22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 18)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 37)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 48)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

MỘT BÁC SĨ VIỆT NAM LÀM RẠNG DANH CHO ĐẤT NƯỚC: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thạch

25 Tháng Tám 201811:52 SA(Xem: 1203)
yteMỘT BÁC SĨ VIỆT NAM LÀM RẠNG DANH CHO ĐẤT NƯỚC: Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thạch

“Tại sao ông không về VN dạy mà lại sang Trung Quốc?”, tôi hỏi.

Suy nghĩ hồi lâu, ông trả lời: “Vì tôi muốn sửa lại lịch sử. Trước đây người VN học người Trung Quốc, giờ đây người Trung Quốc phải học lại người VN”.
      
TRÁI TIM LỚN KHÔNG LỖI NHỊP

Posted by Dr. Nikonian on 22/12/2007

Bài này tôi viết chung với một người bạn, chỉ cần vào Google và gõ “Thach Nguyen” “cardiologist” (chuyên gia tim mạch học) là trong 0,26 giây bạn sẽ có 87 kết quả. Tuy nhiên, đằng sau đó là một khối lượng rất lớn những gì mà một con người có thể làm được cho y học, hay nói đúng hơn là cho ngành tim mạch học can thiệp. Đặc biệt hơn, đó là một người đã làm rạng danh nước Việt trên toàn thế giới. Nếu không nói ra, khó có thể hình dung người đàn ông tầm thước đang ngồi trước mặt tôi là chủ nhân của nhiều tước hiệu khoa học cao quí mà chính giới tim mạch học Mỹ phải mơ ước: Trưởng khoa tim mạch của BV St Mary, Hobart, Indiana; thành viên gốc Việt đầu tiên và duy nhất của Ban Chấp hành Hội Tim mạch học Hoa Kỳ, tác giả và chủ biên của nhiều sách giáo khoa và tạp chí tim mạch học lừng lẫy. Với công lao là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho nền tim mạch học can thiệp của thế giới, không có gì ngạc nhiên khi cái tên Thạch Nguyễn được vinh danh trang trọng trong các kỷ yếu Who’s Who in America, Who’s Who in the World, Who’s Who in Science and Engineering, Who’s Who in Health Care and Medicine liên tiếp từ năm 2000 đến 2007.

Chào đời tại Hà Nội năm 1953, cùng gia đình di cư vào Nam, sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa Huế năm 1978, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thạch về Kiên Giang làm việc. Sống trong một đất nước mới thống nhất với nhiều điều chưa thể chấp nhận dễ dàng, ông tìm đến Mỹ. Năm 1980, chọn con đường nội tim mạch, ông phải học thêm 5 năm nữa. Trước đó vài năm, ở Mỹ người ta bắt đầu nói đến tim mạch học can thiệp (interventional cardiology). Ngày nay, việc một bác sĩ luồn ống thông vào các buồng tim, bơm bóng để nong mạch vành (mạch máu nuôi tim) rồi đặt giá đỡ (stent) để tái thông mạch máu trong nhồi máu cơ tim không có gì xa lạ. Nhưng 30 năm trước, thì đúng là thần kỳ. Bị lôi cuốn trước cái mới mẻ, nên ông dấn thêm một bước, nghiên cứu sâu về tim mạch học can thiệp. Ông nói: “Những người đi đầu đều tự học vì phải đến năm 1990 người Mỹ mới có chương trình đào tạo chính thức”. Con đường mới đầy chông gai, hiểm trở, làm nản chí nhiều người, nhưng với ông thì khác, ông muốn thành công: “Chìa khóa thành công cho con người ở bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là xã hội phương Tây, đó là có ý tưởng mới, biết lắng nghe những quan niệm mới và đặt vấn đề làm sao cho mọi chuyện được tốt hơn”.

Làm việc tại một bệnh viện ở Indiana từ năm 1987, GS Thạch bắt đầu được nhiều người biết đến vì ông đã chủ trì nhiều nghiên cứu khoa học lớn, đặt nền móng cho những hiểu biết mang tính đột phá về tim mạch học can thiệp và bệnh lý mạch vành. Nếu như trước đây, nguy cơ tử vong của một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim rất cao, thì với những hiểu biết từ các nghiên cứu nền tảng của GS Thạch Nguyễn và cộng sự, khả năng được cứu sống của bệnh nhân đã cải thiện một cách ngoạn mục. Năm 1992, ông được Trung Quốc mời sang giúp phát triển tim mạch học can thiệp. Thời điểm đó, ở ba bệnh viện lớn ở Bắc Kinh, Quảng Châu, Trường An người ta bắt đầu điều trị bệnh mạch vành bằng nong bóng, đặt stent. Trước đó, chuyên gia Mỹ đến giúp bằng cách tự tay làm biểu diễn, hình ảnh của cuộc can thiệp được truyền ra một màn hình lớn để nhiều người xem và học tập. Nhưng GS Thạch Nguyễn thì khác, ông để bác sĩ Trung Quốc làm, đứng sau cầm tay chỉ việc, nên học viên tiến bộ rất nhanh.

