22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 12)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 18)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 58)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 49)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 37)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 46)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 45)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 48)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 40)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 64)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C (31/03/2019) LÒNG CHA BAO LA NHƯ ĐẠI DƯƠNG

23 Tháng Ba 20196:31 CH(Xem: 1555)
cha10CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C (31/03/2019)

LÒNG CHA BAO LA NHƯ ĐẠI DƯƠNG

"Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy"

I. DẨN VÀO PHỤNG VỤ

Chúng ta đã quen với khúc hát ”Lòng Mẹ bao la như Biển Thái Bình dạt dào...” Nhưng nếu chúng ta có nói ”Lòng Cha bao la như đại dương” thì cũng không ai ngạc nhiên, vì đã quá quen với câu chuyện người cha nhân từ (hay người con hoang đàng) trong bài Phúc âm Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C, nhất là từ ngày Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót được nhiều người biết đến và hưởng ứng.

II. LẮNG NGH.E LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 15,1-3.11-32:

Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giê-su để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: 'Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con'. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' ".

III. LÒNG THƯƠNG XÓT LÀ CÁCH SỐNG, KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TỪ TRỪU TƯỢNG
Lòng thương xót là cách sống, không phải là một từ trừu tượng thumbnail

Dửng dưng với người nghèo và người đau khổ ‘biến Kitô hữu thành kẻ đạo đức giả’

Tin Giáo hội

Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón bé gái trong buổi tiếp kiến đặc biệt Năm Lòng Thương Xót tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm 30-01-2016. Ảnh: CNS/Paul Haring

Kitô hữu nào chọn ứng xử nhân từ với tha nhân thì cảm nghiệm được đời sống chân thực và có “mắt đề nhìn thấy, có tai để nghe, và có tay để an ủi”, tờ CNS trích lời Đức Thánh cha nói hôm 30-6 trong buổi tiếp kiến Năm Lòng Thương Xót tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Lãnh cảm trước nỗi khốn cùng của người nghèo và người đau khổ – ngài nói – Kitô hữu sẽ trở thành “những kẻ đạo đức giả” và chìm trong “trạng thái ngủ mê tâm linh làm tê liệt tâm trí và khiến đời sống trở nên khô cằn”.

“Những người nào trải qua cuộc đời, bước đi trong đời sống mà không biết đến nhu cần của tha nhân, không nhìn thấy các nhu cầu tâm linh và vật chất là những người không sống – ngài nói – Họ là những người không biết phục vụ tha nhân. Và hãy nhớ cho rõ điều này: Người nào không sống để phục vụ thì không phục vụ gì cho cuộc đời này cả”.

Thay vào đó, ngài nói, những ai đã cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa trong chính đời sống của mình thì không còn vô cảm trước nhu cầu của tha nhân. Không như những vấn đề lý thuyết, công việc của lòng thương xót là “nhân chứng cụ thể” thúc giục Kitô hữu “xắn tay áo lên để làm vơi đi đau khổ”.

UCAN VIET NAM

IV. NGƯỜI CHA NHÂN HẬU  

Ta thường gọi là dụ ngôn “Người con hoang đàng.”  Cách gọi này không được chính xác.  Trước hết vì sự trở về của đứa con không đáng làm khuôn mẫu cho ta.  Hơn nữa, xét theo bối cảnh và nội dung, Chúa Giêsu, khi kể dụ ngôn này, có ý đề cao tình yêu thương, lòng khoan dung nhân hậu của người cha.

Bối cảnh: Nhóm Pharisêu và các Kinh sư chê trách Chúa Giêsu vì Người ngồi ăn với những kẻ tội lỗi. Để trả lời họ, Chúa Giêsu kể một chuỗi 3 dụ ngôn: Con chiên đi lạc, Đồng bạc bị mất và Người cha nhân hậu.

Nội dung: Có thể coi đây là một vở kịch 2 màn.

MÀN 1: NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON ÚT

Đứa con ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân.

