18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 27)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 17)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 21)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 37)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 30)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

Nhìn và thấy

26 Tháng Ba 20175:15 SA(Xem: 1671)
Nhìn và thấy
Bài Phúc Âm thuật lại việc Đức Giêsu chữa mắt cho người mù. Anh ta đã nhìn và thấy Đức Giêsu là Đấng Cứu độ. Còn những người sáng mắt thì chỉ nhìn, nhưng không thấy Đức Giêsu là Ánh sáng cứu độ.
Đời người cũng có những nghịch lý như vậy. Có những lúc “trời đất nhá nhem”, “tranh tối tranh sáng”. Lúc mà người ta dễ bị “quáng gà”, thế là xảy ra những lầm lẫn hài hước, để lại những nụ cười vui, dù có đôi chút tẽn tò.

Có những lúc “lòng người nhá nhem”, khi mà người làm việc tốt lại bị chê bai, người làm điều xấu thì được ca tụng; khi mà những kẻ gian tà vẫn cố công bào chữa cho những sai trái của mình. Khi mà người ta có thể làm biết bao nhiêu tai quái, độc ác, nhưng vẫn “ăn ngon ngủ ngon”; và vẫn có thể khoác lên trên những hành vi sai lầm ấy nhiều mỹ từ thật đẹp. Đây là lúc nhân loại phải “cười ra nước mắt”.
Con người cũng như con vật đều có thể lầm lẫn, những lầm lẫn thoáng qua và không để lại nhiều hậu quả. Hơn nữa, con người còn có thể sai lầm, những sai lầm gây nên biết bao đổ vỡ. Nhưng nhất là con người còn có thể lầm lạc, khi mà chính ngọn đèn lương tri đã bị tắt, khi mà lòng người trở nên tà vạy, khi mà con người trở nên “cứng đầu cứng cổ”, tự chống lại mọi lời mời gọi thức tỉnh từ lương tri. Thứ lầm lạc này phá hủy chính “hệ điều hành” trong tâm hồn mỗi người.
Nhìn kỹ vào lịch sử nhân loại, vào nhiều tình huống hài hước, tình trạng dở khóc dở cười, và nhất là thảm cảnh cười ra nước mắt, vì sự nhá nhem của phận người, ai trong chúng ta có thể tự hào mình luôn luôn đúng? Nếu Sách Thánh đã nói cho chúng ta về bản chất của Satan là “cha của sự lừa dối” (Ga 8,44), thì chúng ta có thể thấy, vào thời đại tranh sáng tranh tối như thế giới hiện nay, Satan chắc hẳn chưa già yếu, chưa về hưu hoặc chưa qua đời. Chúng vẫn còn hoạt động mạnh mẽ, khôn khéo, tinh vi lắm để biến cuộc sống nhân sinh trở thành một thế giới của sự lừa dối.

Thử phân tích một chút thế giới hôm nay, chúng ta có thể tạm phân chia thành ba loại hoạt động của Satan:
1/ Quỷ con: nhiệm vụ là cám dỗ tính yếu đuối của con người, chúng gợi lên sự thèm khát những điều xấu, những điều ai cũng biết là xấu nhưng không cưỡng lại được. Chúng xô đẩy người ta chiều theo khoái cảm nhưng không tiêu diệt được chút ray rứt trong tâm hồn.
2/ Quỷ bố: nhiệm vụ là làm cho những con người thiện chí, ngay chính trong tâm hồn tin vào sự xấu xa được ngụy trang khéo léo.
3/ Quỷ mẹ: nhiệm vụ là lừa dối chính lương tâm con người. Những người này không phải là bị lừa dối vì đối tượng, nhưng họ tự lừa dối chính mình.
“Quỷ con” thì ở đâu cũng có, thời nào cũng đầy rẫy. “Quỷ bố” dễ gặp thấy nơi những người đầy thiện chí nhưng lại ngây ngô, họ trở thành công cụ cho những toan tính mưu lược. Đây là những người “đơn sơ” nhưng thiếu sự khôn ngoan như con rắn (x. Mt 10,16). Nhưng nguy hiểm hơn cả là những người bị chi phối do thứ “quỷ mẹ”, thứ quỷ có khả năng làm tráo trở lương tâm. Đây lại là những người đánh mất chính sự “đơn sơ như chim bồ câu” trong tâm hồn.
Quả thật, vấn đề “chân - giả” không phải là một vấn đề nhỏ trong cuộc sống con người. Satan không phải khờ dại khi chọn chuyên ngành lừa dối để khai thác huê lợi trên thân phận con người. Phải chăng con người lại có thể mang thêm một định nghĩa là “sinh vật có thể lầm lạc”? Thân phận con người luôn phải bước đi giữa ánh sáng và bóng tối; khát vọng chân lý là một khát vọng sâu thẳm của phận người.
Samuel đã sai lầm khi tưởng rằng Eliab, con người cao lớn chính là kẻ Chúa chọn; nhưng ông đã nghe được tiếng Chúa để chọn đúng Đavít để xức dầu. Những người biệt phái khôn ngoan thì càng ngày lại rơi vào tình trạng tối tăm đến độ không còn lương tri để nhận ra một chân lý quá hiển nhiên mà anh mù đã nói: “Đó mới thật là điều lạ... chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi...”; họ cố chấp trong niềm tự hào của mình. Còn anh mù cuối cùng lại tìm được ánh sáng cứu độ của đời mình: “Anh ta liền nói: Lạy Ngài tôi tin; và anh ta sấp mình thờ lạy Người”.
Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn


Bài Phúc Âm thuật lại việc Đức Giêsu chữa mắt cho người mù. Anh ta đã nhìn và thấy Đức Giêsu là Đấng Cứu độ. Còn những người sáng mắt thì chỉ nhìn, nhưng không thấy Đức Giêsu là Ánh sáng cứu độ.
Đời người cũng có những nghịch lý như vậy. Có những lúc “trời đất nhá nhem”, “tranh tối tranh sáng”. Lúc mà người ta dễ bị “quáng gà”, thế là xảy ra những lầm lẫn hài hước, để lại những nụ cười vui, dù có đôi chút tẽn tò.