Những chuyến đi giảng dạy khắp thế giới đã cho GS Thạch cơ hội gặp gỡ một số đồng nghiệp VN và nhận lời mời về giúp quê hương phát triển nền tim mạch học can thiệp vào năm 1994. “Tại sao ông không về VN dạy mà lại sang Trung Quốc?”, tôi hỏi. Suy nghĩ hồi lâu, ông trả lời:“Vì tôi muốn sửa lại lịch sử. Trước đây người VN học người Trung Quốc, giờ đây người Trung Quốc phải học lại người VN”.

Suy nghĩ thì độc đáo và mới mẻ, nhưng để thành công, theo GS Thạch, điều quan trọng làngười ý tưởng mới phải tiên phong thể hiện nó. Ông nói: “Cách đây 4 năm, hai đại danh sư tim mạch học can thiệp ở Mỹ bị cho thôi việc vì không nghĩ ra được điều gì mới mẻ. Một người làm việc ở Mayo Clinics và một ở Đại học Emory”. Vì thế, khi quay về hỗ trợ y học VN, GS Thạch cũng mang theo mình những ý tưởng mới. Ông đưa các bác sĩ của Viện Tim mạch quốc gia ra nước ngoài học tập, mang về dụng cụ hỗ trợ bác sĩ điều trị bệnh nhân nghèo, và đặc biệt giúp chuyển giao kỹ thuật nong van hai lá qua da, một phương pháp hữu hiệu, ít tốn kém so với cách thay van mà một vài bệnh viện đang làm. “Nếu cho rằng công việc mình đang làm là hoàn hảo, không cần thay đổi gì cho tốt hơn thì bạn đang tự đào thải mình”, ông nhẹ nhàng nói với tôi. “Một đàng là phương pháp thay van, bệnh nhân chịu nhiều tốn kém và phải uống thuốc chống đông suốt đời; một đàng là can thiệp nong van ít tốn kém, bệnh nhân không phải uống thuốc, chúng ta phải chọn cách sau chứ”

Kể từ năm 1994, năm nào cũng vậy, GS Thạch đi về VN như con thoi giúp phát triển ngành tim mạch học can thiệp còn non trẻ của quê nhà. Ông nhớ lại: “Năm đầu tiên tôi về, Bệnh viện Bạch Mai không có máy chụp mạch vành, trang thiết bị xem như là số 0. Thế mà hơn 10 năm sau, các bác sĩ tim mạch VN ở Hà Nội, Sài Gòn, Huế có thể cạnh tranh với bất kỳ tên tuổi nào trên thế giới về kỹ thuật nong mạch vành và đặt stent, hơn 2.000 ca được nong van 2 lá, kết quả rất tốt mà tỉ lệ biến chứng lại cực thấp. Tôi tin vào một tương lai sáng lạn của ngành tim mạch học can thiệp VN”.

Xã hội, kinh tế VN đang phát triển nhanh, bên cạnh những điều tích cực, vẫn có những cái giá phải trả về sức khỏe. Bệnh tim mạch là một thí dụ, tỉ lệ bệnh trong cộng đồng đang gia tăng, chủ yếu liên quan đến lối sống công nghiệp, ăn uống, cách làm việc. Hàng chục ngàn bệnh nhân tim mạch được trở về với cuộc sống bình thường trên cả nước trong chục năm qua, chắc hẳn chưa ai nghe nói đến cái tên Nguyễn Ngọc Thạch. Nhưng trong tâm trí của nhiều chuyên gia tim mạch VN, ông như nhịp cầu dẫn đưa những kiến thức mới, ý tưởng mới giúp phát triển y học trong nước. Bên tách trà nóng, trong một căn phòng của Trung tâm hội nghị quốc gia nhân Hội nghị tim mạch học can thiệp toàn quốc hồi tháng 10, tôi hỏi ông: “Ngoài sự thông minh, siêng năng trong công việc, để thành công người ta còn cần gì nữa?”. Ông trả lời: “Một ngày kia, TS Pamela Douglas, chủ tịch American College of Cardiology (ACC) hỏi tôi vì sao có thể làm việc thành công với những đồng nghiệp đến từ Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… tôi trả lời: Chúng tôi làm việc với những nguyên tắc giống nhau: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Đó cũng là 5 phẩm chất cốt yếu của một con người.”

Nói về GS Thạch Nguyễn, một BS mà tôi quen biết đã dành những lời đầy trân trọng: “Với tôi, Giáo sư, anh Thạch, hay thầy Thạch, luôn luôn biểu hiện chói sáng của một nhân cách lớn, một tấm lòng nhân từ với những người khốn khó, và là mẫu mực của một trí thức Việt nam, mang trong lòng một trái tim Việt đẹp đẽ và cao quí. Anh tôi, thầy tôi, GS Thạch Nguyễn, là biểu hiện của sự khôn ngoan, minh triết và nhân hậu của một học giả trong nhiều lĩnh vực. Thật là sung sướng khi có một người anh, người thầy như thế trong đời”

Quả như bạn tôi nhận xét, trái tim và khối óc của GS Thạch đã vượt ra khỏi mọi biên giới quốc gia chật hẹp để trở thành một trong những cột trụ lớn của làng tim mạch học thế giới. Dù ở đâu hay làm gì, trái tim của ông vẫn hòa cùng nhịp đập với các đồng nghiệp, đàn em và bệnh nhân mà ông hết lòng thương mến ở quê nhà. Một con tim không hề lỗi nhịp!