Sự ích kỷ được biểu lộ trước hết trong việc xin chia gia tài, ở nhà chung mà chỉ nghĩ đến vun quén riêng.  Không đóng góp mà chỉ muốn rút tỉa.  Không làm việc mà chỉ muốn hưởng thụ.  Sự ích kỷ đạt đến mức tồi tệ đáng kinh tởm khi nó dám mở miệng xin chia gia tài.  Theo truyền thống phương đông, gia tài chỉ được chia sau khi cha mẹ đã qua đời.  Xin chia gia tài lúc cha mẹ còn sống có khác nào cầu mong cha mẹ mau chết đi!

Có tiền bạc trong tay, nó bắt đầu ăn tiêu phung phí.  Cách ăn tiêu nói lên tính ích kỷ của đứa con.  Nó tiêu tiền mà không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt của cha mẹ.  Nó tiêu tiền chỉ để thoả mãn dục vọng.  Nó dùng tiền bạc để cung phụng bản thân.  Khi có tiền nó chẳng nghĩ đến ai, nên khi hết tiền, chẳng còn ai gắn bó, sẵn sàng giúp nó qua cơn túng thiếu.  Túng cùng quá mới phải trở về.

Sự ích kỷ vẫn còn đó trong toan tính trở về.  Nó không hề nghĩ đến cha mẹ.  Nó không hề nghĩ đến tình thương.  Nó chỉ nghĩ đến cái bụng.  Về nhà để được ăn no.  Chỉ có thế.

Người cha hoàn toàn quên mình vì con.

Khi đứa con xin chia gia tài, ông đã chia ngay, không so đo tính toán, không hạch sách khó khăn.  Ông không nghĩ đến bản thân, không tự ái, chỉ mong sao con cái được vui lòng.

Khi con đã ra đi, ông ngày đêm thương nhớ, ngày nào cũng ra ngõ đứng chờ.  Thật tội nghiệp, con ra đi chẳng nhớ nhung gì đến cha mà cha không phút giây nào ngừng thương nhớ con.  Con chỉ biết tìm vui cho bản thân trong khi cha mỏi mòn trông đợi.  Con chỉ biết đến tiền bạc, còn cha chẳng quan tâm gì đến tiền của, nhưng chỉ cần có con.

Cảm động nhất và cũng chan chứa tình thương nhất là phút giây gặp gỡ.  Một phút giây vắn vỏi mà nói lên bao nhiêu điều về tình thương của cha.  “Anh ta còn ở đàng xa thì người cha đã trông thấy.”  Khi con chưa nhìn thấy cha thì cha đã nhìn thấy con.  Mắt chàng trai trẻ hẳn phải tinh anh hơn mắt ông cụ đã nhoà dòng lệ vì thương nhớ chứ.  Thế mà cha đã nhìn thấy con trước.  Vì cha không nhìn bằng mắt nhưng nhìn bằng trái tim.  Trái tim yêu thương có đôi mắt tinh tường giúp nhận ra ngay bóng người yêu dấu.  Trái tim con không còn yêu thương nên nhìn chẳng thấy cha.  Trái tim con khô cằn nên mắt vẫn sáng mà chẳng khác mù lòa.  Trái tim cha đầy ắp yêu thương nên đã lòa rồi mà vẫn thấy rõ con ngay từ đàng xa.

“Ông chạnh lòng thương.”  Trái tim dạt dào yêu thương quên hết tất cả lầm lỗi của đứa con.  Tình cảm đầu tiên dâng lên trong tim ông không phải là tiếc xót nửa gia tài đã mất, cũng không phải là tức giận thằng con phá gia chi tử, nhưng lại là chạnh lòng thương.  Yêu quá nên người cha chẳng còn nhìn thấy gì khác hơn là đứa con tiều tuỵ rách rưới.  Yêu quá nên người cha chẳng nhìn thấy lầm lỗi mà chỉ nhìn thấy nỗi khổ của con.  Trong trái tim ông, chỉ có tình thương dành cho con, nên vừa gặp con là tim đã rộn ràng xúc động.

