Món quà khó tin
TS: Một vị khách 89 tuổi để lại di chúc trước khi mất đã khiến cô nhân viên nức nở.
Đã có rất nhiều câu chuyện diễn ra trong cuộc sống khiến cho chúng ta có thêm niềm tin vào sự ấm áp của tình người và của một quy luật quan trọng của cuộc sống “Thiện hữu thiện báo”. Câu chuyện của một cô bồi bàn tại Hoa Kỳ dưới đây là một câu chuyện cảm động như thế.
Bồi bàn không hề là một nghề đơn giản như mọi người vẫn tưởng tượng. Không đơn thuần vì đó là một nghề tay chân vất vả, bạn sẽ phải có một trí nhớ thật tốt, một đôi mắt tinh nhanh, kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, chuẩn xác để có thể đem tới cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.
Nghề bồi bàn còn đòi hỏi bạn một cái tâm kiên nhẫn và biết vì người khác, bởi mỗi ngày bạn sẽ tiếp xúc với ít nhất là hàng chục khách hàng, mỗi người một yêu cầu, một thái độ ứng xử hoàn toàn khác nhau.
Chính vì vậy Melina, phục vụ tại nhà hàng Luby ở Browsvile, Texas được đánh giá là một nhân viên phục vụ bàn rất tốt và yêu nghề. Bởi dù mưa hay nắng, cô đều đón chào những vị khách của mình bằng một nụ cười. Thái độ lạc quan của cô luôn khiến các khách hàng cảm thấy có những giây phút tốt lành trong cuộc sống của họ khi dùng bữa tại nhà hàng.
Tuy nhiên, có vẻ không phải khách hàng nào cũng nhìn cuộc sống bằng một đôi mắt tích cực như thế. Cụ ông Walter Swords là một ví dụ. Cụ hơi khó tính hơn đa số những khách hàng khác. Cụ 89 tuổi đã dùng bữa ở nhà hàng tới 7 năm và liên tục than vãn, phàn nàn.
Cụ Walter dường như không bao giờ vừa lòng với những gì cụ có, đôi khi còn cục cằn gắt gỏng. Chính vì vậy, không ai thực sự thích ông cụ cả. Về phần mình, cụ Walter cũng không tỏ ra thích hay đặc biệt yêu quý ai.
Tuy nhiên, trong nhà hàng này có một người luôn có thể thu xếp ổn thỏa mọi chuyện với ông cụ cao tuổi, cô đơn và khó gần, đó là cô Melina. Trong suốt 7 năm mỗi ngày cô đều phục vụ ông lão 89 tuổi này với tất cả sự ấm áp và kiên nhẫn của mình. Cô luôn tươi cười chịu đựng tính gắt gỏng của ông trong khi lịch thiệp phục vụ bữa ăn cho ông. Hơn thế nữa, cô không có chút ngần ngại nào khi nói với ông những lời nói ấm áp, ngay cả khi ông cụ đang cáu kỉnh và cư xử khá thô lỗ.
Năm tháng êm ả trôi qua và mỗi ngày, người bồi bàn hồn hậu ấy vẫn phục vụ bữa ăn cho một cụ già khó tính, đều đặn và lúc nào cũng chân tình như vậy. Với cô Melina việc phục vụ ông Walter, theo một cách nào đó, giống như một phép trị liệu mà cô có thể dành cho ông.
Không khó để hiểu một ông lão ngày nào cũng phải dùng bữa ở một quán ăn ngoài phố như thế này cô đơn thế nào. Hơn thế nữa, có lẽ cô Melina đã thấu hiểu một điều quan trọng: Ở cái tuổi mà thân thể không còn muốn nghe lời sự điều khiển của trí não, con người ta rất dễ rơi vào trạng thái bức bách, muốn phản ứng với cuộc đời, phản ứng với sự bất lực của chính mình. Và phương cách duy nhất để xoa dịu những bức bách, những bực tức và cục cằn ấy là sự cảm thông thể hiện qua cách đối xử dịu dàng và quan tâm.
Nhưng rồi đến một ngày, mọi việc thay đổi. Ông Walter không đến quán dùng bữa như bình thường. Không lâu sau Melina nhận được tin buồn, ông Walter đã mất, người ta thấy tên ông trong mục thông tin về những người đã mất trên tờ báo của địa phương. Cuối cùng, ông lão khốn khổ ấy đã không còn phải chịu đựng sự cô đơn và buồn bực mỗi ngày…
Ngày hôm sau, một luật sư tới cửa hàng tìm Melina. Ông mời cô tới ngồi cùng để trao đổi công việc có liên quan tới cô. Lý do ông đến? Đó là vì ông Walter. Vị luật sư kể lại với Melina rằng ông Walter – Khách hàng của ông đã chia sẻ với ông một điều đặc biệt. Trong suốt những năm vừa qua, ông cụ luôn mong đợi đến giờ ăn để có thể tới dùng bữa tại nhà hàng, vì ông mong muốn được nhận thái độ ấm áp và thân tình từ cô phục vụ.
