18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 31)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 30)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 57)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

13 lần đại bại của giặc Trung Quốc trên đất Việt

04 Tháng Bảy 20186:43 SA(Xem: 1751)
lophoc513 lần đại bại của giặc Trung Quốc trên đất Việt

Lịch sử nước Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của giặc Tàu đã là những trang sử vàng kết tinh thành truyền thống yêu nước chống ngoại xâm ngàn đời của dân tộc. Giặc phương Bắc  đã nhiều lần xâm lược phương Nam, trong đó có 13 lần xua đại quân hùng hổ đánh phương Nam, hòng nuốt chửng nước ta, nhưng trong tất cả 13 lần đó,quân bành trướng Trung Quốc đều đại bại !

 Lần thứ 1 : Thời vua Hùng vương thứ 6 : Phù Đổng Thiên Vương thắng giặc Ân.

Lần thứ 2 : Đại thắng giặc Trung Hoa Tần- An Dương Vương.

Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Hoa, sai tướng Đồ Thư kéo 50 vạn quân xâm lăng vùng đất Việt Lạc. Nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Đây là đoàn quân tinh nhuệ vừa giúp Tần Thủy Hoàng đánh chiếm sáu nước và thành lập nước Trung Hoa. Nhưng mấy năm sau, Đồ Thư đã bị quân Việt đánh bại, quân giặc chết quá nửa, Đồ Thư bị giết.
Nỏ thần trong truyền thuyết

Lần thứ 3 : Năm 181 TCN, đại thắng giặc Trung Hoa Tây Hán.
Năm 181 TCN, triều Hán sai Long Lân hầu Chu Táo kéo quân sang xâm phạm Lĩnh Nam, đánh Nam Việt. Theo sách vở Trung Hoa, quân Hán không chịu được thủy thổ phương Nam, nhiều người phải bịnh tật, bởi vậy phải thua chạy về bắc. Sau đó, triều Hán xét việc Nam chinh không lợi, nên không đánh nữa.

Lần thứ 4 : Năm 40 DL –  Đại thắng giặc Trung Hoa Đông Hán và tái chiếm toàn thể đất Việt Lạc – Trưng Nữ Vương.
(DL: dương lịch)

Năm 30 DL, Hán Quang Vũ áp đặt chế độ trực trị trên vùng đất Việt Lạc. Do đó, toàn dân Việt vùng lên kháng chiến, và bầu Đức Trưng Trắc là Thủ Lãnh. Sau 10 năm, Dân ta đã đánh đuổi toàn bộ quân Tàu ra khỏi vùng đất Việt Lạc, chiếm lại 65 thành.

Thời gian qua, sách sử Trung Hoa đã giảm thiểu vùng đất và sức mạnh của dân Việt thời đó. Ngày nay, đã có đủ chứng cứ xác định vị trí, tình hình và vùng đất bao la của việc quân dân Việt đánh chiếm lại 65 thành, và đánh bại đại quân hùng hậu của hoàng đế Quang Vũ nhà Hán.

Thời đó, vùng đất Việt Lạc nay là Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến của Trung Hoa, xuống tới Hải Vân… Và Hán Quang Vũ đã phải vận dụng toàn thể binh lực của ‘thiên triều’.
Đức Trưng Nữ Vương đáng được tôn hiệu ĐAI ĐẾ ĐỒNG ĐÌNH LĨNH NAM

Lần thứ  5 : Năm 541 , đại thắng Trung Hoa- nhà Lương, vua Lý Nam đế.
Cuối năm 540, quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh khiến quân xâm lược thảm bại, 10 phần chết đến 6-7 phần. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát thêm quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay)

Năm 541 Lý Nam Đế đánh đuổi nhà Lương, giành độc lập. Xưng là Nam Việt Đế, niên hiệu Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Lập ra nhà Tiền Lý. Đây là lần đầu tiên sách sử Trung Hoa ghi lại quốc hiệu và niên hiệu của dân ta. Nhà Tiền Lý kéo dài 61 năm, từ 541 tới 602 dl.

Lần thứ 6 : Năm 938, đại thắng giặc Trung Hoa Nam Hán – Ngô Quyền.

Từ năm 906 , Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự trị khỏi tay người Trung Hoa. Truyền được 3 đời.  Năm 938, vua Trung Hoa Nam Hán sai thái tử là Hoằng Thao kéo quân xâm lấn. Với trận cọc gỗ lim bọc sắt trên sông Bạch Đằng, đức Ngô Quyền đã đại thắng quân Hán, giết chết thái tử Hoằng Thao.

Lần thứ 7: Năm 981, đại thắng giặc Tống, vua  Lê Đại Hành.
Năm 981, vua Tống sai tướng Hầu nhân Bảo kéo quân xâm lấn, theo hai đường bộ và thủy. Vì vua nước ta là Đinh Tuệ mới 8 tuổi, nên quân sĩ tôn tướng Lê Hoàn lên ngôi, tức là Đức Lê Đại Hành. Với một trận Chi Lăng, quân ta phá tan đoàn quân Tàu, giết Hầu nhân Bảo. Đoàn quân giặc theo đường biển vội vàng rút lui.

Lần thứ  8 : Năm 1076, đại thắng giặc Tống lần 2, vua Lý Nhân Tông – Danh tướng Lý Thường Kiệt.
Năm 1076, vua Tống sai Quách Quì và Triệu Tiết kéo hơn 30 vạn quân sang xâm lấn nước ta.

Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họaLý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa

Nhưng chúng bị đánh tan ở sông Như Nguyệt. Quân Tống kéo tới hơn 30 vạn, chỉ còn gần 3 vạn trở về !

LẦN THỨ 9 : Năm 1258, đại thắng giặc Nguyên – Mông lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông

Năm 1257, từ Vân Nam, tướng Ngột Lương Hợp Thai  đem 3 vạn quân Mông Cổ và hơn 1 vạn quân Đại Lý tấn công Đại Việt, chiếm Thăng Long, đốt phá và giết dân trong thành.

Vua Trần thái Tông lo sợ, hỏi ý kiến thái sư Trần Thủ Độ. Trần thủ Độ khẳng khái : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ Hạ đừng lo !”.

LẦN THỨ 10 : Năm 1284, đại thắng giặc Nguyên – Mông lần thứ 2, vua Trần Nhân Tông – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Tranh truyền thân Hưng Đạo VươngTranh truyền thân Hưng Đạo Vương

Lần thứ 11: Năm 1287, đại thắng giặc Nguyên – Mông lần thứ 3: vua Trần Nhân Tông – Danh tướng Hưng Đạo Đại Vương.  

Năm 1284, Hốt Tất Liệt sai con trai là thái tử Thoát Hoan cùng với các danh tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi, kéo 50 vạn quân xâm lăng Đại Việt. Quân Nguyên còn có thủy binh từ Chiêm Thành đánh lên. Khi đó, toàn thể quân Đại Việt chỉ có 20 vạn.
– Hịch tướng sĩ do Trần Hưng Đạo viết cuối TK XIII, tố cáo tội ác của quân thù và khích lệ lòng căm thù giặc sâu sắc…
– Binh sĩ lấy mực xăm vào tay hai chữ : “Sát Thát” (nghĩa giết quân Nguiyên- Mông ), và hết lòng chiến đấu chống giặc.
– Vua Trần Nhân Tông triệu tập các bô lão trong dân tại điện Diên Hồng để hỏi ý kiến. Toàn thể đồng thanh xin đánh!
– Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với câu nói nổi tiếng : Nếu Bệ Hạ muốn hàng, xin chém đầu tôi trước đã !”
– Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ Nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc !”

Tháng 5 năm 1285, tướng Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô ở cửa Hàm Tử.
Tướng Trần Quang Khải đưa quân đi thuyền từ Thanh Hóa ra đánh, chiếm lại Thăng Long.
Hưng Đạo Vương đem quân đánh ở Tây Kết, giết Toa Đô, bắt được 3 vạn quân Nguyên và vô số chiến thuyền, khí giới.
Hưng Đạo Vương lại sai phục kích chặn mọi đường quân Nguyên
Với trận Bạch Đằng, quân ta tiêu diệt hoàn toàn thủy quân của giặc Nguyên. Nghe tin thủy quân tan vỡ, Thoát Hoan kéo chạy về qua vùng Bắc Giang và Lạng Sơn, và cũng bị quân Đại Việt chặn đánh tan tành.

Lần thứ 12 :

    Năm 1428, đại thắng giặc Trung Hoa Minh, vua Lê Thái Tổ( Lê Lợi).
    Năm 1406, giặc Minh kéo quân xâm lấn nước ta. Nhà Hồ thua.
    Năm 1418,  Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa, tự xưng là Bình Định Vương, gửi hịch kể tội giặc Minh và nêu rõ mục đích đánh đuổi quân giặc cướp nước.
    Năm 1426, sau 8 năm gian khổ, với nhiều lần nguy cấp, Bình Định Vương thắng trận Tụy Động, và bao vây thành Đông Quan, Thăng Long.
    Cuối năm 1427, cuộc kháng chiến thắng lợi, chấm dứt thời kỳ đô hộ của giặc Minh.

Lần thứ 13:  Đại thắng giặc Trung Hoa Mãn Thanh, vua Quang Trung.

Năm 1789 (Kỷ Dậu) :Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh và nổi tiếng với câu nói hào sảng muôn đời bất hủ :

“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn   
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Nghĩa là:

“Đánh cho nó một cái bánh xe cũng không còn để quay về.
Đánh cho nó một manh giáp cũng không còn lành lặn.
Đánh để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ”.
Trong mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc chúng ta đã 13 lần chiến thắng quân xâm lược phương Bắc. Cha ông chúng ta thắng giặc không phải vì quân nhiều, vũ khí tốt, đồng minh đông hay mạnh mà nhờ ở tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, quyết giữ vững giang sơn, thà chết chứ không hàng giặc. Tình thần quyết chiến và quyết thắng ấy chính là chiếc Nỏ Thần đánh tan quân xâm lược, dù nước chúng to mạnh hơn, quân chúng đông hơn, tàn bạo hơn. Dân tộc ta chiến thắng vì có những lãnh đạo biết lắng nghe ý dân (thời xa xưa ấy, vua nước Việt đã biết hỏi ý dân: Nên hòa hay nên chiến). Dân tộc ta chiến thắng vì có những đại tướng như Hưng Đạo Vương hết lòng vì nước, quyết tâm bảo vệ non sông qua câu nói ghi vào sử sách “Bệ hạ muốn hàng, xin chém đầu thần trước đã”. Dân tộc chúng ta chiến thắng vì có những con dân sẳn sàng hy sinh tất cả để “Quyết Chiến”.