22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 21)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 27)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 41)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 50)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 48)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 50)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 42)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

Phê-rô và An-rê, ai là anh, ai là em?

07 Tháng Tám 20187:03 SA(Xem: 843)
cgPhê-rô và An-rê, ai là anh, ai là em?

“Thưa Thầy có, Thầy bíết con yêu mến Thầy !... Thưa Thầy. Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thấy” (Tv 139).

Cách đây ít lâu, trong câu chuyện ở bàn ăn, một cha sinh viên người Việt Nam duy nhất trong nhà nêu vấn đề : để giải quyết vấn đề hai tông đồ Phê-rô và An-rê, ai là anh ai là em chúng ta dựa trên truyền thống trong Sách Thánh là người được chọn vào vai trò quan trọng hơn thường là em : A-ben, Sao-lê, Đa-vít để cho rằng ông Phê-rô là em : “Ông An-rê… Trước hết, ông gặp em mình là Si-mon… Rồi ông dẫn (Hy-lạp : ‘egagen… pros) em mình đến với Đức Giêsu…” (Ga 1,40-42). Nhưng trong danh sách nhóm 12 thì luôn luôn Phê-rô đứng đầu, và cặp anh em Gia-cô-bê và Gio-an cũng theo thứ tự lớn bé. Làm sao trong cùng một bản văn lại theo hai tiêu chuẩn khác nhau khi xếp thứ tự.

*Có thể trả lời thắc mắc này như sau : Danh sách nhóm 12 trong sách Tin Mừng là một danh sách đã cố định sau khi các Tông Đồ bắt đầu đi rao giảng và quy tụ Hội Thánh, “ngôi thứ” đã rõ ràng, không còn phải “cãi nhau” (Mc 9,34) nữa. Lúc đó thì ông Phê-rô đã nhận nhiệm vụ “chăn chiên”, “làm cho anh em vững mạnh” rồi.

*Nhưng tôi vẫn suy nghĩ tìm thêm lý do ủng hộ sự chọn lựa của chúng ta. Tôi phát hiện thêm : (Tôi dịch lại theo bản LXX để dễ thấy những chỗ tương đồng giữa hai bản văn)

Trong 1 Sm 16,6-10, ông Sa-mu-en được sai đi xức dầu tấn phong cho Đa-vít, “Ông thanh tẩy ông Gie-sê và các con trai ông ấy và mời họ đến dự tế lễ. Khi họ đến, ông thấy (eiden) Ê-li-áp, ông nói : “Đúng rồi…” Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en : “Đừng nhìn (emblepses) vẻ bên ngoài… Thiên Chúa không nhìn (opsetai) như người ta nhìn (emblepsetai), người ta nhìn vào bề mặt (opsetai eis prosopon), Thiên Chúa nhìn vào cõi lòng (opsetai eis kardian) ”…

Ông Gie-sê gọi A-vi-na-đáp và cậu đến trước mặt ông Sa-mu-en… Ông Gie-sê dẫn Sa-ma đi qua (par-egagen)… Ông Gie-sê dẫn bảy người con trai đi qua, nhưng ông Sa-mu-en nói với ông Gie-sê : “Đức Chúa không chọn những người này”, rồi hỏi ông Gie-sê : “Các con ông có mặt đầy đủ chưa?” Ông Gie-sê trả lời : “Còn cháu út, nó đang chăn chiên”. Ông Sa-mu-en liền nói : “Xin ông cho người đi đem (labe auton) nó về… Ông Gie-sê sai người đi và dẫn cậu vào (eis-egagon) … Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en : “Đứng dậy, xức dầu tấn phong nó đi, chính nó đó”.

*Chú ý hai điều:

1/ Ông Sa-mu-en được Chúa sai đi với lệnh : “Ta sẽ cho ngươi biết điều ngươi phải làm, và ngươi sẽ xức dầu tấn phong cho Ta kẻ Ta sẽ nói cho ngươi hay”. Người đầu tiên Sa-mu-en thấy, nhìn tướng tá ngon lành… Chúa chưa nói gì thì ông đã tự bảo “Đúng rồi”, nhưng Chúa bảo không phải nó. Sau đó thì người nào Chúa cũng bảo không phải nó. Bảy người con trai đều không được chọn. Cậu út được dẫn vào theo lệnh ông Samuen, Chúa liền bảo : “Chính nó đó, xức dầu tấn phong cho nó đi”.

Trường hợp ông Si-mon Phê-rô thì chính Chúa Giêsu tuyển chọn, nên “Chúa nhìn thẳng vào ông (emblepsas autô) và nói: Anh là Si-mon con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha”.

*2/ Chúa gặp An-rê trước. Mặc dù Chúa không sai đi tìm, nhưng An-rê “tìm thấy em mình…” (heuriskei…) rồi dẫn đến (egagen… pros) với Chúa Giêsu”.

Sau khi đã cho cả bảy người con trai đi qua trước mặt ông Sa-mu-en, ông Gie-sê được lệnh sai người đi đem cậu út về, ông sai người đi và dẫn cậu vào trước mặt ông Sa-mu-en.

Ông An-rê tìm thấy em mình và dẫn em mình đến với Chúa Giêsu.

Xã hội Sê-mít (Híp-ri, A-rập) cũng theo lụât “quyền huynh thế phụ”, nên ông An-rê phải là anh thì mới dẫn em mình đến với Chúa Giêsu được.

Cái nhìn Chúa Giêsu đặt vào ông Phêrô sẽ vọng vang trong lần gặp ở bờ hồ : ông Phêrô thấy mình trần truồng khi nghe “Chúa đấy”, rồi khi Chúa hỏi, ông tuyên xưng : “Thưa Thầy có, Thầy bíết con yêu mến Thầy !... Thưa Thầy. Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thấy” (Tv 139).

*Vấn nạn khác : nhưng cái nhà ở Ca-phác-na-um lại là “nhà hai ông Phê-rô và An-rê” (Mc 1,29) thì ông Phê-rô phải là anh chứ? Trở lại lý do đã nói trên là khi viết Sách Tin Mừng thì “ngôi thứ” đã rõ rồi, cũng như khi Đa-vít đã được xức dầu tấn phong thì bảy người anh đều “xuống hạng” ; Be-lem là “thành Đa-vít”, nhà Gie-sê cũng thành nhà Đa-vít !

Hai anh em ở chung một nhà thì nói ai trước cũng được. Và nữa câu chuyện liên quan tới bà mẹ vợ ông Phê-rô, nên nhắc tên ông Phê-rô trước thì hợp mạch văn !

Lm. Giuse Nguyễn Công Đoan SJ