Sunday, April 20, 20258:27 PM(View: 67)
Sáng hôm nay là Chúa Nhật, Lễ Phục Sinh năm Thánh 2025, tôi được nghe bài giảng của LM Charles Chung Trần, giáo xứ Thánh Linh, Nam California. Trước khi làm linh mục thì cha Chung đã là một vị bác sĩ Y Khoa. Cha chia sẻ cảm nghiệm như sau:
Friday, April 18, 20258:13 PM(View: 75)
Nguồn: Medjugorje News Thị nhân Vicka của làng Medjugorje đã chia sẻ như sau:
Friday, April 18, 20253:14 PM(View: 69)
Nguồn: Medjugorje News Đức Mẹ đã nói:
Wednesday, April 16, 20258:13 PM(View: 70)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ lại hiện ra nhiều lần nữa với bà thị nhân Pierina vào năm 1966. Lần này thì Đức Mẹ hiện ra ở vùng Fontanelle, nước Ý. Sự hiện ra này kéo dài trong nhiều năm.
Wednesday, April 16, 20257:42 PM(View: 82)
Nguồn: Spiritdaily.com Đức Mẹ hiện ra với tước hiệu Hoa Hồng Mầu Nhiệm tại vùng Montichiari, nước Ý. Vào năm 2024, Toà Thánh Vatican đã chấp nhận cuộc hiện ra ngày của Đức Mẹ là sự thật.
Tuesday, April 15, 20252:34 PM(View: 84)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Cha Madison Hayes kể một câu chuyện về thánh tượng cao 4 feet có tên là Đức Mẹ Beauraing. Tượng Đức Mẹ này được cha chính xứ mua từ thập niên 1980. Nay tượng đặt tại sân nhà thờ St. Bernard Catholic Church ở vùng Talkeetna, toạ lạc dưới chân núi Mount Denali. Núi này là một trong những ngọn núi cao...
Monday, April 14, 20259:35 PM(View: 80)
https://www.ncregister.com/features/our-lady-s-golden-heart-heals-a-baby-s-heart Đức Mẹ Maria đã chữa lành trái tim bịnh tật của một em bé. Điều này đã làm cho cả một gia đình xúc động. Ông bà Eric và Andrea Paul cùng với con trai là bé Bruce đã được Đức Mẹ chữa lành tại nhà thờ Bernard Catholic...
Sunday, April 13, 20257:47 PM(View: 86)
Theo thống kê thì khi về hưu, người ta cảm thấy yếu nhược hẳn đi bởi vì người ta không còn thấy đời mình có mục đích hay có ý nghĩa nữa. Để có thể sống thọ hơn thì cuộc đời của con người phải có mục đích, phải có các thói quen tốt và có sự liên lạc với cộng đồng nơi mình sống. Một số người nói rằng để có thể sống thọ thì người ta không nên về hưu sớm.
Saturday, April 12, 20257:41 PM(View: 88)
Tác giả Matt C. Abbott kể: Một tác giả cũng là một người làm về truyền thanh Công Giáo và rao giảng Tin Mừng là ông Jesse Romero. Ông đã cho tôi thêm tin tức về LM John Corapi.
Saturday, April 12, 20256:55 PM(View: 75)
Có những biến cố như các phép lạ và các phép chữa lành đã xẩy ra nhưng không phải là do tình cờ hay là do sự may mắn mà đó là những phúc lành mà Chúa cho phép xẩy ra để đem lại kết quả thiêng liêng cho những ai nhận được ơn lành này.

CẢM THƯƠNG LÀ CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ, + ĐGM GB. BÙI TUẦN

Saturday, February 9, 20198:55 AM(View: 1566)
dcctCẢM THƯƠNG LÀ CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ, + ĐGM GB. BÙI TUẦN
 Xót thương, cảm thương, đó là tiếng Chúa gọi chúng ta. Chúa đợi chúng ta trên con đường đó.
1. Tôi rất đau khổ, cả phần xác lẫn phần hồn. Đau khổ nào cũng khủng khiếp, gây nên cô đơn sâu thẳm.
   
2. Trong mọi đau khổ, tôi không ngừng cầu xin Chúa thương đỡ nâng tôi. “Xin thương đỡ nâng con suốt cuộc đời”. Bài hát đó của Dao Kim thường âm ỷ trong tôi.
     
