28 Tháng Ba 20241:20 CH(Xem: 18)
Sáng nay là Thứ Năm Tuần Thánh, tôi nhận được một cú điện thoại viễn liên của cô Agnes. Cô Agnes xin tôi cho cô địa chỉ một Dòng tu nào đó để cô xin 30 lễ cầu nguyện cho linh hồn Giuse là ba của cô vừa qua đời.
28 Tháng Ba 202412:51 CH(Xem: 22)
Ngày 26/3/2024 vừa qua, vợ chồng tôi đã tham dự buổi cầu nguyện cho linh hồn cụ Giuse, ba của cô Kim Anh. Cô Kim Anh lúc trước là xướng ngôn viên của Radio Giờ Của Mẹ. Cụ Giuse năm nay 89 tuổi. Một điều lạ lùng trong đời cụ là
28 Tháng Ba 202412:16 CH(Xem: 17)
Nguồn: Spiritdaily.com Khi Chúa Giêsu chết trên cây thánh giá thì trời đất bỗng trở nên tối đen. Đó là dấu hiệu Thiên Tính của Ngài. Tin Mừng Thánh Mattheu 27: 54 nói rằng:
26 Tháng Ba 20249:00 CH(Xem: 36)
Có một thanh niên trong giáo xứ đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống hôn nhân. Anh ngậm đắng nuốt cay vì người vợ của anh rất hay nóng giận và hung dữ. Chị luôn nói những lời nặng nề khi chị không hài lòng về một điều gì đó.
23 Tháng Ba 20249:13 CH(Xem: 57)
Nguồn: Spiritdaily.com Cô Yamilexis Fernandez chia sẻ cảm nghiệm là cô nhận được ơn lành tìm thấy Chúa và được Chúa giải thoát khỏi tà thuật.
22 Tháng Ba 20245:00 CH(Xem: 62)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and.../ Điều quan trọng nhất là hãy yêu thương. Ông Vincent nói rằng điều chính yếu nhất là cần yêu thương mọi người dù là ở trong bất cứ trường hợp nào. Trên hết mọi sự là hãy ở trong tình yêu Thiên Chúa.
22 Tháng Ba 20244:12 CH(Xem: 54)
https://mysticpost.com/vincent-claims-he-was-dead-and-was-told-what-was-about-to-hit-earth-put-your-phones-away/ Ông Vincent tuyên bố rằng ông ấy đã từng chết rồi. Ông được báo cho biết về tình hình của trái đất. Ông bảo: "Hãy đặt điện thoại của bạn xuống!"
22 Tháng Ba 202412:05 SA(Xem: 66)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. LỜI CẦU NGUYỆN DÂNG ĐỜI SỐNG Lạy Chúa Giêsu kính yêu, trước sự Hiện Diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, trước Nhan Thánh của Đức Mẹ Thiên Đàng và Triều Thần Thiên Quốc trên Trời, con xin dâng cuộc đời con theo như ý chỉ của Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Rất Thánh Maria.
21 Tháng Ba 20246:41 CH(Xem: 74)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie dâng hiến cuộc đời và những lời hứa của Thiên Đàng Trong năm Thánh Mẫu (1983-1984) Đức Trinh Nữ Maria nói với tôi rằng:
21 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 71)
Nguồn: https://www.deunanube.com/prayer-of-life-offering-sister-natalia/ 1. Nữ Tu Natalie không được nhiều người trong Giáo Hội biết đến Nữ tu Natalie gửi những thông điệp cứng rắn đến cho Giáo Hội Công Giáo tại nước Hung Gia Lợi. Đó là những lời khuyên mọi người hãy rời khỏi những cung điện. Hãy làm việc thống hối. Hãy phân phát những của cải cho người...

