần Thái Tông bằng chú ruột.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, gia cảnh của Hưng Đạo Vương có nhiều nỗi oan trái, éo le. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư kể rằng, năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công Chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, và giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng Hậu) xuống làm Công Chúa.

Phẫn uất về việc này, Trần Liễu tập họp quân làm loạn. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết. Nhờ Vua Thái Tông lấy thân mình che chở mà Trần Liễu được tha tội. Mang lòng thù hận, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy cho Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo) thành tài. Lúc sắp mất, ông cầm tay Trần Quốc Tuấn trăn trối rằng:

"Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được".

Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Đến khi vận nước điêu linh, quyền quân quyền nước đều vào tay mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăn trối thăm dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ này khuyên rằng:

"Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu..."

Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.

Bởi thế, dù cha ông có hiềm khích lớn với nhà Trần, Trần Hưng Đạo luôn đặt việc nước lên trên, một lòng trung thành, hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước. Hưng Vũ Vương Nghiễn được lấy Công chúa Thiên Thụy, thế nhưng tướng Trần Khánh Dư lại thông dâm với Thiên Thụy, khiến nhà vua phải xuống chiếu trách phạt và đuổi Khánh Dư về Chí Linh vì sợ làm mích lòng Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ hiềm riêng, xin cho phục chức Dư và "giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư." Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách."

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tháng 10 năm Quý Mùi, 1283, Vua Trần Nhân Tông phong Trần Quốc Tuấn làm Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc.

Trần Hưng Đạo là vị chủ tướng có khả năng nhìn ra tài năng của người khác để tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự.

Cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vì có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tâu sau. Nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.

Ngoài tài thao lược dẹp giặt trên chiến trường, Trần Hưng Đạo còn là nhà lý thuyết chiến lược quân sự. Ông đã soạn nhiều tác phẩm để lại cho đời sau học theo. Trong số đó gồm có:

- Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn, thường gọi là Hịch Tướng Sĩ;

- Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược;

- Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư, văn bản đã thất lạc, chỉ còn lại bài Tựa của tướng Trần Khánh Dư đề ở đầu sách, được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (quyển VI) ghi lại.

Thiên tài quân sự của Hưng Đạo Vương đã được cả thế giới thán phục nên có nhiều tài liệu viết về ông. Bộ Bách Khoa từ Điển Britannica (5) đã ca tụng ông như nhà chiến lược đại tài có thể chận đứng được vó ngựa hung bạo của đoàn quân xâm lược Nguyên Mông. Bộ Bách Khoa Từ Điển Mở xếp ông vào một trong những vị tướng bách chiến bách thắng trên thế giới.(6) Trang mạng toàn cầu Thetoptens cho ông là một trong 10 vị Đại Tướng Tài Ba Nhất Của Mọi Thời Đại.(7) Còn Diễn Đàn Mạng Paradoxplaza thì vinh danh ông trong số 100 Vị Tướng Tài Giỏi Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại. (8)

Trận Bạch Đằng năm Mậu Tuất và Vua Ngô Quyền trong tranh dân gian. Trên đường Bolsa, Little Saigon cũng như trong khu phố Việt tại San Jose, từ lâu đã có tường Trần Hưng Đạo, nhưng trong năm 2017, lần đầu tiên, công viên Mile Square Park chính thức dựng tượng vị anh tướng VN. Sang năm 2018, nơi đây sẽ thành khu Trung Tâm Văn Hóa Cộng Đồng Việt.

Trận Bạch Đằng

Nhưng, nói đến thiên tài quân sự của Hưng Đạo Vương thì không thể không nhắc đến Trận Bạch Đằng năm 1288, cách nay đúng 730 năm, khi mà hàng trăm tàu thuyền và hàng vạn binh lính của quân Mông Nguyên đã bị Tướng Trần Hưng Đạo đánh tan tác trong trận thủy chiến lừng danh thế giới trên Sông Bạch Đằng.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản Nội Các Quan Bản năm 169 7(4) mô tả trận Bạch Đằng năm 1288 như sau:

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chặn đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên.

Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.

Ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý (8 tháng 4 năm 1288), cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.

Ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.

Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên.

Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Đằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Đằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Đồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoai, sông Thái, sông Gia Đước, Điền Công, còn bộ binh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Đằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Đằng, núi Đá Vôi..., ngoại trừ sông Đá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Đại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, quân ta cho thủy quân bằng thuyền nhỏ ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, Ô Mã Nhi cùng đạo quân này hoàn toàn bị tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ Mão đến giờ Dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".

Bia Lý Thiên Hựu, 1 viên tướng Nguyên dự trận Bạch Đằng, cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ..." Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông. Thái Thượng Hoàng đã hậu đãi những viên bại tướng này. Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông bị giết chết. Tướng Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi chết bệnh trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho xử trảm.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi rằng, lúc nửa triệu quân Nguyên Mông ào ạt tràn qua xâm lược Đại Việt sức mạnh như vũ bão, "Thánh Tông vờ bảo với Quốc Tuấn rằng:

‘Thế giặc như vậy ta phải hàng thôi.’

Quốc Tuấn trả lời: ‘Bệ hạ, xin chém đầu thần trước rồi hãy hàng."

Lời thề khí phách thà chết vì dân vì nước của Hưng Đạo Vương đã lưu danh muôn thuở. Ông là tấm gương sáng muôn đời cho cháu Lạc Hồng. Ông là ý chí dân tộc làm bọn tay sai cho lũ giặc xâm lược từ phương Bắc phải gục mặt nhục nhã.

Huỳnh Kim tổng hợp