Saturday, September 23, 202312:38 AM(View: 24)
Hôm nay 23/9/2023, ngày lễ giỗ Thánh Padre Pio, vị linh mục người Ý (23/9/1968). Đó cũng là ngày mà vợ chồng tôi gặp nhau lần đầu cách đây 56 năm dài. Vậy mà tôi nhở như là mới xẩy ra vào ngày hôm qua:
Friday, September 22, 202311:46 PM(View: 22)
https://torchbearerforthequeen.blogspot.com/ Chúa Giêsu nói với nữ tu Mary Ephrem vào những ngày 12/71954, 13/7/1954 và 14/7/1954:
Thursday, September 21, 20236:18 PM(View: 30)
Nguồn: Sisters of the Indwelling Trinity Lời kể của Sr. Mildred Mary Neuzil viêt trong Nhật Ký của bà về Our Lady of America:
Thursday, September 21, 20231:50 AM(View: 39)
Nhân Danh Thánh Chúa Giêsu Kito, giờ đây ta khiển trách, bẻ gẫy và giải thoát ta và gia đình ta khỏi tất cả những lời nguyền rủa độc dữ, tôn sùng, bùa ngải, những lời khích bác, bùa yêu, xui xẻo, tất cả những quyền lực đồng bóng, ma thuật, bùa mê, phù thuỷ, nước bùa tình yêu, và những lời cầu tâm linh đă được đặt trên ta, và đi ngược về 10 thế hệ về trước...
Thursday, September 21, 20231:07 AM(View: 38)
1. Làm cách nào để giải thoát bạn khỏi ma quỷ? 2. Lời nguyện để trấn át sự lo âu, nỗi lo sợ và bị cơn sợ hãi tấn công.
Thursday, September 21, 20231:04 AM(View: 26)
Lạy Cha Trên Trời, con đến với Cha trong Danh Thánh Cực Châu Báu Chúa Giêsu Kito, và con được Máu Thánh Chúa Giêsu che chở vì Chúa đã đổ máu đào để cứu chuộc con. Con đứng trong đức tin và xưng thú rằng Chúa Giêsu Kito là Chúa của con và là Đấng Cứu Độ của con. Con hối lỗi về mọi hành động của con, về thái độ, cách sống và thói quen xấu đã không đem vinh quang...
Tuesday, September 19, 20238:56 PM(View: 37)
https://catholicstand.com Thiên Chúa hứa rằng chúng ta sẽ không chịu đau khổ nếu chúng ta dâng hiến cuộc đời của mình cho Ngài. Chúng ta sẽ không có gì phải lo âu vào lúc cuối đời khi mà chúng ta thần phục trọn vẹn cho Ngài.
Tuesday, September 19, 20238:23 PM(View: 41)
https://www.khou.com/article/news/crime/priest-beaten-by-robbery-suspects... LM Desmond Ohankwere ở tiểu bang Houston có một cảm nghiệm khủng khiếp như sau:
Tuesday, September 19, 20237:55 PM(View: 38)
https://catholicstand.com/will-you-be-known-as-a-torchbearer-of-the-queen Thư thứ nhất 1 Corinthians 14:1 dạy: “Bạn phải muốn tình yêu hơn mọi sự khác."
Monday, September 18, 202312:59 PM(View: 59)
https://catholicexchange.com/st-hildegards-encounter-with-angels-their-music/ LỜI CẦU NGUYỆN 1:

VỀ PHILATÔ - KẺ XÉT XỬ CHÚA GIÊSU

Saturday, April 13, 20193:54 PM(View: 1659)

26-33VỀ PHILATÔ - KẺ XÉT XỬ CHÚA GIÊSU

ĐTC phân tích:

“Kết luận của Sanhedrin sau cuộc xét hỏi Chúa Giêsu đúng như Caipha mong đợi: Giêsu bị phát giác mắc tội phạm thượng, vì thế phải khép vào án tử hình. Nhưng chỉ có người La Mã mới có thể tuyên án tử, vậy là bây giờ phải đưa ra trước tòa Philatô và phải nhấn mạnh chiều kích chính trị của bản án. Giêsu tuyên bố mình là Đấng Mêsia, vì thế, dù với một kiểu cách riêng khác thường, cũng có ý nhắm đến vương quyền. Đề ra yêu sách về vương quyền Mêsia là đã phạm vào tội chính trị, tội này phải bị Tòa án La Mã trừng trị. Gà gáy, bắt đầu một ngày mới. Viên Tổng trấn La Mã thường xét xử sớm, ngay trong buổi sáng”.

