18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 22)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 15)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 19)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 33)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 33)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 27)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

THÁNH THOMAS AQUINAS, THẦY DẠY

25 Tháng Ba 20175:50 CH(Xem: 2369)
toma a
Thánh Tôma Aquinô là linh mục dòng Đa Minh thế kỷ 13, một giáo sư và một thần học gia vĩ đại. Sự vĩ đại của thánh Tôma, vị thánh tiến sĩ lừng danh của Giáo hội là kết quả của sự trung thành với lối sống Đa Minh. Thật vậy, việc giảng thuyết là đoàn sủng chính yếu của dòng Đa Minh . Giáo hội đã ủy thác cho các tu sĩ Đa Minh nhiệm vụ giảng dạy chân lý thánh. Để thực hiện sứ vụ đó, tất cả anh chị em Đa Minh phải làm giàu kiến thức về những điều họ rao giảng bằng việc nghiên cứu học hành. Thánh Tôma đã sống đúng chân tính của một tu sĩ Đa Minh. Ngài đã dành cả cuộc đời cho việc chiêm niệm, suy tư về niềm tin Kitô giáo và trình bày niềm tin đó bằng ngôn từ triết học đương thời. Ngài là gương mẫu về một tu sĩ Đa Minh đích thực đã sống đoàn sủng Đa Minh và thực thi sứ vụ Đa Minh một cách hoàn hảo. Chúng ta có thể nhận ra điều này khi nhìn lại cuộc đời của thánh nhân.

Chàng Thanh Niên Tôma Và Ơn Gọi Đa Minh

Thánh Tôma Aquinô sinh năm 1225, tại Roccaseca, trong vương quốc Sicily (vùng Naples, nước Ý), là con trai út trong một gia đình quí tộc có bốn người con trai. Cha cậu là ông Landulph, lãnh chúa miền Aquinô. Mẹ là bà Theodora, vợ thứ hai của ông Landulph. Khi cậu lên năm tuổi, theo phong tục thời đó, cha mẹ Tôma đã gửi đứa con trai út vào học tại đan viện Monte Cassino của các cha dòng Biển Đức. Chín năm sống trong bầu khí bình an của tu viện, Tôma học tiếng Latinh, tiếng bản xứ, văn phạm, tập đọc, tập viết, học toán, nhạc và kinh thánh. Chuyên cần trong việc học, cậu cũng sớm biết chiêm niệm và yêu thích cầu nguyện. Cậu làm cho thầy giáo phải ngạc nhiên vì cậu thường hay thắc mắc: "Thiên Chúa là gì?"

Khi Tôma lên mười bốn tuổi, Viện phụ đan viện Monte Cassino gửi cậu vào Đại học Naples để lấy bằng khoa học nhân văn. Ngài viết cho thân phụ của Tôma rằng, không nên để cho một cậu bé thông minh tài năng như Tôma bị bỏ bê trong sự mờ tối. Ở Naples, Tôma được học văn phạm, luận lý, thuật hùng biện, âm nhạc, toán, hình học, thiên văn ? Tôma trả bài cách sâu sắc và minh bạch hơn cả bài giảng của giáo sư . Tâm hồn của người thanh niên này vẫn hoàn toàn giữ được vẻ trong sáng giữa môi trường đồi trụy chung quanh và quyết tâm ôm ấp đời sống tu trì. Viện phụ Monte Cassino mong ước cho Tôma, sau khi học xong, sẽ vào nhàtập của đan viện. Nhưng điều này đã chẳng bao giờ xẩy ra. Vì tình hình chính trị thiếu ổn định dẫn đến việc chính quyền trục xuất các đan sĩ Biển Đức ra khỏi Monte Cassino. Đây là biến cố thứ nhất được coi là việc Chúa quan phòng cho ơn gọi Đa Minh của Tôma. Biến cố quan phòng thứ hai là việc thành lập tu viện Đa Minh tại Naples năm 1227. Tôma đã gặp gỡ anh em Đa Minh ở đây. Những dịp gặp gỡ này đã đưa
Tôma đi tới ơn gọi và cuộc sống Đa Minh.

