22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 10)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 15)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 37)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 47)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

Số Phận Ngôn Sứ (03.02.2019 – Chúa Nhật Tuần IV Mùa Thường Niên Năm C)

04 Tháng Hai 20199:15 CH(Xem: 1445)
dpheroSố Phận Ngôn Sứ
(03.02.2019 – Chúa Nhật Tuần IV Mùa Thường Niên Năm C)
Lời Chúa: Gr 1,4-5.17-19; 1Cr 12,31-13,13; Lc 4,21-30

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca

21 Khi ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ I-sai-a, Đức Giê-su bắt đầu nói : “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” 22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra.

Họ bảo nhau : “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao ?” 23 Người nói với họ : “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ : Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình ! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào !” 24 Người nói tiếp : “Tôi bảo thật các ông : không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.

25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay : vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en ; 26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. 27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”

28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. 29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi-. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. 30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

Số Phận Ngôn Sứ

Đức Giêsu về làng nơi người sinh trưởng, Ngài vào hội đường đứng lên đọc Sách Thánh, gặp ngay đoạn nói về sứ mạng của Ngài: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi…” Trong lúc trăm con mắt đều đổ dồn về phía Ngài, Ngài xác nhận: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” (Lc 4, 21). Cả hội đường chăm chú nghe người quê mình rao giảng. Mọi người đều gật đầu tán thành và thán phục lời từ miệng Ngài. Cứ như vậy thì chẳng có chi rắc rối.

Bỗng đâu cái kiểu thành kiến quan niệm “bụt nhà không thiêng” nổi lên trong họ, họ bắt đầu hạ giá Ngài vì cái cảnh người cùng làng, xoàng xĩnh như họ vẫn thấy mấy chục năm nay. Họ xầm xì: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” (Lc 4, 22b). Thừa biết ý nghĩ trong đầu của họ, Ngài khẳng định cái bậc thang giá trị bất hủ từ bao đời xưa nay: “không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.” (Lc 4, 24). Đó là chuyện thường tình vẫn xảy ra ngay từ trong gia đình, người cùng làng, cộng đoàn địa phương, thường khó chấp nhận một người nổi danh tiếng xuất thân từ “vườn nhà” của mình. Khách lạ xa xôi thì sẵn sàng ca ngợi tán dương, vì họ đến rồi đi, chẳng ảnh hưởng đến thế giá, uy tín, “chỗ đứng” của tôi. Còn những vị “bụt nhà” mà bỗng nổi nang xuất chúng thì tự nhiên sự tín nhiệm đổ dồn về họ, tôi bị giảm giá mờ nhạt, vị thế lung lay, nguy cơ bị lấn sân mất chỗ… chẳng dại gì mà đánh giá cao về họ. Các ngôn sứ bao đời xưa nay đều bị hành xử, chống đối và triệt hạ.

Vị ngôn sứ Giêrêmia trong bài đọc I cũng từng chung số phận nhưng giờ chưa đến: “Này, hôm nay, chính Ta làm cho ngươi nên thành trì kiên cố, nên cột sắt tường đồng chống lại cả xứ; từ các vua Giuđa đến các thủ lãnh, các tư tế và toàn dân trong xứ. Chúng sẽ giao chiến với ngươi, nhưng sẽ không làm gì được, vì sấm ngôn của Đức Chúa – có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”. (Gr 1, 18-19).

Đức Giêsu, Người Tôi Trung, là vị Ngôn Sứ đúng nghĩa nhất và cũng không tránh khỏi lối hành xử miệt thị này. “Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành-thành này xây trên núi. Họ kéo người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực”. (Lc 4, 28-29). Thật là khủng khiếp! Hôm nay “giờ chưa đến” nên “Người băng qua giữa họ mà đi.” (Lc 4, 30). Nhưng khi giờ đã đến, Ngài để họ đánh đập hành hạ, cuối cùng bị căng thây treo trên thập giá, kết thúc cuộc đời của vị Ngôn Sứ Cao Cả nhất trong lịch sử. Nhưng cái chết của Ngài lại khai sinh một Giáo Hội mới lan tràn khắp mặt đất hôm nay.

Chúa ơi! ngày nay cuộc đời thực thi sứ vụ làm ngôn sứ của chúng con cũng vẽ lại dòng đời của Chúa. Có lúc mọi người ca khen vui vẻ, có lúc bị chống đối từ khước coi thường, hạ thấp, loại trừ… Xin cho chúng con dám can đảm làm chứng nhân của Chúa, giữa lúc thuận tiện cũng như khi gặp thử thách đố kỵ và khinh khi. Để dù giữa sóng gió cuộc đời có Chúa cùng đi, chúng con không sợ bị trật đường ray. Đi trong tay Chúa chúng con an tâm vượt khó. Cuộc đời “loan báo” của chúng con sẽ có ngày nở hoa.

Én Nhỏ