Melina mỉm cười ngạc nhiên khi nghe câu chuyện. Nhưng vài giây sau, cô choáng váng khi nhận được một thông tin.
Trước khi mất, ông Walter đã để lại cho cô một phần tài sản của mình như một món quà: 50.000 đô-la và một chiếc ô tô. Melina không thể ngăn được dòng nước mắt. Cho tới những giờ phút cuối cùng của mình, ông cụ cô đơn vẫn nghĩ tới cô, nghĩ tới những điều mà cô đã làm cho ông. Và hơn thế nữa, ông còn dành tặng cho cô một món quà lớn tới như vậy.
Câu chuyện của cô Melina có khiến bạn lắng lại và thấy được một vài điều cần ghi nhớ? Món quà mà ông Walter để lại cho Melina là rất lớn nhưng điều đó chưa hẳn đã là điều ý nghĩa nhất. Mà điều sâu sắc hơn nằm ở chỗ nhờ món quà mà cô biết được rằng, khách hàng của cô đã có được cảm giác ấm áp và được quan tâm trong suốt quãng thời gian gắn bó với nhà hàng. Và ông cụ có lẽ đã vơi đi nhiều nỗi cô đơn trong những ngày tháng cuối cùng không hề dễ dàng ấy.
Bạn thấy đấy, dù làm công việc gì, chúng ta cũng đều sẽ tìm thấy niềm vui khi nghĩ tới người khác, nghĩ tới những điều mình có thể làm cho người khác hạnh phúc.
Khi bạn là một người bán hàng ăn, nếu bạn bán rẻ hơn cho những người nghèo, giúp họ giảm nhẹ một phần gánh nặng tiền nong. Khi ấy, bạn trao đi sự cảm thông và sự động viên rất lớn. Nếu là một nhân viên ngân hàng, việc giải quyết công việc của mình với tất cả tinh thần trách nhiệm, để tạo thuận lợi cho công việc của những cá nhân hay đơn vị khác, bạn cũng đang “cho đi” mà không hề hay biết.
Cuộc sống vốn thật đơn giản như thế. Chỉ cần chúng ta có thể nghĩ tới người khác, vì người khác mà cố gắng một chút, chắc chắn bạn sẽ luôn nhận được những món quà của cuộc sống. Bởi vì “Thiện hữu thiện báo” là quy luật không bao giờ thay đổi. Dù không được nhận 50.000 đô la, nhưng bạn sẽ nhận ra, món quà ý nghĩa nhất khi biết sống vì người khác là một niềm vui trong trẻo đến từ trong sâu thẳm tâm hồn.
Sưu Tầm
TS: Một vị khách 89 tuổi để lại di chúc trước khi mất đã khiến cô nhân viên nức nở.
Đã có rất nhiều câu chuyện diễn ra trong cuộc sống khiến cho chúng ta có thêm niềm tin vào sự ấm áp của tình người và của một quy luật quan trọng của cuộc sống “Thiện hữu thiện báo”. Câu chuyện của một cô bồi bàn tại Hoa Kỳ dưới đây là một câu chuyện cảm động như thế.
Bồi bàn không hề là một nghề đơn giản như mọi người vẫn tưởng tượng. Không đơn thuần vì đó là một nghề tay chân vất vả, bạn sẽ phải có một trí nhớ thật tốt, một đôi mắt tinh nhanh, kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, chuẩn xác để có thể đem tới cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất.
Nghề bồi bàn còn đòi hỏi bạn một cái tâm kiên nhẫn và biết vì người khác, bởi mỗi ngày bạn sẽ tiếp xúc với ít nhất là hàng chục khách hàng, mỗi người một yêu cầu, một thái độ ứng xử hoàn toàn khác nhau.
Chính vì vậy Melina, phục vụ tại nhà hàng Luby ở Browsvile, Texas được đánh giá là một nhân viên phục vụ bàn rất tốt và yêu nghề. Bởi dù mưa hay nắng, cô đều đón chào những vị khách của mình bằng một nụ cười. Thái độ lạc quan của cô luôn khiến các khách hàng cảm thấy có những giây phút tốt lành trong cuộc sống của họ khi dùng bữa tại nhà hàng.
Tuy nhiên, có vẻ không phải khách hàng nào cũng nhìn cuộc sống bằng một đôi mắt tích cực như thế. Cụ ông Walter Swords là một ví dụ. Cụ hơi khó tính hơn đa số những khách hàng khác. Cụ 89 tuổi đã dùng bữa ở nhà hàng tới 7 năm và liên tục than vãn, phàn nàn.
Cụ Walter dường như không bao giờ vừa lòng với những gì cụ có, đôi khi còn cục cằn gắt gỏng. Chính vì vậy, không ai thực sự thích ông cụ cả. Về phần mình, cụ Walter cũng không tỏ ra thích hay đặc biệt yêu quý ai.