Tôma Aquinô, Một Sinh Viên Và Tu Sĩ Đa minh

Việc lập dòng Anh Em Thuyết giáo của Đa Minh là để trả lời cho những nhu cầu cấp thiết của Giáo Hội đương thời: - nhu cầu trở về với đời sống Kitô hữu theo Tin Mừng, nếp sống các tông đồ, - nhu cầu cải tổ đời sống tu trì, đặc biệt trong lối sống nghèo, - nhu cầu dập tắt các lạc giáo đương thời, - nhu cầu nâng cao trình độ, phẩm chất các linh mục triều, - nhu cầu rao giảng Tin Mừng và ban phát các bí tích cho các tín hữu. Để đáp ứng những yêu cầu này, cần phải có những con người Đa Minh chân thực, họ được đào tạo để gặp gỡ nhu cầu của thời đại và cổ vũ một nền thần học mới. Mục đích ưu tiên của Dòng là ơn cứu độ các linh hồn qua việc thuyết giảng và việc học chân lý thánh, là phương tiện cần thiết không thể thiếu, là trọng tâm đời sống Đa Minh.

Vì thế, ngay từ thuở khai nguyên của Dòng, Thánh Đa Minh đã gửi một số anh em đến các Đại học để nghiên cứu sâu hơn về Thần học và trù liệu cho mỗi tu viện một vị giảng sư (the conventual lector) để cổ động tất cả các linh mục theo đuổi việc học suốt đời. Thánh Đa Minh là đấng lập dòng đầu tiên đã đưa việc học vào sinh hoạt thường nhật của đời sống tu trì. Ngài đặt việc học các chân lý thánh vào một chỗ mà các đan sĩ dành cho việc lao động chân tay. Đối với ngài, học có nghĩa là phục vụ Thiên Chúa và Dân Thiên Chúa. Hình thức tu trì mới này đã có sức thuyết phục Tôma và nhiều bạn trẻ đến từ các Đại học.

Mặc dù gia đình đã có nhiều cuộc chống đối, muốn Tôma từ bỏ ơn gọi tu trì Đa Minh bằng cách bắt giam Tôma nhiều tháng, nhưng cuối cùng họ cũng phải đầu hàng trước sự khẳng định cương quyết của Tôma là muốn trở thành một tu sĩ dòng Thuyết Giáo. Gia nhập Dòng, lập tức Tôma được gửi đi Paris để vào tập viện. Khoảng năm 1244(5), sau khi khấn Dòng, Tôma được cha Gioan Teutonic, Bề trên Tổng Quyền thứ bốn của Dòng, gửi vào trung tâm học vấn lớn ở Paris và Cologne.

Tại những nơi đó, thầy Tôma đã dành bảy năm để học, dưới sự hướng dẫn của Thánh Alberto Cả, một triết gia và thần học gia nổi tiếng nhất của Đa Minh. Tôma vui mừng vì được sự hướng dẫn của Alberto. Thầy trở nên lầm lỳ và thinh lặng một cách kỳ lạ. Thầy say mê học tập và sốt sáng cầu nguyện, thu tập vào trí nhớ những điều mà sau này khi dạy học thầy sẽ truyền bá. Sự khiêm nhường và tính ít nói của Tôma đã bị anh em cho là dấu hiệu của sự chậm hiểu. Các anh em đã gọi Tôma là con bò câm, nhưng Alberto đã nói tiên tri rằng:"Con bò câm này cuối cùng sẽ rống lên và đạo lý nó dạy sẽ vang khắp cả thế giới." Năm 1245 (8), khi Alberto đi Cologne để thiết lập trường mới, Tôma tháp tùng ngài và thụ phong linh mục ở đó năm 1250 (51). Thời gian này cha Tôma thường đi giảng Lời Chúa ở các nước Đức, Pháp và Ý. Các bài giảng của ngài dẫn giải lời Chúa cách thích hợp, sinh động, đầy lòng đạo đức và những giáo huấn chắc chắn. Nhưng chẳng bao lâu, năm 1251(2), Tôma lại được bề trên gọi về Paris để lấy cử nhân kinh thánh và thần học.

Năm 1256, Tôma đã lấy Thạc sĩ Thần học (Master of Theology) với phép Giáo hoàng cho miễn 4 năm trước hạn tuổi mà nhà trường đòi hỏi. Ngài bắt đầu vào nghề giáo. Tôma đã là giáo sư ở Paris, Roma và Naples.

