18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 2)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 9)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 23)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

CÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ #1

02 Tháng Mười 201810:48 CH(Xem: 1388)
phanxico-assisiCÁI NHÌN “VƯỢT THỜI GIAN” CỦA THÁNH PHANXICÔ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ #1

Thánh Phanxicô không phải là nhà thần học theo nghĩa chặt, nhưng khi chiêm ngắm cuộc đời và cách thức ngài sống đức tin, chúng ta nhận thấy ngài có nhiều cái nhìn trực giác mang tính “vượt thời gian” về thần học. Trong số đó, cách hiểu và thực hành Bí tích Thánh Thể của ngài là một cái nhìn đặc sắc và rất có ý nghĩa với chúng ta hôm nay.

1. Bối cảnh của Bí tích Thánh Thể trong thời đại thánh Phanxicô

Thánh Phanxicô sinh vào thế kỷ 12 và sống trong thượng bán thế kỷ 13. Trong thời kỳ đầu của lịch sử Trung cổ Phương Tây, xã hội Ý đang có nhiều biến chuyển về mọi mặt. Giáo Hội Rôma đã chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sâu rộng liên quan đến Bí tích Thánh Thể, được manh nha từ thế kỷ VI. Chúng ta thấy, Công đồng Latêranô IV, công đồng mà thánh Phanxicô tham dự, đã rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng này.

Cuộc khủng hoảng này chủ yếu diễn ra do các tín hữu không còn chuyên cần tiếp rước Thánh Thể, nhưng lại đề cao việc tôn thờ và chiêm ngắm: “Người ta bắt đầu đặt ra nghi thức nâng cao Mình Thánh Chúa ngay sau khi truyền phép để dân chúng thờ lạy…nên việc rước lễ hằng ngày, đã được đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII cổ võ ở thế kỷ trước không còn phổ biến” [1]. Tình trạng thờ ơ với Thánh Thể còn thể hiện nơi hàng giáo sĩ Công giáo lúc bấy giờ: “Công đồng Latêranô cũng đã cảnh cáo các giáo sĩ nhất là các giáo sĩ cao cấp, “cử hành thánh lễ mỗi năm không quá bốn lần, và tệ hơn nữa là không tham dự thánh lễ” [2]. Có lẽ vì cơn khủng hoảng này mà Công đồng đã đưa ra luật: Xưng tội ít nhất mỗi năm một lần và rước lễ trong mùa Phục Sinh.

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do nhiều người Kitô hữu buông thả trong đời sống luân lý và tôn giáo và quên lãng nhân tính của Đức Kitô. Từ đó người ta có xu hướng xa rời Bí tích Thánh Thể: “Các Kitô hữu chỉ xem Thánh Thể như một ‘mầu nhiệm đáng kính sợ, vì chỉ nhìn thấy Đức Kitô như là Thiên Chúa toàn năng, vị Chúa tể, vị Thẩm phán tối cao của vũ trụ, nên họ đã quên rằng Đức Kitô cũng là một con người, là người Anh, người Bầu Chữa cho họ trước toà Chúa” [3].

Trong bối cảnh của sự sợ hãi và tôn kính cực độ, việc rước lễ đối với tín hữu không còn là một sự tham dự vào hy tế của Đức Kitô, nhưng trở thành một phần thưởng ban cho những tâm hồn trong sạch. Từ đây nảy sinh một hướng linh đạo mới cũng góp phần làm giảm việc rước lễ: rước lễ được xem là nguyên lý để đạt đến sự trọn lành cá nhân. Và như thế việc rước lễ càng lúc càng được xem như độc lập với hy tế thánh giá.

Càng ngày, người ta càng xa lìa Bí tích Thánh Thể và hậu quả là những lạm dụng và những dị đoan về Thánh Thể: “Có người tin rằng chỉ cần nhìn lên Mình Thánh khi linh mục giơ lên cũng có sức xua trừ bệnh tật hoặc chết chóc, hoặc đem lại vận may” [4].