Ông Ngô Đình Diệm được sinh ra và rửa tội tại giáo xứ Phủ Cam

01 Tháng Mười Một 201811:48 SA(Xem: 1946)
So rua toi cu Ngo Dinh Diem(1)Ông Ngô Đình Diệm được sinh ra và rửa tội tại giáo xứ Phủ Cam

Một sai lầm cần được sửa chữa : Ông Ngô Đình Diệm được sinh ra và rửa tội tại giáo xứ Phủ Cam, chứ không phải tại quê nội của Ông là giáo xứ Đại Phong, tỉnh Quảng Bình. (Xin xem attach : sổ rửa tội của Ông Ngô Đình Diệm)
Gần đến ngày giỗ của Ông, mồng 2 tháng 11 dương lịch, điều sai lầm đó lại xuất hiện trong nhiều bài viết về Ông.
Lê Thiện Sĩ, 31.10.2018

Ông Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm sinh ngày 03-01-1901 tại Phủ Cam, được rửa tội tại nhà thờ Phủ Cam ngày 10-01-1901 do cha phó Phủ Cam Giuse Nguyễn Văn Linh, bọ đỡ đầu là hoàng thân Hường Thuyền. Hoàng thân là cháu nội vua Minh Mạng, con thứ năm của hoàng tử Trấn Biên Quận Công Miên Thanh (1830-1877), vị hoàng tử thứ 51 của vua Minh Mạng.

Nguyên vì đời vua Hiếu Vũ bên Trung Hoa hiếm con trai, hễ sinh hoàng nam thì kiêng cử, không được gọi là “ông”, mà phải gọi là “mệ” như phái nữ. Vì vậy, trong gia đình, con cháu phái nam của các ông hoàng bà chúa triều nhà Nguyễn đều được kêu là “mệ”.

Mệ Hường Thuyền là một vị hoàng thân thông minh hiếu học, sau khi tốt nghiệp thủ khoa trường Quốc Tử Giám, mệ tham dự vào quan trường vào cuối đời vua Tự Đức. Sau khi lập gia đình, gặp cảnh liên tục 3 con thơ từ trần, lại là lúc triều đình nhiễu nhương, nên mệ buồn chán, rủ áo từ quan. Tuy thân phận cành vàng lá ngọc, nhưng mệ không thích cảnh giàu sang, mà ưa lối sống chiêm niệm, nên vào tu ở chùa Tường Vân và Từ Hiếu. Một thời gian sau, mệ xây dựng một ngôi chùa riêng lấy tên là Thiên Hòa, và làm một ngôi nhà bên cạnh chùa để gia đình trú ngụ. Mỗi giờ tụng kinh, ba con trai của mệ là các công tử Ưng Lang, Ưng Đệ và Ưng Trạo gõ mõ cho mệ tụng kinh. Mệ ăn chay trường khắc khổ.

Thời đó, Đức cha Louis Caspar (Lộc), một vị Giám mục tinh thông nho học, thường khi dạo chơi vùng đồi núi gần đàn Nam Giao, hay ghé vào chùa đàm đạo với mệ. Ngài đưa tặng mệ cuốn sách “Khinh Thế Kim Thơ”, đó là bản chữ nho sách “Theo Gương Chúa Giêsu” (De Imitatione Christi). Mệ vui mừng đón nhận sách rồi ngày đêm đọc, nghiền ngẫm, suy tư.

Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, và sau nhiều lần đàm đạo trao đổi với Đức cha, mệ dần dần ngộ ra chân lý của Kitô giáo. Mệ ngỏ ý với Đức cha Caspar xin theo đạo. Đức cha Lộc liền sắp đặt cho mệ và cả gia đình học giáo lý rất chu đáo. Gia đình mệ đến cư trú tại Phủ Cam từ lúc đó. Vào ngày 31-5-1892, cả gia đình mệ được Đức cha Louis Caspar ban bí tích thánh tẩy thật long trọng tại nhà thờ chánh tòa Phủ Cam.

Cha sở E. Allys kể lại rằng: Sau khi nhận phép thánh tẩy, mệ Hường Thuyền đã thưa với ngài rằng: "Phần con, cả gia đình và bà con ruột thịt, chúng con đã đến với cha để được làm Kitô hữu, cho dẫu chúng con tất cả phải bị kết án tử hình, thì chúng con chỉ về lại nhà sau khi chúng con đã được rửa tội."

