Monday, October 14, 20241:45 PM(View: 15)
Nguồn: Fr. Livio's Blog Chúng ta cần phải hiểu rằng Chúa là tình yêu và là sự thánh thiện. Chúa ban nhiều ơn sủng. Sự đau khổ trở nên một dụng cụ ân sủng và mọi sự cần phải hướng đến cuộc sống vĩnh cửu. Nếu mọi người đều biết về tai hoạ và nỗi thống khổ do điều Bí Mật Thứ Nhất xẩy ra thì họ sẽ run sợ và nhìn lại tình trạng linh hồn và mọi sự chung quanh...
Sunday, October 13, 20248:12 PM(View: 17)
Nguồn: Fr. Livio's Blog Bí Mật Thứ Nhất từ làng Medjugorje sẽ mở rộng đôi mắt của những cư dân tại Medjugorje. Chúng ta sẽ đi từ một thị kiến của thế giới đến một thị kiến siêu nhiên.
Sunday, October 13, 20247:19 PM(View: 22)
Ngày nay, người ta nói quá nhiều về tai hoạ thiên nhiên và tai hoạ chiến tranh. Vậy chúng ta nên đọc lại một số thông điệp mà Đức Mẹ Maria đã ban cho nhân loại chúng ta từ làng Medjugorje, nước Bosnia-Herzegovina. Có hai thông điệp mà nội dung tương tự nhau:
Sunday, October 13, 202412:48 AM(View: 28)
Padre Pio là một Vị Thánh Quan Thầy về đau đớn, đau khổ và chữa lành. Ngài đã viết lời nguyện này: Lạy Cha Kính Mến ở Trên Trời, con cảm tạ Cha vì Cha thương yêu con.
Saturday, October 12, 202411:59 PM(View: 29)
Ngày 12 tháng 10 là ngày lễ Đức Mẹ Là Trụ Cột. Đó là lần tiên mà Đức Mẹ hiện ra lần đầu trong lịch sử. Chuyện xẩy ra vào...
Saturday, October 12, 20242:31 PM(View: 24)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies.
Saturday, October 12, 20242:10 PM(View: 26)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies. 6. SỨ MỆNH CỦA SR. LUCIA Sr. Lucia nói:
Saturday, October 12, 20246:22 AM(View: 29)
LM Joaquin Alonso phục vụ suốt 16 năm trường trong Thư Khố của làng Fatima. Ngài đã phỏng vấn thị nhân Lucia dos Santos thành Fatima vào ngày 4/12/1957. Rồi ngài viết lại thành một tác phẩm có tên là Fatima Texts and Critical Studies
Friday, October 11, 20246:17 PM(View: 39)
Cha Lamy tiếp tục kể về những lần Chúa Giêsu hiện ra và nói chuyện với cha. Cha Lamy thường dâng Thánh Lễ với lòng sốt sắng cao độ. Có lần cha gần như được biến hình. Đó là lúc mà Ơn Thánh Chúa ban cho cha. Lúc ấy Chúa Kito muốn tỏ quyền năng...
Friday, October 11, 20241:54 PM(View: 44)
Lời Toà Soạn: Sáng nay, 11/10/2024, chúng tôi vừa nhận được email của cô Cúc Nguyễn, Texas viết làm chứng về ơn Chúa và ơn Đức Mẹ mà các nạn nhân cơn bão Milton không bị khốn đốn mà được bình an. (Kim Hà)

BÀI 39: TỪ THẬP GIÁ ĐẾN VINH QUANG.

Friday, April 5, 20194:39 PM(View: 2145)

cross2BÀI 39: TỪ THẬP GIÁ ĐẾN VINH QUANG.