Tuy nhiên, trong nhà hàng này có một người luôn có thể thu xếp ổn thỏa mọi chuyện với ông cụ cao tuổi, cô đơn và khó gần, đó là cô Melina. Trong suốt 7 năm mỗi ngày cô đều phục vụ ông lão 89 tuổi này với tất cả sự ấm áp và kiên nhẫn của mình. Cô luôn tươi cười chịu đựng tính gắt gỏng của ông trong khi lịch thiệp phục vụ bữa ăn cho ông. Hơn thế nữa, cô không có chút ngần ngại nào khi nói với ông những lời nói ấm áp, ngay cả khi ông cụ đang cáu kỉnh và cư xử khá thô lỗ.
Năm tháng êm ả trôi qua và mỗi ngày, người bồi bàn hồn hậu ấy vẫn phục vụ bữa ăn cho một cụ già khó tính, đều đặn và lúc nào cũng chân tình như vậy. Với cô Melina việc phục vụ ông Walter, theo một cách nào đó, giống như một phép trị liệu mà cô có thể dành cho ông.
Không khó để hiểu một ông lão ngày nào cũng phải dùng bữa ở một quán ăn ngoài phố như thế này cô đơn thế nào. Hơn thế nữa, có lẽ cô Melina đã thấu hiểu một điều quan trọng: Ở cái tuổi mà thân thể không còn muốn nghe lời sự điều khiển của trí não, con người ta rất dễ rơi vào trạng thái bức bách, muốn phản ứng với cuộc đời, phản ứng với sự bất lực của chính mình. Và phương cách duy nhất để xoa dịu những bức bách, những bực tức và cục cằn ấy là sự cảm thông thể hiện qua cách đối xử dịu dàng và quan tâm.
Nhưng rồi đến một ngày, mọi việc thay đổi. Ông Walter không đến quán dùng bữa như bình thường. Không lâu sau Melina nhận được tin buồn, ông Walter đã mất, người ta thấy tên ông trong mục thông tin về những người đã mất trên tờ báo của địa phương. Cuối cùng, ông lão khốn khổ ấy đã không còn phải chịu đựng sự cô đơn và buồn bực mỗi ngày…
Ngày hôm sau, một luật sư tới cửa hàng tìm Melina. Ông mời cô tới ngồi cùng để trao đổi công việc có liên quan tới cô. Lý do ông đến? Đó là vì ông Walter. Vị luật sư kể lại với Melina rằng ông Walter – Khách hàng của ông đã chia sẻ với ông một điều đặc biệt. Trong suốt những năm vừa qua, ông cụ luôn mong đợi đến giờ ăn để có thể tới dùng bữa tại nhà hàng, vì ông mong muốn được nhận thái độ ấm áp và thân tình từ cô phục vụ.
Melina mỉm cười ngạc nhiên khi nghe câu chuyện. Nhưng vài giây sau, cô choáng váng khi nhận được một thông tin.
Trước khi mất, ông Walter đã để lại cho cô một phần tài sản của mình như một món quà: 50.000 đô-la và một chiếc ô tô. Melina không thể ngăn được dòng nước mắt. Cho tới những giờ phút cuối cùng của mình, ông cụ cô đơn vẫn nghĩ tới cô, nghĩ tới những điều mà cô đã làm cho ông. Và hơn thế nữa, ông còn dành tặng cho cô một món quà lớn tới như vậy.
Câu chuyện của cô Melina có khiến bạn lắng lại và thấy được một vài điều cần ghi nhớ? Món quà mà ông Walter để lại cho Melina là rất lớn nhưng điều đó chưa hẳn đã là điều ý nghĩa nhất. Mà điều sâu sắc hơn nằm ở chỗ nhờ món quà mà cô biết được rằng, khách hàng của cô đã có được cảm giác ấm áp và được quan tâm trong suốt quãng thời gian gắn bó với nhà hàng. Và ông cụ có lẽ đã vơi đi nhiều nỗi cô đơn trong những ngày tháng cuối cùng không hề dễ dàng ấy.
Bạn thấy đấy, dù làm công việc gì, chúng ta cũng đều sẽ tìm thấy niềm vui khi nghĩ tới người khác, nghĩ tới những điều mình có thể làm cho người khác hạnh phúc.
Khi bạn là một người bán hàng ăn, nếu bạn bán rẻ hơn cho những người nghèo, giúp họ giảm nhẹ một phần gánh nặng tiền nong. Khi ấy, bạn trao đi sự cảm thông và sự động viên rất lớn. Nếu là một nhân viên ngân hàng, việc giải quyết công việc của mình với tất cả tinh thần trách nhiệm, để tạo thuận lợi cho công việc của những cá nhân hay đơn vị khác, bạn cũng đang “cho đi” mà không hề hay biết.
Cuộc sống vốn thật đơn giản như thế. Chỉ cần chúng ta có thể nghĩ tới người khác, vì người khác mà cố gắng một chút, chắc chắn bạn sẽ luôn nhận được những món quà của cuộc sống. Bởi vì “Thiện hữu thiện báo” là quy luật không bao giờ thay đổi. Dù không được nhận 50.000 đô la, nhưng bạn sẽ nhận ra, món quà ý nghĩa nhất khi biết sống vì người khác là một niềm vui trong trẻo đến từ trong sâu thẳm tâm hồn.
Sưu Tầm