3. Rất thực là Chúa đã nâng đỡ tôi suốt cuộc đời dài. Tôi cảm được rất rõ Chúa xót thương tôi. Tôi gọi sự Chúa nâng đỡ tôi suốt cuộc đời là dòng chảy ơn cảm thương Chúa dành cho tôi, để cứu độ tôi.
     
4. Cảm thương và thương cảm, đó là những đợt sóng, lúc lớn lúc nhỏ, lúc nổi lúc chìm, luôn hoạt động trong tôi.
    
5. Tôi nhận được sự cảm thương nơi nhiều người Chúa dùng để cứu tôi. Cảm thương của họ rất là trong sáng. Tôi cảm được tình thương của họ một cách dễ dàng, tư riêng và cao quí.
    
6. Tôi nhận được sự cảm thương từ nhiều giống vật. Như mấy con chó của tôi luôn gắn bó, trung thành. Như đàn chim sẻ hằng ngày bay đến gần tôi, để xin ăn nuôi mình và nuôi nhau. Cảnh con mẹ mớm mồi cho con nhỏ rất nhiều lần đã mở lòng tôi ra, để đón nhận ơn thương cảm của Chúa.
       
7. Tôi cũng nhận được sự cảm thương từ nhiều cây cối trước mặt tôi. Có những cành những lá những hoa tự rụng xuống, như để nhường sức sống cho những cành, những lá, những hoa mới mọc, còn non. Chúng như cảm thương nhau, một cách tự nhiên, lặng lẽ.
    
8. Một cách đặc biệt, tôi nhận được sự cảm thương nơi vô số người gần xa. Họ đối xử với nhau bằng cảm thương sâu sắc chân thành.
Biết bao người đã dám chết đi cho người khác, coi đó là hạnh phúc đời mình.
Biết bao người đã coi sự mình biết cảm thương những người đau khổ chính là ơn gọi cao quí Chúa dành cho mình. Nếu được tự hào, thì họ tự hào về ơn đó.

9. Riêng tôi, càng về già, thì càng nghĩ tới sự chết. Mà nghĩ tới sự chết thì tự nhiên nghĩ tới sự Chúa phán xét, để được thưởng hay bị phạt.
Phán xét của Chúa sẽ theo tiêu chuẩn nào? Thưa: Theo sự người ta có cảm thương người đau khổ hay không. Chúa Giêsu đã nói rõ ràng và chắc chắn về tiêu chuẩn cảm thương người đau khổ trong Phúc âm thánh Mátthêu:

“Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người. Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê thì bên trái.
Bấy giờ Đức vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp đón; Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.
Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. Có bao giờ Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc. Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu.
Để đáp lại, Đức vua sẽ bảo họ rằng Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em nhỏ nhất của Ta đây, là các con đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 31-40).

10. Với những lời Chúa phán trên đây, Chúa dạy chúng ta điều quan trọng này: Ai cảm thương những người đau khổ, thì được Chúa kể như là cảm thương chính Chúa. Chúa ở trong những người đau khổ. Do đó, mà kẻ cảm thương sẽ được Chúa thưởng phúc thiên đàng.
     
11. Rồi, Chúa phán tiếp: “Ai không cảm thương những kẻ khổ đau, thì bị Chúa kể như không cảm thương chính Chúa. Do đó, họ sẽ bị Chúa phạt phải xuống hỏa ngục” (Mt 25, 41-46).
     
12. Chúng ta có quan tâm đủ đến luật cảm thương, mà Chúa đã dạy không? Chúng ta sẽ thi hành luật đó tại Việt Nam hôm nay thế nào? Thiết tưởng chúng ta cần cầu nguyện và tỉnh thức.
     
13. Nếu chúng ta thực sự cầu nguyện và tỉnh thức, chúng ta sẽ được Chúa cho thấy: Cảm thương là con đường cứu đạo, cứu đời, cứu chính bản thân mỗi người.
     
14. Đơn sơ thế thôi, nhưng cảm thương như Chúa dạy đâu là chuyện dễ. Chính vì vậy, mà rất cần tìm đỡ nâng ở Chúa. “Xin thương đỡ nâng con suốt cuộc đời”. Và thực sự Chúa đã đỡ nâng tôi từng giờ, từng phút, từng giây.
     
15. Chúa nâng đỡ tôi một cách đặc biệt, đôi khi chỉ bằng một lời Chúa hứa:
     
“Phúc thay ai xót thương người,
Vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5, 7).

Xót thương, cảm thương, đó là tiếng Chúa gọi chúng ta. Chúa đợi chúng ta trên con đường đó.
 
Long Xuyên, ngày 14.1.2019