Như vậy, qua sự phân tích của ĐTC, giới lãnh đạo Do Thái, đứng đầu là thượng tế Caipha, không những không lĩnh hội được mặc khải về sự thật Đấng Mêsia nơi Đức Giêsu, lại còn sa lầy trong gian trá, khi dàn dựng án tử hình đối với Chúa Giêsu với hai tội. Một là tội phạm thượng, tội này phải bị xử tử, nhưng La Mã không cho phép tòa án Do Thái được ra án tử, phải chuyển sang cho người La Mã xét xử. Và họ đã gán thêm cho Đức Giêsu tội thứ hai là tội chính trị, âm mưu chiếm đoạt vương quyền.

Thượng Hội đồng Sanhedrin, những kẻ ngồi ghế xét xử, thay vì nêu cao, làm sáng tỏ và bảo vệ sự thật, lại đã xuyên tạc sự thật và vu cáo.

Còn Philatô, kẻ xét xử Chúa Giêsu tại tòa án La Mã của lực lượng chiếm đóng đất nước Do Thái. ĐTC phân tích nhân vật này:

“Bây giờ chúng ta chuyển từ những người cáo buộc sang kẻ xét xử: Philatô, viên tổng trấn La Mã (…). Đức Giêsu được chuyển đến Philatô với lời cáo buộc nặng nề đã xưng mình là vua Do Thái. Rôma đã không hề khó khăn khi công nhận các ông vua bản địa như Hêrốt, miễn là họ phải được Rôma hợp pháp hóa và phải tuân theo những quy định và giới hạn quyền bính do Rôma đặt ra. Một ông vua không được Rôma hợp pháp hóa chính là kẻ làm loạn, đe dọa Pax Romana (nền hòa bình của đế chế La Mã), do đó phải bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, Philatô biết Đức Giêsu không hề kích động gây bạo loạn. Những gì ông ta được nghe về những việc Đức Giêsu đã làm cho thấy cùng lắm Ngài chỉ là người có tinh thần tôn giáo triệt để, có thể đã chống lại một số điều nào đó trong lề luật tôn giáo và pháp luật Do Thái, nhưng đó không phải là điều khiến viên tổng trấn phải bận tâm. Chính người Do Thái phải phân xử việc này. Xét về khía cạnh trật tự chính trị và pháp luật Rôma, nghĩa là thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình, Philatô thấy không có điều gì nghiêm trọng chống lại Đức Giêsu.

Chúng ta hãy đi từ những nhận định về con người Philatô đến chính bản thân vụ án. Sách Phúc âm Ga 18, 34-35 đã nêu rõ, dựa trên những thông tin có được, Philatô thấy không thể buộc tội Chúa Giêsu được. Những gì nhà chức trách La Mã biết đều không cho thấy có mối đe dọa nào đối với luật pháp và trật tự. Trách nhiệm thuộc về dân chúng và giới lãnh đạo Đền thờ. Philatô lấy làm ngạc nhiên vì chính đồng bào của Đức Giêsu đã đem nộp Ngài cho ông với tư cách những người bảo vệ chế độ La Mã, trong khi đó thông tin ông nhận được lại cho thấy không cần thiết phải có bất kì hành động nào về phía mình”.

Như vậy, Philatô đã từng biết một sự thật về con người của Chúa Giêsu: Ngài không phải là kẻ dấy loạn. Ngài không hề có bất kì tham vọng chính trị nào:

“Sau khi thẩm vấn Chúa Giêsu, Philatô càng hiểu rõ điều ông đã từng được biết: ông Giêsu này không phải là nhà hoạt động chính trị gây phiến loạn; sứ điệp và những hoạt động của ông ta không đặt ra bất kì mối đe dọa nào đối với các nhà cai trị La Mã. Dù cho có phạm đến Kinh Torah, thì ông ta cũng chẳng liên quan gì đến mình, một người Rôma”.

