18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 8)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 22)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 23)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 21)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 56)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 55)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...
12 Tháng Tư 20249:28 CH(Xem: 64)
Nguồn: Spiritdaily.com và Forums of the Virgin Mary Đức Mẹ Maria đã từng can thiệp và thay đổi tình hình thế giới và tình hình giáo hội trong 500 năm trở lại đây. Thế giới luôn chiến đấu để chống nạn đói khát và bịnh tật. Những người Hồi Giáo đã chiếm đóng nước Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Họ cũng đã từng kiểm soát vùng Đất Thánh.
12 Tháng Tư 20249:57 SA(Xem: 53)
Nguồn: Spiritdaily.com Những nơi trú ẩn ở đâu khi có cơn thử thách lớn? Đâu là những nơi trú ẩn dành cho những người còn sống sót? Sẽ có một cuộc thanh tẩy rất lớn để thanh lọc thế giới này. Nhân loại đã rời xa Thiên Chúa và đã xúc phạm nặng nề đến Ngài. Vậy các tín hữu của Chúa sẽ ra sao? Liệu họ có phải chịu sự thống khổ như những người khác không?
11 Tháng Tư 20242:08 CH(Xem: 54)
Nguồn: Spiritdaily.com Thị Nhân Estela Ruiz kể tiếp về các thông điệp mà Đức Mẹ Maria ban cho bà...

CÁI CHẾT GIÚP SỰ THẬT HIỂN LỘ, Lm Giuse Phạm Thanh Liêm

16 Tháng Tư 20193:39 CH(Xem: 1181)

17-7CÁI CHẾT GIÚP SỰ THẬT HIỂN LỘ, Lm Giuse Phạm Thanh Liêm

Sau ba năm Đức Giêsu rao giảng, không ít người đã tin vào Ngài; tuy nhiên niềm tin vào Đức Giêsu của những người này tối đa cũng tương tự như niềm tin của các tông đồ khi Đức Giêsu còn sống đời dương thế. Họ cho rằng Đức Giêsu là một vị thầy, hơn nữa có thể là một tiên tri, và cao nhất có thể là Đấng Kitô Vua (Ga.6, 15; Mc.8, 29; 11, 9-10). Vào thời điểm đó, người ta không thể biết khác hơn được. Còn đối với những người không tin Đức Giêsu, những kẻ khó chịu hoặc bực tức vì Ngài trổi trang hơn họ, Đức Giêsu đơn thuần chỉ là một con người bình thường như bao người. Những người này không chỉ bất đồng ý kiến với Đức Giêsu, không chỉ khó chịu và bực tức mà còn muốn giết Đức Giêsu nữa (Mc.3, 6).

Vào thời cuối của ba năm rao giảng, Đức Giêsu đã nhiều lần nói những điều có thể làm cho Ngài phải bị ném đá. Chẳng hạn Ngài nói Ngài có quyền tha tội (Mc.2, 5.7), Ngài có trước Abraham (Ga.8, 57-58), Ngài và Thiên Chúa là một (Ga.10, 30). Vào cuối đời, Ngài có những câu nói “gây mất lòng” nhiều người. Càng vào cuối đời, càng có ít người theo Ngài, vì những lời khó có thể hiểu và chấp nhận được, chẳng hạn: “chính tôi là bánh hằng sống. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!” (Ga.6. 35). Những lời nói tương tự không chỉ làm Đức Giêsu “mất người” mà còn gây thêm có nhiều người thù địch với Ngài, thậm chí còn làm cho những người muốn giết Ngài có đủ bằng cớ và hậu thuẫn. Chẳng hạn, Ngài nhận mình là Thiên Chúa: “chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp nhưng vì một lời phạm thượng: ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga.10, 33).