Có những lúc “lòng người nhá nhem”, khi mà người làm việc tốt lại bị chê bai, người làm điều xấu thì được ca tụng; khi mà những kẻ gian tà vẫn cố công bào chữa cho những sai trái của mình. Khi mà người ta có thể làm biết bao nhiêu tai quái, độc ác, nhưng vẫn “ăn ngon ngủ ngon”; và vẫn có thể khoác lên trên những hành vi sai lầm ấy nhiều mỹ từ thật đẹp. Đây là lúc nhân loại phải “cười ra nước mắt”.
Con người cũng như con vật đều có thể lầm lẫn, những lầm lẫn thoáng qua và không để lại nhiều hậu quả. Hơn nữa, con người còn có thể sai lầm, những sai lầm gây nên biết bao đổ vỡ. Nhưng nhất là con người còn có thể lầm lạc, khi mà chính ngọn đèn lương tri đã bị tắt, khi mà lòng người trở nên tà vạy, khi mà con người trở nên “cứng đầu cứng cổ”, tự chống lại mọi lời mời gọi thức tỉnh từ lương tri. Thứ lầm lạc này phá hủy chính “hệ điều hành” trong tâm hồn mỗi người.
Nhìn kỹ vào lịch sử nhân loại, vào nhiều tình huống hài hước, tình trạng dở khóc dở cười, và nhất là thảm cảnh cười ra nước mắt, vì sự nhá nhem của phận người, ai trong chúng ta có thể tự hào mình luôn luôn đúng? Nếu Sách Thánh đã nói cho chúng ta về bản chất của Satan là “cha của sự lừa dối” (Ga 8,44), thì chúng ta có thể thấy, vào thời đại tranh sáng tranh tối như thế giới hiện nay, Satan chắc hẳn chưa già yếu, chưa về hưu hoặc chưa qua đời. Chúng vẫn còn hoạt động mạnh mẽ, khôn khéo, tinh vi lắm để biến cuộc sống nhân sinh trở thành một thế giới của sự lừa dối.

Thử phân tích một chút thế giới hôm nay, chúng ta có thể tạm phân chia thành ba loại hoạt động của Satan:
1/ Quỷ con: nhiệm vụ là cám dỗ tính yếu đuối của con người, chúng gợi lên sự thèm khát những điều xấu, những điều ai cũng biết là xấu nhưng không cưỡng lại được. Chúng xô đẩy người ta chiều theo khoái cảm nhưng không tiêu diệt được chút ray rứt trong tâm hồn.
2/ Quỷ bố: nhiệm vụ là làm cho những con người thiện chí, ngay chính trong tâm hồn tin vào sự xấu xa được ngụy trang khéo léo.
3/ Quỷ mẹ: nhiệm vụ là lừa dối chính lương tâm con người. Những người này không phải là bị lừa dối vì đối tượng, nhưng họ tự lừa dối chính mình.
“Quỷ con” thì ở đâu cũng có, thời nào cũng đầy rẫy. “Quỷ bố” dễ gặp thấy nơi những người đầy thiện chí nhưng lại ngây ngô, họ trở thành công cụ cho những toan tính mưu lược. Đây là những người “đơn sơ” nhưng thiếu sự khôn ngoan như con rắn (x. Mt 10,16). Nhưng nguy hiểm hơn cả là những người bị chi phối do thứ “quỷ mẹ”, thứ quỷ có khả năng làm tráo trở lương tâm. Đây lại là những người đánh mất chính sự “đơn sơ như chim bồ câu” trong tâm hồn.
Quả thật, vấn đề “chân - giả” không phải là một vấn đề nhỏ trong cuộc sống con người. Satan không phải khờ dại khi chọn chuyên ngành lừa dối để khai thác huê lợi trên thân phận con người. Phải chăng con người lại có thể mang thêm một định nghĩa là “sinh vật có thể lầm lạc”? Thân phận con người luôn phải bước đi giữa ánh sáng và bóng tối; khát vọng chân lý là một khát vọng sâu thẳm của phận người.
Samuel đã sai lầm khi tưởng rằng Eliab, con người cao lớn chính là kẻ Chúa chọn; nhưng ông đã nghe được tiếng Chúa để chọn đúng Đavít để xức dầu. Những người biệt phái khôn ngoan thì càng ngày lại rơi vào tình trạng tối tăm đến độ không còn lương tri để nhận ra một chân lý quá hiển nhiên mà anh mù đã nói: “Đó mới thật là điều lạ... chúng ta biết rằng Thiên Chúa không nghe lời những kẻ tội lỗi...”; họ cố chấp trong niềm tự hào của mình. Còn anh mù cuối cùng lại tìm được ánh sáng cứu độ của đời mình: “Anh ta liền nói: Lạy Ngài tôi tin; và anh ta sấp mình thờ lạy Người”.
mat con
Lm. Giuse Nguyễn Trọng Viễn