Đứng trước bối cảnh đó, thánh Phanxicô không bị cuốn hút vào xu hướng của người đương thời, trái lại ngài có được một cách hiểu và thực hành mang tính trung thành và sáng tạo về Bí tích Thánh Thể. Chúng ta nhận thấy điều đó nơi các Di cảo của ngài.

2. Bí tích Thánh Thể trong Di Cảo của thánh Phanxicô

Trong các Di cảo của thánh Phanxicô, chúng ta thấy nhiều lần ngài đề cập đến Bí tích Thánh Thể. Ngài dùng cụm từ “Mình và Máu Thánh Chúa” 18 lần, để chỉ về Bí tích Thánh Thể. Trong số các Di cảo, thì Huấn ngôn I, diễn tả cái nhìn cốt lõi của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Giống như các Huấn ngôn khác, người ta không thể xác định được tính xác thực và niên đại của Huấn ngôn I; nhưng đây là một viên ngọc quý, là đầu mối giúp chúng ta khám phá ra cái nhìn của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo các học giả Phan sinh thì, các bản văn của thánh Phanxicô không phải là những thiên khảo luận thần học tín lý, nhưng đó là những bản văn được viết theo yêu cầu của hoàn cảnh. Riêng các huấn ngôn thì tác giả Kajatan Esser cho rằng: “Các huấn ngôn là những lời chỉ giáo và khích lệ của Phanxicô. Tất cả được ra đời từ các hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đời thường của anh em. Đó là những viên ngọc quý báu chỉ dẫn con đường khôn ngoan thiêng liêng” [5].

Sau khi phân tích Huấn ngôn I về mặt văn chương và đạo lý, tác giả Nobertô Nguyễn Văn Khanh nhận xét: “Tảng đá làm nền tảng cho huấn ngôn này là lời tuyên bố của Đức Kitô: ‘Thầy là Đường, là Sự Thật và là sự Sống’. Đức Kitô là Đấng mặc khải, dẫn đưa con người đến cùng Chúa Cha. Tuy nhiên cúng ta không còn có thể gặp Đức Kitô trong con người Giêsu như xưa, nhưng chỉ có thể gặp Người trong phép Thánh Thể” [6]. Ngoài ra, thánh Phanxicô cũng đã đề cập đến Bí tí Thánh Thể trong Di chúc, trong các thư gởi tín hữu, thư gởi các giáo sĩ, thư gởi toàn dòng mà chúng ta sẽ đề cập tới trong bài viết này.

Các di cảo kể trên là nền tảng giúp chúng ta hiểu hơn quan điểm của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể. Theo đó, cái nhìn chính yếu của ngài xoay quanh cách hiểu và cách sống Bí tích Thánh Thể.

3. Cách hiểu của Phanxicô về Bí tích Thánh Thể

Trong bối cảnh của Giáo Hội Tây phương Trung cổ, các giáo sĩ và giáo dân đang đánh mất kinh nghiệm thiêng liêng về Bí tích Thánh Thể qua việc bỏ rước lễ và quên dần tính Hy tế của Thánh thể, thánh Phanxicô đã có những cách hiểu và thực hành rất hợp với Tin Mừng và truyền thống của các Kitô hữu sơ khai. Cách hiểu của ngài rất gần gũi với quan điểm thần học hiện đại về bí tích này.

3.1. Bí tích Thánh Thể nối tiếp mầu nhiệm nhập thể

Sinh thời, khi đứng trước mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa làm người, thánh Phanxicô thường ngất ngây và mê say mầu nhiệm ấy. Sử gia Tô-ma Cêlanô kể lại:

“Thánh Phanxicô thường mừng đại lễ Giáng sinh của Chúa Hài Đồng với một niềm vui bao la. Ngài cho rằng đó là ngày Lễ của các lễ. Ngài thường hôn kính háo hức các bức ảnh Chúa Hài Đồng và lòng cảm thương nồng nàn đối với Hài Nhi Giêsu, khiến ngài lắp bắp thốt ra những lời âu yếm như trẻ thơ bập bẹ. Danh thánh Chúa ngọt ngào như mật ong trong miệng ngài” [7].