Tôma, Một Giáo Sư Đa Minh

Tôma là một nhà giảng thuyết và một giáo sư theo đường lối của dòng Đa Minh. Việc giảng thuyết và dạy học có thể thay thế lẫn nhau như phương tiện rao truyền đạo lý đức tin cho dân chúng. Anh chị em Đa Minh tiếp cận với công việc giáo dục bằng cách phản ánh đoàn sủng của đấng sáng lập, người là thầy dạy Chân lý. Kinh nghiệm thực tế của hai mươi năm trong nghề giáo đã chứng minh quan điểm của Tôma là đúng.

Tôma đã đặt nền tảng cho việc giáo dục đương thời theo đường hướng Kitô giáo chân thật . Con người nhân bản là một toàn thể, tinh thần, tâm trí, thể xác và tình cảm phải được kính trọng và bồi dưỡng. Những điều liên quan đến con người ở trong tập khảo luận về "Chân Lý", Tôma đã viết trong suốt thời gian là giáo sư đại học Paris. Con người có thể hiểu biết chân lý và vì vậy có thể tham dự vào tri thức và cuộc sống của chính Thiên Chúa. Tôma biết rằng giảng dạy chân lý là việc phục vụ tốt nhất chúng ta có thể làm cho tha nhân. Vì vậy, với đặc điểm đổi mới, ngắn gọn súc tích, thứ tự và tinh thần chân lý, Tôma qủa là một thầy dạy theo đường lối của thánh Đa Minh , và là người đấu tranh cho đức tin và ánh sáng chân thật của thế giới.

Sau khi dạy lớp buổi sáng, Tôma viết hay đọc cho các thư ký viết những suy tư thần học của ngài. Ngài đã thuyết trình nhiều về thánh kinh, triết học và thần học. Tác phẩm lớn nhất của ngài là cuốn Tổng Luận Thần Học (Summa Theologiae). Cha Yves Congar đã nói, Tôma là một kho tàng vô giá. Việc nghiên cứu có hệ thống của ngài về triết lývà thần học, với tất cả những đòi hỏi như: những tài liệu chứng minh chi tiết kỹ lưỡng, sự suy tư, việc xuất bản. Tất cả những điều này là những phần không thể thiếu cho sứ vụ của Dòng.
Tôma, Một Nhà Thần Học Và Triết Học Đa Minh Vĩ Đại
P.A Redpath cho rằng, Tôma khôn ngoan hơn bất cứ một nhà tư tưởng nào trong lịch sử triết học. Điều này không có nghĩa là cách Tôma nhìn về triết lý là cách duy nhất, hay Tôma đã nói đến tất cả nhhững gì đã được nói trong triết học. Chỉ sau khi thực sự hiểu những điều ngài nói, và đã cố gắng tranh luận để chống lại ngài, chúng ta mới có thể đánh giá cao sức mạnh của con người này và sự khôn ngoan của đấng thánh này.

Nhận thức triết lý của Tôma bắt nguồn từ triết học của Aristote. Tôma đã quyết định nhận hoàn toàn những quan niệm của Aristote về con người. Điều này đi ngược với quan điểm của cả hai truyền thống thần học và tu đức Công Giáo trong Giáo Hội Đông phương và Tây phương thời đó, được trình bày theo triết học nhị nguyên của Platon. Vì thế Tôma không phải là một người chỉ biết tuân thủ nhưng là một nhà tư tưởng rất độc lập. Đối với Tôma, triết học là một ngành học biện chứng, một phương pháp học tập có kỷ luật và luận lý chính xác theo bản tính. Khoa học trình bày một sự hiểu biết chân thực về thế giới và về bản tính của các sự vật. Vì vậy khoa học trong trật tự của nó có quyền tự trị thực sự về đối tượng và phương pháp.