Triều đình Huế được tin mệ Hường Thuyền theo Công giáo, nên đòi vào chất vấn, hỏi rằng có phải ý muốn theo đạo để được làm vua chăng? Mệ trả lời: chỉ vì tìm được chánh đạo, nên theo mà thôi. Tuy nhiên, vịn cớ theo đạo bỏ không thờ phụng ông bà, là tội đại bất hiếu, nên triều đình giáng mệ xuống hàng Tôn Thất và cắt hết bổng lộc, đến hai năm sau mới được phục hồi như cũ.

Từ ngày trở thành Kitô hữu, mệ Hường Thuyền và toàn thể gia đình luôn thể hiện một cuộc sống đạo toàn tâm toàn ý, rất sốt sắng thánh thiện và nhiệt thành trong việc truyền giáo, được hàng giáo phẩm và bà con giáo dân Giáo phận Huế tôn trọng và ngưỡng mộ.

Trong thời gian từ năm 1908-1913 Cố Thuận (RP. Henri Denis, về sau là đấng Tổ phụ sáng lập Hội dòng khổ tu Xitô Thánh Gia Việt Nam) làm cha sở Nước Mặn tức là Giáo xứ Thừa Lưu bây giờ, mệ Hường Thuyền đã đến ở đó, sống nghèo khó, tích cực cộng tác với ngài trong việc truyền giáo, đồng thời giúp ngài học tiếng Việt.

Năm 1918, Cố Thuận lập dòng Khổ tu Xitô tại Phước Sơn, Quảng Trị. Trong hoàn cảnh phu nhân đã qua đời, nên mệ tình nguyện đến Phước Sơn xin vào tu. Theo danh sách của Dòng, thì Mệ Hường Thuyền đứng vào thứ chín. Song tiếc thay, thân già sức yếu, không kham nổi cuộc sống nhiệm nhặt, lại thêm tu viện Phước Sơn ở vào nơi đầy sơn lam chướng khí, nên mệ đau yếu luôn, lại mắc bệnh sốt rét, đành phải lui bước trở về nhà đi bệnh viện điều trị.

Bệnh tình ngày một trầm trọng. Đến khi lâm bệnh nặng, mệ phải liệt giường gần một năm, thì Cố Thuận mỗi khi từ Phước Sơn vào Huế đều đến thăm viếng an ủi. Mệ sống với gia đình con trai út là ông Ưng Trạo tại Phủ Cam và còn mang thêm bệnh ung thư cuống họng, đau nhức vô cùng. Bác sĩ Bougier tùng sự tại bệnh viện Huế được gia đình mời đến chữa trị, bảo rằng bệnh tình của mệ vô phương cứu chữa, trước sau cũng chết mà thôi và đề nghị nên để mệ dùng một liều thuốc để qua đời cho êm ái. Nghe vậy, mệ dứt khoát từ chối, nói rằng: “người công giáo không nên làm như vậy, mà phải vâng theo thánh ý Chúa, vui lòng chấp nhận các đau đớn thể xác, để đền tội và dọn mình chết lành”. Mệ Hường Thuyền đã qua đời một cách bình an và thánh thiện vào ngày 5-11-1920.

Đức Giám mục E.Allys đã viết về hoàng thân Hường Thuyền như sau:

“Từ ngày được rửa tội, ông không bao giờ đi lệch khỏi con đường mình đã dấn thân vào. Không có bất cứ niềm vui, lao nhọc, bệnh tật nào làm biến dạng đi lối sống của ông, và làm suy giảm đi sự tùng phục hoàn toàn của ông trước thánh ý Chúa. Ông xưng tội hàng tuần, ông rước lễ hàng ngày, chuyên cần viếng Thánh Thể mỗi ngày, và tự nguyện ăn chay thường xuyên, với nhiều hy sinh hãm mình khác.

Để ngày càng thanh luyện tâm hồn đẹp đẽ này và kiến tạo cho ông một phần thưởng dồi dào hơn, Chúa nhân lành đã để cho ông trong những thời gian cuối đời chịu thêm những đau khổ thể xác và tinh thần. Ông chịu đựng tất cả không bao giờ than trách và ông đã trút linh hồn trong an bình.

Nếu trong gần 30 năm, đời sống hoàn hảo của vị hoàng thân này đã là một đề tài ca ngợi và cảm hoá, thì đám tang của ông đã mang đặc tính của một cuộc kết thúc huy hoàng. Dầu thời tiết xấu, một đám đông đáng kể, gồm cả Kitô hữu lẫn lương dân, sau khi đã dự thánh lễ an táng trọng thể và nghi thức phó dâng và từ biệt lần cuối do Đức Giám mục Đại diện Tông tòa Giáo phận Huế chủ sự, đã đi theo linh cửu ông cho đến nơi chôn cất. Trong số những người tham dự đông đảo đó, người ta thấy ngoài hàng giáo sĩ, các chức sắc họ đạo Phủ Cam và các giáo xứ lân cận, còn có vị hoàng thân đứng đầu Tôn Nhân Phủ, các đại diện của các vị Thương Thư Triều đình Việt Nam và quan Thừa Thiên Phủ Doãn. Quan Lại bộ Thượng thư Nguyễn Hữu Bài hiện diện để bày tỏ lòng quí chuộng và cảm phục người quá cố; tất cả mọi người lương giáo đều nói đi nói lại với nhau rằng: người quá cố là hoàng thân Thuyền không thể nào được ca ngợi cho xứng, vì ông vượt trên mọi lời ca tụng.

Vua Minh Mạng và hai người kế vị ông đã bách hại những người Kitô hữu một cách dữ dằn, Thiên Chúa báo oán như một vị Chúa nhân lành, đã làm cho một phần tử trong Hoàng gia thành một người Kitô hữu chẳng sợ hãi cũng chẳng hờn trách, được tôn kính ngang hàng một vị thánh!”. (Đức Giám mục Allys. Chuyển ngữ từ nguyên văn tiếng Pháp bản Báo cáo Thường niên năm 1921 gởi Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris)  

Đức cha Allys ghi nhận rằng hoàng thân Hường Thuyền “được tôn kính như một vị thánh”. Riêng Đức Hồng y Thuận cũng thường nói với nhiều người rằng: Mệ là một thánh nhân.

Nhiều cháu nội của Mệ được Chúa thương, chọn làm linh mục và tu sĩ: linh mục Bửu Đồng; linh mục Bửu Hiệp; đan sĩ Bửu Đào Dòng Biển Đức Thiên An; nữ tu Công Tằng Tôn Nữ Thị Trước Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân; nữ tu Công Tằng Tôn Nữ Thị Ngọc Lý Dòng Cát Minh Thanh Hóa; nữ tu Công Tằng Tôn Nữ Thị Luyến Dòng Con Đức Vô Nhiễm Phú Xuân; nữ tu Công Tằng Tôn Nữ Tuyệt Diệu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng; nữ tu Công Tằng Tôn Nữ Thị Khương Dòng Mến Thánh Giá Huế.

Giữa cụ Ngô Đình Khả và mệ Hường Thuyền luôn có một niềm tương kính rất sâu đậm. Năm 1901, cụ Ngô Đình Khả đã xin mệ làm bọ đỡ đầu rửa tội cho ông Ngô Đình Diệm, rồi đến 1910 cụ lại xin mệ làm bọ đỡ đầu rửa tội cho ông Ngô Đình Cẩn, chứng tỏ mối thâm tình và lòng quý mến lẫn nhau giữa hai cụ rất thắm thiết và bền chặt.

Qua hôn nhân của ông bà Ưng Đệ và ông bà Ưng Trạo, chúng ta thấy Mệ Hường Thuyền còn là thông gia của cụ Nguyễn Văn Vọng (ông nội của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê) và cụ Hồ Văn Tháp (cụ Tháp là cháu ngoại của Thánh Tử đạo Tống Viết Bường và là ông ngoại của các linh mục Bửu Đồng, Bửu Hiệp.Về sau, vào năm 1919, ông bà Ưng Đệ lại xin ông Ngô Đình Diệm làm bọ đỡ đầu rửa tội cho con trai mới sinh là cậu Bửu Tề.