“Chạy lại ôm cổ con.”  Lại một cử chỉ lạ lùng.  Cha không chờ con tới theo đúng lễ phép mà đã vội vàng chạy lại ôm con.  Tình yêu thương thúc đẩy, niềm vui dâng dạt dào khiến người cha không chần chờ được nữa.  Bất chấp thân phận cao quý của mình, ông chạy đi như một đứa trẻ được quà.  Bất chấp tuổi tác của mình, ông nhanh nhẹn như một thanh niên sung sức.  Đứa con tuổi còn trẻ mà sao chẳng nhanh nhẹn bằng ông già?  Vì trong tim nó thiếu tình yêu.  Trái tim không tình yêu cũng giống như cơ thể không sức sống.  Ông già mà nhanh nhẹn vì ông không chạy bằng sức lực của đôi chân.  Ông chạy bằng trái tim.  Ông bay bằng tình yêu.  Tình yêu chắp cánh cho ông.

“Hôn lấy hôn để.”  Chẳng còn bút nào tả xiết niềm vui của người cha khi gặp lại đứa con.  Những nụ hôn không ngớt đủ nói lên tình cảm dạt dào ông dành cho nó.  Ông ôm chặt như để giữ không cho nó ra đi nữa.

Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạy đến, ôm hôn.  Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻ còn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn.  Ông thật là người cha phung phí.  Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡ với đứa con trở về.  Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễ dãi.  Ông đã phung phí khi đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng, lại còn tổ chức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cả đàn hát múa nhảy để đón đứa con đi hoang trở về.  Làm thế chẳng sợ hàng xóm cười cho!  Nói tóm lại ông đã phung phí tình yêu thương.  Yêu thương quá độ.  Yêu thương đến vô lý.  Mà có lý lẽ nào giải nghĩa được yêu thương?  Chỉ có tình yêu thương mới giải nghĩa được những điều vô lý đó.
 
MÀN 2: NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON CẢ
 
Đứa con cả đi hoang trong tâm hồn.

Đứa con cả vẫn ở nhà, nhưng thực ra chỉ có thân xác ở nhà, còn tâm hồn nó đã đi hoang từ lâu.  Tuy ở trong gia đình, nhưng tâm hồn nó không thuộc về gia đình.  Nó làm việc không phải với tâm tình của một người con hiếu thảo coi “mọi sự của cha là của con.”  Nó muốn vun quén riêng tư.  Nó làm việc với tinh thần nô lệ, mong được trả công, chỉ nghĩ đến con “bê nhỏ,” đến “bạn bè” riêng của nó.

Sống bên cha mà tâm hồn nó xa tâm hồn cha biết bao.  Nó không sao chia sẻ được những tình thương, những ưu tư, hoài bão của cha.  Cha là tình thương nhưng con chỉ là ích kỷ.  Cha là bao dung nhưng con chỉ là hẹp hòi.  Tâm hồn cha rộng mở bao nhiêu thì tâm hồn con khép kín bấy nhiêu.  Cha chỉ biết tha thứ trong khi con chỉ biết kết án.  Thật là khác biệt ngàn trùng.

Cha đi tìm con

Một lần nữa, người cha lại phải bỏ nhà ra đi, bỏ dở bữa ăn để tìm đứa con đi hoang trong tâm hồn.  Vẫn với cử chỉ dịu dàng cố hữu; vẫn với những lời lẽ ôn tồn; vẫn với ánh mắt chan chứa cả một trời bao dung, cha cố gắng thuyết phục đứa con cả trở về.

Nếu đứa con út cần một cuộc trở về thì đứa con cả cần tới hai cuộc trở về: về với cha và về với em.  Đi hoang trong tâm hồn xa xôi diệu vợi thế!

Qua dụ ngôn này Chúa cho thấy dù tôi là con út hay con cả, tôi vẫn cần trở về.  Vì nếu tôi chưa đi hoang trong đời sống, chắc chắn đã rất nhiều lần tôi đi hoang trong tâm hồn: suy nghĩ và hành động của tôi khác hẳn với đường lối của Thiên Chúa là Cha; tôi vẫn không muốn chấp nhận anh em tôi.

Nhưng dụ ngôn cũng cho tôi an tâm trở về.  Hình ảnh người cha hiền đứng đợi mời gọi tôi mau bước. Chúa là người Cha yêu thương tôi trước khi tôi yêu Người, đi tìm tôi trước khi tôi đi tìm Người, tha thứ cho tôi trước khi tôi xin lỗi Người.

Lạy Chúa là Cha nhân từ, con cảm tạ tình yêu thương vô vàn của Cha.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt.