25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 9)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 12)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 52)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

THÁNH THÉRÈSE: BỔN MẠNG CÁC NƠI TRUYỀN GIÁO

30 Tháng Chín 20187:16 SA(Xem: 1324)
teresa3THÁNH THÉRÈSE: BỔN MẠNG CÁC NƠI TRUYỀN GIÁO

Đối với lịch sử linh đạo Kitô giáo nói chung, thánh Thérèse đã giữ một vai trò đặc biệt ở thế kỷ XX, bởi vì đã đề ra một đường lối nên thánh dựa theo căn bản Phúc âm (tình yêu mến) thay vì chú trọng đến các công tác vĩ đại. Ngoài ra, thánh Thérèse còn được Đức Giáo Hoàng Pius XI đặt làm bổn mạng các miền truyền giáo.[15] Thánh nữ có liên quan gì đến công cuộc truyền giáo? Việc đặt thánh Thérèse làm bổn mạng các nơi truyền giáo có ý nghĩa gì?

A. Thánh Thérèse với công tác truyền giáo

1/. Phải nhìn nhận rằng, vào cuối thế kỷ XIX, phong trào cổ động việc truyền giáo đang lên cao tại Pháp. Thực ra, không thể nào chối được là cao trào đó đã chịu ảnh hưởng của chính sách thuộc địa của Pháp, cách riêng là cuộc bành trướng các thế lực tại Á châu. Tuy nhiên, xin đừng vội đồng hóa công tác truyền giáo với chính sách thuộc địa! Dù sao, chúng tôi không muốn đi sâu vào vấn đề này. Chỉ cần ghi nhận là nước Pháp là nơi phát xuất nhiều Dòng tu nam nữ chuyên việc truyền giáo, cũng như của 3 Hiệp Hội Truyền Giáo: Hội Truyền Bá Đức Tin do bà Jaricot thành lập tại Lyon năm 1822; Hội Nhi Đồng Truyền Giáo do Đức Cha De Forbin lập tại Nancy năm 1843; Hội Thánh Phêrô Tông Đồ do ông Picard thành lập tại Caen năm 1889. Các tín hữu nhận được tin tức về sinh hoạt truyền giáo nhờ các tạp chí “Annales de la Propagation de la Foi” (1822), “Annales de la Sainte Enfance” (1846), “L’oeuvre des écoles d’Orient” (1857), “Missions catholiques” (1868).

Thánh Thérèse đã được hấp thụ tinh thần truyền giáo ngay từ trong gia đình. Ngoài việc đọc kinh cầu nguyện, ông bà thân sinh còn đóng góp tiền của giúp Hội Truyền Bá Đức Tin.[16] Hai ông bà cũng đã giáo dục con cái mình về tinh thần hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho các tội nhân được trở lại. Khi còn nhỏ, Thérèse đã mơ ước sẽ cải hoán các bạn học trong lớp, các thợ thuyền, các người nghèo.