Từ cảm nghiệm sâu xa này ngài đi đến việc so sánh việc Đức Giêsu đến trên bàn thờ mỗi ngày với việc người đến trong cung lòng Đức Trinh nữ Mria năm xưa: “Này đây hằng ngày Người hạ mình xuống (x. Pl 2,8) như xưa Người rời ngai vàng (x. Kn 18,15) mà đến trong lòng Đức Trinh Nữ. Hằng ngày Người đến với chúng ta một cách khiêm nhường. Hằng ngày Người rời cung lòng Chúa Cha (x. Ga 1,18) để ngự xuống trên bàn thờ, trong tay linh mục” [8].

Thánh Phanxicô xem hành vi truyền phép của linh mục trên bàn thờ như lần nhập thể mới của Đức Giêsu. Ngài từ cung lòng của Chúa Cha đến ngự trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Và như thế “khi nhìn thấy Mình Thánh Chúa, thánh Phanxicô nghĩ đến Đức Kitô sinh ra từ Đức Trinh Nữ Maria. Bàn thờ giống như máng cỏ, nơi đó Con của Chúa Cha đến với loài người hôm nay” [9]. Để rồi từ bàn thánh đó chúng ta cũng được cưu mang Con Thiên Chúa như là mẹ của Ngài khi tiếp rước Thánh Thể.

Cái nhìn này về sau được Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II triển khai rõ hơn trong Thông điệp Ecclesia de Eucharistia:

“Khi truyền tin, Đức Maria cưu mang Con của Thiên Chúa trong thực tại thể lý là Mình và Máu Người, vì thế thể hiện trước trong chính bản thân Ngài điều xẩy ra cách bí tích ở một mức độ nào đó nơi mọi tín hữu rước Mình Máu Chúa dưới hình bán rượu” [10].

Một cái nhìn thể lý về Thánh Thể là điều mà thánh Phanxicô quan tâm. Ngài cũng đã ví việc chúng ta chiêm ngắm và đón nhận Thánh Thể như là lúc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt giống các tông đồ ngày xưa, và nhờ Thánh Thần soi dẫn chúng ta tin Ngài đang diện diện cụ thể với chúng ta:

“Như xưa, con mắt xác thịt của các thánh Tông đồ chỉ trông thấy thân xác của Người, nhưng các ngài tin rằng Người là Thiên Chúa, vì các ngài chiêm ngắm Người với con mắt được Thánh khí soi dẫn. Ngày nay cũng thế, khi con mắt xác thịt của chúng ta trông thấy bánh và rượu, chúng ta hãy biết nhìn ra và tin vững đó là Mình và Máu cực thánh, hằng sống và chân thật của Người. Đó là phương thế Chúa dùng để ở mãi với các tín hữu như chính Người đã nói: “Này đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (x. Mt 28,20)” [11].

Tóm lại, theo thánh Phanxicô Bí tích Thánh Thể như phương thế để Chúa Kitô tỏ mình ra cho chúng ta và ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế như Ngài đã hứa. Đây là một sự tiếp nối mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa và kèo dài mầu nhiệm ấy trong lịch sử và cuộc sống của con người, để rồi từ đó Phanxicô liên tưởng tới mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.

3.2. Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt qua của Chúa Kitô

Một cách hiểu tiếp theo của thánh Phanxicô về Bí tích Thánh Thể là nghi thức tưởng niệm cuộc vượt của Chúa Kitô. Đầy là một tưởng niệm có giá trị mang lại ơn cứa độ cho chúng ta. Cái nhìn này thể hiện qua các điểm nhấn khác nhau của ngài.
(Còn Tiếp)