Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn
Hai ông bà Stanford, khi cậu con cưng chết, quyết định:
"Từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình."
Văn phòng giám đốc Đại Học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.
Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.
Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.
Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con. Ông giám đốc thông cảm cái đau buồn của khách, nhưng trả lời: Ông bà thử tưởng tượng, nếu mỗi gia đình có tang xây một mộ bia, bồn cỏ nhà trường sẽ thành một nghĩa trang. Ông khách nói: Chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.
Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: Ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn đô la?
Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?
Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường Đại Học Stanford ra đời và trở thành một trong ba đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở thành thống đốc California.
Trả lại cho xã hội
Giai thoại trên đây về Leland và Jane Stanford được kể đi kể lại, nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành, với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần từ nhỏ: Trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.
Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án có công ích, trong khi ở những xã hội khác, những người giàu có, nhất là mới giàu, chỉ biết khoe của, phung phí một cách lố bịch, nham nhở.
Những ông bà hoàng dầu lửa, keo kiệt, tàn nhẫn với gia nhân, nhất là di dân lao động, không biết dùng tiền bạc làm gì hơn là phòng tắm, cầu tiêu bằng vàng, xây cất những trường đua ngựa vĩ đại với bồn cỏ xanh giữa sa mạc, ở một xứ Hồi Giáo cấm cờ bạc, cấm đánh độ.
Những tỷ phú Tàu xây lại lâu đài Versailles hàng trăm phòng cho hai vợ chồng với một cậu cả.
Những ông trời con, những cô bồ nhí của quan lớn ở Việt Nam làm thang máy bằng vàng, xây dinh thự xanh đỏ, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, lấy tiền gấp tàu giấy cho con thả chơi.
Những nhà độc tài Phi Châu dựng lại nhà thờ Vatican giữa một biển nghèo đói, dùng máy bay riêng chở thợ may, thợ đóng giày nổi tiếng từ Paris, từ Rome (Roma) tới may bộ quần áo giá cắt cổ thứ 200, hay áo lông (fourrure) cho các mệnh phụ sống ở những xứ nóng như lửa.
Hai tư duy khác nhau, đưa tới hai xã hội khác nhau: Một bên thịnh vượng, tiến bộ, một bên nghèo đói, lạc hậu.
Từ Thức
Hai ông bà Stanford, khi cậu con cưng chết, quyết định:
"Từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình."
Văn phòng giám đốc Đại Học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.
Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.
Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.
Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con. Ông giám đốc thông cảm cái đau buồn của khách, nhưng trả lời: Ông bà thử tưởng tượng, nếu mỗi gia đình có tang xây một mộ bia, bồn cỏ nhà trường sẽ thành một nghĩa trang. Ông khách nói: Chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.
Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: Ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn đô la?
Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?
Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường Đại Học Stanford ra đời và trở thành một trong ba đại học uy tín nhất thế giới. Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở thành thống đốc California.
Trả lại cho xã hội
Giai thoại trên đây về Leland và Jane Stanford được kể đi kể lại, nói lên nhân sinh quan đặc biệt của người Tây Phương, nhất là ở những xứ ảnh hưởng văn hóa Tin Lành, với phương châm được dạy dỗ và thấm nhuần từ nhỏ: Trả lại cho xã hội những gì đã nhận được của xã hội.
Khía cạnh văn hóa đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ và Bắc Âu có những nhà tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Zuckerberg dành những ngân khoản khổng lồ làm việc từ thiện, tài trợ những dự án có công ích, trong khi ở những xã hội khác, những người giàu có, nhất là mới giàu, chỉ biết khoe của, phung phí một cách lố bịch, nham nhở.
Những ông bà hoàng dầu lửa, keo kiệt, tàn nhẫn với gia nhân, nhất là di dân lao động, không biết dùng tiền bạc làm gì hơn là phòng tắm, cầu tiêu bằng vàng, xây cất những trường đua ngựa vĩ đại với bồn cỏ xanh giữa sa mạc, ở một xứ Hồi Giáo cấm cờ bạc, cấm đánh độ.
Những tỷ phú Tàu xây lại lâu đài Versailles hàng trăm phòng cho hai vợ chồng với một cậu cả.
Những ông trời con, những cô bồ nhí của quan lớn ở Việt Nam làm thang máy bằng vàng, xây dinh thự xanh đỏ, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, lấy tiền gấp tàu giấy cho con thả chơi.
Những nhà độc tài Phi Châu dựng lại nhà thờ Vatican giữa một biển nghèo đói, dùng máy bay riêng chở thợ may, thợ đóng giày nổi tiếng từ Paris, từ Rome (Roma) tới may bộ quần áo giá cắt cổ thứ 200, hay áo lông (fourrure) cho các mệnh phụ sống ở những xứ nóng như lửa.
Hai tư duy khác nhau, đưa tới hai xã hội khác nhau: Một bên thịnh vượng, tiến bộ, một bên nghèo đói, lạc hậu.
Từ Thức