Hầu hết các bài suy niệm Chúa Phục Sinh đều minh chứng sự vinh thắng khải hoàn của Chúa Giêsu. Sự chỗi dậy của Chúa Giêsu từ cõi chết từ trước đến nay không ai chối cãi cả, không có gì nghi ngờ biến cố này, nhưng làm thế nào để mỗi người chúng ta đi sâu vào trong Mầu Nhiệm Phục Sinh và đem vào cuộc sống, đó chính là mục đích sống của mọi người chúng ta, nếu không ý thức được tầm mức quan trọng đó, chúng ta sẽ chỉ loanh quanh vấn đề rao giảng mà không tha thiết với việc kết hợp cùng Đức Kitô phục sinh. Nếu không kết hiệp với Ngài thì chúng ta cũng chẳng có đời sống mới. Đức tin của chúng ta sẽ trở nên vô ích như thánh Phaolô đã nói: Nếu Đức Kitô không sống lại, thì đức tin của anh em trở thành hão huyền và chúng ta quả là những kẻ dại dột nhất. Đức tin của chúng ta được xây dựng trên nền tảng niềm tin Chúa sống lại, nên chúng ta phải xác tín, phải sống niềm tin ấy một cách mạnh mẽ trong đời thường, nhưng thực sự để sống ơn Phục Sinh thì không mấy ai còn nhạy cảm đủ sống niềm tin đó, hay nói theo kiểu thánh Phaolô: Vì quá mải mê những sự dưới đất đến nỗi không còn tha thiết với những sự trên trời.  Nếu Chúa để cho ta một cuộc đời không có những trở ngại và gian truân, không có thập giá, thì chính cuộc đời đó sẽ làm cho ta què quặt.

Một ngày kia, người làm vườn quan sát: đã hàng mấy tiếng đồng hồ chú bướm cứ cố gắng chui ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu ở đầu kén. Rồi bỗng chú bướm bất động, dường như nó đã kiệt sức và không thể chui ra thêm một đoạn nào nữa. Thế là người đàn ông quyết định giúp đỡ chú bướm. Ông ta lấy kéo và tỉa cái miệng kén cho rộng thêm ra. Chú bướm liền chui ra một cách dễ dàng. Nhưng nó chỉ là một thân nhộng trần trụi với đôi cánh nhăn nhúm và khô héo như chiếc lá cháy xém dưới ánh mặt trời. Người đàn ông tiếp tục quan sát chú bướm vì ông ta nghĩ rằng thế nào đôi cánh đó cũng mọc lớn lên để kịp nâng thân bướm khi nó rời khỏi kén. Thế nhưng cả hai điều đó đều không xảy ra. Chú bướm dùng thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình trườn quanh với một thân nhộng trần trụi và đôi cánh khô nhăn nhúm. Nó chẳng bao giờ có thể bay lên được.


Điều người đàn ông tốt bụng kia không biết đến là miệng kén chỉ mở rất hẹp và con nhộng kia cần nỗ lực hết sức mình, đến mức kiệt sức để có thể chui ra. Và cách tự nhiên tạo ra loài bướm là chính khi con nhộng dùng hết sức của mình để chui ra khỏi miệng kén như vậy, có thể nói, nỗ lực của chính nó sẽ tiết ra một chất dịch nhờn và bơm vào đôi cánh của nó để đôi cánh sẽ lớn dần lên và chú bướm có thể tung bay vào bầu trời xanh bao la ngay khi nó rời hẳn cái kén.


Nhiều lần trong đời chúng ta cần phải nỗ lực đến kiệt sức để có thể đạt được điều mà mình mơ ước. Muốn được phục sinh vinh quang với Chúa chúng ta cũng phải nỗ lực qua đời thường như Chúa Giêsu, Ngài sẽ bị nộp, bị đánh, bị treo trên thập giá và ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.


Kẻ thù của Chúa thì cẩn thận hơn. Họ cũng đã nghe Chúa nói đến việc Ngài sẽ sống lại. Họ nhớ vậy nên xin Philatô cho đặt lính gác mồ. Họ tưởng rằng có thể ngăn chặn không cho Chúa phục sinh nhưng Ngài làm một việc thật ngoạn mục, phi thường để ai tin thì được thấm thía tình Ngài yêu thương họ, còn ai không tin thì phải bàng hoàng khiếp sợ.


Chúng ta phải sống như thế nào? và đã làm được những gì? để niềm tin Chúa sống lại nơi chúng ta được chiếu toả cho những người chung quanh chúng ta. Chắc chắn khi đó mọi người sẽ tìm đến với Giáo Hội.


LM Raphael Trần Xuân Nhàn.