18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 4)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 3)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 11)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 26)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 26)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 24)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Kontum: Với người dân tộc thiểu số, một Giáo hội trong Giáo hội

20 Tháng Mười Một 201812:26 CH(Xem: 641)
kontumKontum: Với người dân tộc thiểu số, một Giáo hội trong Giáo hội

Các dân tộc thiểu số sống ở miền Trung. Có tinh thần công giáo, các  người dân tộc ở đây làm cho Giáo hội địa phương hội nhập sâu đậm theo văn hóa của người dân tộc để phục vu những người nghèo nhất, theo đường hướng của Hội Thừa Sai Paris. Kon Tum, Pleiku, Đắk Tô… Nếu ai còn nhớ chiến tranh Việt Nam thì đây là các tỉnh người Mỹ gọi là vùng tam biên giới Việt, Miên, Lào, đồng nghĩa với đổ máu và chiến tranh kinh hoàng. Vào thời đó, vùng Cao Nguyên, vùng núi “hiền hòa” Trung Việt bị dội bom, bị bom napalm tàn phá, chứng kiến các trận chiến xáp lá cà tàn khốc giữa bộ đội cộng sản và lính Mỹ.

Ngày nay, sau khi nước Việt Nam thống nhất năm 1975 và dưới chế độ cộng sản, hơn một nửa dân số không biết chiến tranh Pháp, không biết chiến
tranh Mỹ, không biết vụ thống nhất đất nước đau đớn và giáo phận Kon Tum đơn thuần chỉ là một giáo phận miền quê và nghèo nàn. Kon Tum, và tỉnh Pleiku rộng hơn là nơi có nhiều dân tộc thiểu số người vùng núi.

Về mặt lịch sử, thì luôn có các vấn đề khó khăn của người dân tộc và người “Kinh” khi họ ở chung với nhau. Người dân tộc nghèo hơn, ít học hơn, xuất thân từ các gia đình đông con, có truyền thống thờ vật linh, bây giờ các dân tộc này theo đạo công giáo rất nhiều. Kon Tum có 1,83 triệu dân và gần 18 % dân số là người công giáo. Khoảng 320 000 tín hữu trong đó có 230 000 là người dân tộc, họ ở rải rác trong 800 làng gồm bốn sắc tộc
khác nhau và giữa 100 000 người “Kinh”. Có đến hàng chục thổ ngữ trong các vùng núi này.

Trong bầu khí êm đềm nhẹ nhàng, xa các đô thị náo nhiệt như Hà Nội, Sàigòn, các người dân tộc Bà-na, Gia-rai, Xê-đăng và các dân tộc khác trồng trà, cà phê, tiêu, khoai mì trên sườn đồi và người dân ở đây cũng trồng được cây cao su. Một vài ruộng lúa ở sâu trong thung lũng với các cổ máy cày… cổ lỗ sĩ. Ở đây cũng như các nơi khác, ruộng đất bị nhiễm làm cho đời sống ở vùng này không được cân bằng. Đàn ông miền núi da ngâm đen, người lực lưỡng, họ là những người đi săn, người trồng trọt sống trong vùng đất của mình, họ thoải mái với rừng sâu và sống trong bí ẩn của họ. Gùi trên lưng, họ di chuyển hàng loạt trên chiếc xe máy nhỏ có khi chở ba hay bốn người trên xe. Có vẻ như có một số người cách đây 50 năm đã từng đi trên đường mòn Hồ Chí Minh, đường mòn quen thuộc ở vùng biên giới Việt, Miên, Lào hồi đó. Mỗi sắc dân thiểu số mặc y phục truyền thống của mình, ít nhất là trong các ngày lễ với các bộ đồ dệt rất đẹp, luôn hài hòa và có màu sắc khác nhau. Các tín hữu công giáo chia đều trong 116 giáo xứ với 163 linh mục (80 linh mục địa phận trong số này có 6 linh mục dân tộc và 73 linh mục dòng), tất cả cùng làm việc với 90 nam tu sĩ và 533 nữ tu sĩ.

Một thiên đàng phủ đầy vết sẹo

Thẳng thắn và nói tiếng Pháp, một khả năng trở thành hiếm ở Việt Nam thời buổi này, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đông, tổng đại diện giáo phận Kon Tum đã ngoài bảy mươi, người vui vẻ, từ 40 năm nay không mệt mỏi đi cùng khắp giáo phận, đến tận những nơi hẻo lánh nhất. Cha nói đùa nhưng như một cách xác nhận: “Ở đây người miền núi vâng lời các linh mục chứ không vâng lời các cán bộ cộng sản”. Với ánh mắt tinh nghịch, ngài nói thêm:

“Các người miền núi thích linh mục Pháp hơn linh mục Việt vì linh mục Việt còn chia sẻ với gia đình của họ!”

Ngày nay tất cả các giáo xứ ở đây đắm mình trong một khung cảnh nên thơ, nhưng tất cả đều có một quá khứ đau buồn. Họ còn nhớ linh mục truyền giáo nước Pháp Théophile Bonnet (1926-1961) đã bị giết khi đi dâng thánh lễ ở Kon Kơla. Ở kia là kỷ niệm của cha Giuse Minh bị du kích Việt cộng giết ở chân cầu. Ngoài ra các nhà thờ còn bị dội bom vì bị tình nghi chứa chấp du kích cộng sản. Và còn có giáo lý viên bị bắt cầm tù nhiều năm. Ở Pleiku, một nhà thờ lớn ở trung tâm thành phố bị biến thành công viên Luna Park.

Ở Kon Tum, trường của các giáo lý viên ở sát chung với nhà thờ chính tòa bị cưỡng chiếm thành trường công. Đâu đâu, Giáo hội cũng chật vật mới có giấy phép để mở bệnh xá và trường học, các cơ sở cần thiết trong bối cảnh đời sống nghèo nàn vùng ngoại vi. Dù vậy, không quản ngại khó khăn, hàng chục nữ tu đón nhận các bà mẹ đơn thân, mồ côi, các em bé còn rất nhỏ trong các gia đình đông con

Phanxico