ĐTC tiếp tục phân tích chiều sâu tính cách Philatô, kẻ xét xử Chúa Giêsu, con người có quyền lực rất lớn:

“Tuy nhiên, Philatô là người từng trải, ông thấy phải giữ sự thận trọng mang tính mê tín nhất định trước con người đáng chú ý này. Thực ra Philatô cũng là con người đa nghi. Sống vào thời đó, ông nghĩ rằng, biết đâu các thần thánh chẳng khoác lên mình hình dáng con người. Gioan thuật lại, “những người Do Thái” cáo buộc Chúa Giêsu tự nhận mình là Con Thiên Chúa, và sau đó nói thêm: “Khi Philatô nghe những lời này, ông càng sợ hơn nữa” (Ga 19, 8).
Tôi nghĩ rằng chúng ta cần nghiêm túc xem xét ý tưởng về sự sợ hãi của Philatô: Có lẽ nơi con người này cũng có điều gì đó thực sự thiêng liêng? Có lẽ Philatô sẽ đối đầu với quyền lực thần thánh nếu kết án Giêsu? Có lẽ ông sẽ phải tính đến sự giận dữ của thần thánh? Tôi cho rằng, thái độ của ông ta trong thời gian diễn ra vụ án có thể được giải thích không chỉ trên cơ sở cam kết nhất định để công lý được thực hiện, mà còn trên cơ sở những nhận định như vậy.

Những người cáo buộc Chúa Giêsu ra trước tòa Philatô rõ ràng đang thực hiện điều này, và vì thế, bây giờ họ tìm cách gây hoang mang lo sợ cho Philatô. Họ chống lại sự sợ hãi có tính chất mê tín về khả năng biết đâu có thần linh, nên nhắc Philatô đừng làm mất lòng hoàng đế nếu không muốn mất địa vị, và thế là họ đã lôi kéo được Philatô. Lời tuyên bố: “Nếu ông thả người này, ông không phải là bạn của Caesar” (Ga 19, 12) quả là một mối đe dọa. Cuối cùng, mối lo lắng cho sự nghiệp mạnh hơn sự sợ hãi quyền năng của Thiên Chúa”.

Như vậy, Philatô đã có thể nhận ra sự thật về Đức Giêsu, người được Chúa sai đến để thực thi “quyền năng của Thiên Chúa”, nhưng ông không vượt qua được giới hạn của bản thân, một con người vừa muốn biết và tin có thế giới vô hình với những sức mạnh của thần thánh, vừa sợ mất ghế, mất quyền, mất địa vị.

Vì thế ông đã không đến được với sự thật. Nói cách khác, ông chọn những “sự thật” thực tế, thực dụng, có lợi cho bản thân, còn sự thật về một con người, hơn nữa, về Đấng Mêsia đến từ vương quốc thần linh và đem lại tự do mang tính thần linh – tự do của Thiên Chúa, ông đã khước từ chỉ vì bất lợi và có thể gây họa cho bản thân.

Đó là sự thật về Philatô - kẻ xét xử.

Những người như Philatô được đặt ngồi vào ghế xét xử đồng loại chỉ gây ra những bi kịch. Nhân loại mãi mãi không tránh khỏi bi kịch ấy. Bi kịch phải nhận sự phán xử của những kẻ không có khả năng hoặc tự đánh mất khả năng tìm đến sự thật, lĩnh hội sự thật, và can đảm nói lên và nói đúng sự thật về con người và những sự kiện, từ đó mới mở ra con đường sống cho tha nhân và thể hiện phẩm giá của chính mình.

Đức Giêsu đã nếm trải bi kịch nhân loại ấy. Người đã chịu sự phán xử bất công, dối trá của người đời, những kẻ khước từ sự thật, không đủ can đảm nhìn nhận những hành động công chính của con người đến từ nước của Thiên Chúa và rao giảng về sự bình an của vương quốc ấy.

Đức Giêsu chịu sự phán xét và kết tội của một con người đặt sự ổn định chính trị của đế quốc La Mã (Pax Romana) lên trên nền Hòa bình của Nước Chúa.

Nguồn: hdgmvn.org