Tôma cũng là một thần học gia Công giáo đầu tiên và nổi tiếng nhất . Ngài triết lý như một thần học gia tin tưởng một cách ý thức rằng đức tin làm hoàn hảo triết học cũng như ân sủng làm hoàn hảo tự nhiên. Thêm vào đó, như cha Chenu nói, người ta không thể hiểu được thần học của thánh Tôma nếu không trở lại với các giá trị Tin Mừng và lối sống của các môn đệ tiên khởi của Đức Kitô mà thánh Đa Minh chủ trương. Suy tư thần học của Tôma cốt yếu dựa vào thánh kinh và truyền thống. Tôma lại muốn theo con đường của Đa Minh. Ngài miệt mài với nhiệm vụ đã được Đa Minh khởi xướng hơn bất cứ những người đương thời nào. Vì vậy, ngưỡi ta không thể hiểu được Tôma, vị "Tiến sĩ chung của Giáo Hội" nếu không có nhà "Giảng Thuyết Tin Mừng" Đa Minh.

Tôma, Một Vị Thánh, Một Tiến Sĩ của Giáo Hội

Trung thành với lý tưởng của thánh Đa Minh - chỉ nói với Chúa và nói về Chúa - thánh Tôma đã dành cả cuộc sống cho việc cầu nguyện, nghiên cứu, viết sách, giảng dạy và thuyết giảng chân lý và tình yêu của Thiên Chúa đến nổi ngài không có một giờ nào để phí phạm. Ngài nên thánh trong hành trình trí thức hướng về Thiên Chúa. Tuy nhiên Ngài lại rất khiêm tốn và nhìn nhận rằng ngài đã học nhiều ở dưới chân Thánh giá hơn trong sách vở. Mỗi khi sắp nghiên cứu hay trình bày một vấn đề gì, ngài thường quì lặng lẽ lâu giờ trước Thánh thể và Thánh giá. Ngài có lòng yêu mến sùng kính Chúa Kitô Khổ Nạn và Bí Tích Thánh Thể. Ngài cũng là gương mẫu của người con thảo đối với Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Và rồi vào ngày thứ tư, mùng 6 tháng 12, 1973, sau một kinh nghiệm thần bí trong lúc dâng Thánh lễ, thánh Tôma ngưng không viết thêm một điều gì nữa. Ngài nói:" Mọi điều tôi đã viết như là rơm rác so với những điều mà Chúa đã cho tôi thấy và đã mặc khải cho tôi."

Ngày 7 tháng 3 năm 1274, Thánh Tôma qua đời tại Fossa Nuova. Năm 1567 đức Giáo Hoàng Piô V tôn phong thánh Tôma làm Tiến Sĩ Giáo Hội. Năm 1880, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đặt thánh Tôma làm bổn mạng tất cả sinh viên , giáo sư và các trường Công Giáo. Các tác phẩm của thánh Tôma vẫn là nền tảng cho đạo lý Công giáo. Các văn kiện của các Đức Giáo Hoàng và của Giáo Hội gần đây, đặc biệt Vatican II, đã tái khẳng định những nguyên tắc chắc chắn của thánh Tôma. Ngài cũng là gương mẫu cho lòng yêu mến nhiệt tình đối với chân lý và sự khiêm nhường dù ngài được những ân huệ rõ ràng về đức khiết tịnh và lòng nhiệt thành cầu nguyện và say mê học tập.

Qua một thoáng nhìn về cuộc đời của thánh Tôma, chúng ta có thể đi đến kết luận: Linh đạo Đa Minh là linh đạo thấm nhuần đạo lý và tinh thần tông đồ. Việc chuyên cần nghiên cứu chân lý thánh cung cấp một thái độ chiêm niệm để anh chị em Giảng Thuyết có thể trao cho tha nhân hoa trái của việc chiêm niệm đó. Thánh Tôma đã sống linh đạo này một cách trung thành nhất và đã trao lại cho anh em châm ngôn này để sống. Phần đóng góp lớn của dòng Đa Minh cho Giáo Hội qua các thời đại là ở lãnh vực đạo lý thánh, là việc bảo vệ tòa nhà đức tin của Giáo hội. Cũng trong lãnh vực truy tầm chân lý thánh mà dòng Đa Minh đã chảy vào giòng suối của lịch sử linh đạo với một người con như hoa tiêu lỗi lạc nhất là thánh Tôma; và cho thế giới vị thánh Tiến sĩ Tôma, một trong những trí khôn thông minh bậc nhất của mọi thời đại.

Nt. Phạm Thị Bạch Tuyết, OP