2/. Thế nhưng sau đó, Thérèse không gia nhập một Dòng hoạt động để đi truyền giáo, nhưng đã chọn vào tu trong Dòng kín Carmel. Việc lựa chọn này không phải là chuyện ngẫu nhiên, nhưng đã được suy tính. Từ lâu (ít là từ khi nhận được ơn cải hoán vào lễ Giáng sinh năm 1886), Thérèse ý thức rằng: muốn sống hạnh phúc thì phải biết quên mình và làm hài lòng kẻ khác. Liền sau đó, trong một thị kiến, Thérèse thấy Chúa Giêsu trên thập giá đã đổ máu ra cứu chuộc hết mọi người, nhưng không có ai đã hứng máu cứu chuộc. Thérèse dốc quyết sẽ đón nhận hồng ơn cứu chuộc thay cho hết mọi người, cầu nguyện cho mọi người được cứu rỗi. Chúa đã cho Thérèse cảm thấy lời cầu nguyện được chấp nhận trong một hoàn cảnh cụ thể, đó là tử tội Pranzini đã ăn năn hối cải trước khi chết nhờ lời cầu nguyện của Thérèse. Đó là lý do vì sao Thérèse chọn đi tu Dòng Carmel. Các vị thừa sai thì đi rao giảng tình thương của Thiên Chúa; còn Thérèse thì chọn lựa Dòng Kín để tìm cách giúp cho mọi người đón nhận tình yêu đó, bằng lời cầu nguyện và việc hy sinh. Đối với Thérèse, cuộc đời tận hiến trong Dòng Carmel là cuộc đời tông đồ bằng lời cầu nguyện và đồng thời cũng là cuộc tử đạo. Tinh thần hy sinh này càng tăng gia hơn nữa vào thời gian chịu bệnh vào lúc cuối đời. Dù sao, niềm xác tín căn bản của Thérèse là tình yêu (đức ái), là động lực của hết mọi công cuộc tông đồ. Nhờ tình yêu này mà Thérèse có thể ôm ấp hết mọi người, không những trong thời gian còn sống mà kể cả khi đã sang thế giới bên kia nữa.

3/. Ngoài việc cộng tác vào công tác truyền giáo qua việc cầu nguyện và hãm mình, Dòng Carmel còn duy trì một hình thức tham gia nữa, đó là cầu nguyện cho các vị thừa sai, qua việc bảo lãnh tinh thần cho các vị. Thérèse được ủy thác chia sẻ công tác truyền giáo của hai linh mục người Pháp: cha Maurice Barthelémy Bellière truyền giáo tại Phi châu (1874-1907) và cha Adolphe Roulland truyền giáo bên Trung Hoa (+1934). Thérèse bắt đầu liên lạc thư từ với hai vị từ năm 1895 cho tới lúc qua đời. Ngày nay, người ta còn giữ được 10 thư gửi cho cha Bellière và 6 thư gửi cho cha Roulland. Qua những lá thư đó, không những Thérèse đã nâng đỡ tinh thần cho các thừa sai qua những khuyến khích cầu nguyện, mà còn không ngần ngại trình bày đạo lý về “con đường nhỏ” nữa. Thérèse cũng nhận đỡ đầu cho các em nhi đồng được cha Roulland rửa tội.

4/. Một biến cố liên kết đan viện Lisieux với miền truyền giáo là việc chị Philomène de l’Immaculée Conception nhập Dòng tại đây vào năm 1846. Nữ tu này là chị em họ với Đức Cha Dominique Lefebre, Đại diện Tông Tòa tại Địa phận Tây Đàng trong (tức là Sài Gòn). Đức Cha Dominique Lefebre xin đan viện Lisieux nghĩ đến việc thành lập cơ sở tại Đông Dương. Ước mơ này được thành tựu vào năm 1861, với việc thành lập nhà Carmel tại Sài Gòn, cơ sở đầu tiên của Dòng tại miền Viễn Đông. Sau đó, nhà Carmel có ý định mở thêm nhà tại Hà Nội, và đã viết thư về Lisieux để xin thêm nhân sự. Danh tánh của các chị Pauline, Céline, Thérèse được nhắc đến, nhưng cuối cùng xem ra Thérèse được coi là người thích hợp hơn cả để xuất ngoại. Tiếc rằng, dự án này bị đình lại vì lý do sức khỏe của Thérèse. Nhà Dòng đã làm tuần cửu nhật kính cha Théophane Vénard (chịu tử đạo tại Hà Nội ngày 02/02/1861), khấn nguyện cho Thérèse được lành bệnh. Thế nhưng, cái chết đã cắt đứt mối hy vọng đó.Mặc dù vậy, trong thư gửi cho cha Roulland, Thérèse xác tín rằng, cái chết của chị vẫn mang ích lợi nào đó cho các vị thừa sai.

B. Thérèse bổn mạng các miền truyền giáo

Vào ngày 14/12 năm 1927, thánh Thérèse được Đức Giáo Hoàng Pius XI đặt làm bổn mạng các nơi truyền giáo, ngang hàng với thánh Francis Xavier. Nên nhớ, cũng chính Đức Giáo Hoàng Pius XI đã tuyên chân phước (29/04/1923) và hiển thánh (17/05/1925) cho thánh Thérèse. Đức Giáo Hoàng Pius XI (1922-1939) đã để lại nhiều sáng kiến trong kế hoạch truyền giáo của Giáo Hội, trong số đó có việc tiến cử hàng giáo sĩ bản quốc với việc tấn phong Giám mục Ấn Độ tiên khởi năm 1923, 06 Giám mục Trung Hoa vào năm 1926, Giám mục Nhật Bản năm 1927.

Thực khó mà biết được tất cả các động lực đã đưa đến việc đặt thánh Thérèse làm bổn mạng các nơi truyền giáo. Dù sao, quan niệm về hoạt động truyền giáo đã thay đổi rất nhiều trong vòng 70 năm qua, nhất là từ Công Đồng Vatican II. Các nhà thừa sai không còn đồng hóa với các chính quyền thực dân bảo hộ nữa. Giáo Hội cũng tỏ bày thái độ tôn trọng đối với các nền văn hóa và các tín ngưỡng khác. Trong bối cảnh mới của hoạt động truyền giáo, sứ điệp của thánh Thérèse có còn thích thời nữa không?

Ngoài những đề tài quen thuộc nêu bật tầm quan trọng của việc cầu nguyện và hy sinh hãm mình đối với công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, các học giả muốn chỉ ra thêm vài nét đặc sắc của linh đạo Thérèse đối với tinh thần truyền giáo thời này. Khi đọc bức thư của hai vị Bề Trên Tổng quyền của Dòng Carmel gửi cho các tu sĩ toàn Dòng vào ngày 16/07/1996,[17] chúng ta có thể ghi nhận 3 điểm:

1/. Động lực truyền giáo nằm ngay trong ơn gọi của mỗi người Kitô hữu. Ai thực tình mến Chúa thì cũng mong muốn cho Thiên Chúa được mọi người nhận biết và yêu mến. Tình yêu của Thiên Chúa chỉ có thể đền đáp lại bằng tình yêu.

2/. Việc truyền giáo cần phải thực hiện do lòng yêu mến. Truyền giáo không phải chỉ là tuyên truyền một lý thuyết, nhưng cần phải đượm thắm tình yêu mến. Thánh Thérèse đã chấp nhận tự đồng hóa với những người tội lỗi, những người vô thần, chia sẻ những lo âu khắc khoải của họ. Thánh nữ không truyền giáo với thái độ trịch thượng, muốn dạy bảo cho họ con đường cứu rỗi, song thánh nữ đã ngồi đồng bàn với họ, bày tỏ cảm nghiệm của mình về tâm trạng của một con người yếu đuối, đầy tội lỗi, lam nghi nan, nhưng đã được tình thương của Chúa cứu vớt.

3/. Đứng trước bao nhiêu cảnh bất công của xã hội hiện nay, cuộc truyền giáo bao hàm cả việc thăng tiến nhân bản, giúp cho con người sống xứng với nhân phẩm, thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, bệnh tật, dốt nát. Những đường lối cổ võ sự thăng tiến thì đa dạng, tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương. Dù sao, thánh Thérèse nhắc nhớ chúng ta đến môi trường đầu tiên cần được truyền giáo là chính con tim của con người. Khi con tim được cải hoán, trở nên chân thành đơn sơ, tín thác vào Thiên Chúa, thì nó có thể triển nở, không còn hoang mang sợ hãi. Đó là động lực căn bản cho một cuộc dấn thân bảo vệ Công Lý và Hòa Bình.


Thư tịch: “Therese de l’Enfant Jesus” in: Dictionnaire de Spiritualité XV col.576-611. Num. especiales Revista de Espiritualidad n.219-220 (1996).