Gần lễ Vượt Qua, âm mưu giết Đức Giêsu trở nên rõ ràng nên Ngài lui về Galilê. Vì thế, thời điểm Lazarô chết không có mặt Đức Giêsu tại đó. Sau đó khi Ngài muốn lên Giêrusalem thì các tông đồ đã ngăn cản. Tông đồ Thomas đã động viên các bạn: “nào chúng ta cùng lên Yerusalem để cùng chết với thầy” (Ga.11, 16). Đức Giêsu cũng biết Ngài sẽ bị giết nếu Ngài lên Giêrusalem vào thời điểm này, tuy nhiên Ngài vẫn cứ lên. Ngài không muốn trốn chạy cái chết. Ngài đã phải chọn lựa giữa sống và chết một cách cụ thể qua việc có lên Giêrusalem dịp lễ Vượt Qua này hay không. Cuối cùng Ngài đã chọn lên Giêrusalem cho dù cái chết đang chờ đón Ngài.

Ở Giêrusalem, Ngài vẫn làm điều Ngài vẫn thường làm: “ban ngày Ngài giảng dạy trong đền thờ, còn ban đêm Ngài và các tông đồ ra vườn dầu để ngủ” (Lc.21, 37). Hôm nay Ngài vào Giêrusalem và được dân chúng đón rước như vị Thiên Sai. Ngài chấp nhận biến cố này vì biết thời điểm đặc biệt của Ngài đã đến: thời điểm Ngài được tôn vinh cũng là thời điểm Ngài chết trên thập giá. Cái chết của Ngài có thể được thấy trước vì nó cũng theo quy luật của xã hội: người ta ghét Ngài đến độ muốn giết Ngài (Mc.14, 1).

Lúc khởi đầu người ta muốn giết Ngài vì Ngài đã dám suy nghĩ và nói ngược lại những người có thế lực (Mc.3, 6; 14, 1; 14, 53-59); nhưng khi vị thượng tế hỏi Đức Giêsu và Đức Giêsu trả lời: “rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và đến trên mây trời” thì họ không cần phải sắp đặt chứng cớ để giết Đức Giêsu như trước nữa, vì Đức Giêsu đã phạm một tội vô cùng lớn mà mọi người Do Thái một khi biết đều phải xử tử Đức Giêsu, vì là người mà dám cho mình ngang hàng với Thiên Chúa (Mc.14, 62-64). Đức Giêsu đầu tiên bị người ta ghen ghét mà muốn giết, rồi khi đã bị bắt và xét xử với chứng cớ được xếp đặt trước, Ngài lại nói Ngài ngang hàng với Thiên Chúa; như vậy trước công nghị Do Thái, Đức Giêsu bị kết án tử hình vì tội tôn giáo: lộng ngôn xúc phạm đến Thiên Chúa. Trên thập giá Đức Giêsu nói: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm chẳng biết” (Lc.23, 34); thật vậy, không biết nguồn gốc thần linh của Đức Giêsu, thì kết án Ngài là chuyện tất nhiên.

Để giết được Đức Giêsu một cách hợp pháp, người Do Thái phải đem Đức Giêsu sang tòa Roma. Vào thời người Do Thái bị đô hộ, quyền xử tử thuộc về thẩm quyền người Roma. Đức Giêsu đã bị gán cho tội chính trị “xưng vương”. Nếu không gán cho Đức Giêsu tội chính trị thì Philatô đã không kết án tử hình Đức Giêsu. Philatô biết Đức Giêsu bị oan, nhưng vì sợ mất chức nên đã kết án Ngài. Nếu không kết án Đức Giêsu, Philatô có thể bị người Do Thái tố cáo với hoàng đế Roma vì đã buông tha người xưng vua phất cờ khởi nghĩa. Nếu vậy, Philatô phải giải thích, phải biện luận, và sẽ gặp nhiều phiền phức, và hậu quả sẽ là không được hoàng đế tin tưởng nữa, vì vậy Philatô đã kết án tử hình Đức Giêsu thuận theo ý của người Do Thái.

Nếu Đức Giêsu chỉ là một con người, Đức Giêsu xứng đáng lãnh án tử. Thực vậy, khi Đức Giêsu còn sống, nào ai biết Đức Giêsu là người có nguồn gốc thần linh, vì đâu là chứng cớ để người ta có thể tin như vậy! Chỉ khi Đức Giêsu chết và sống lại, người ta mới nhận ra những gì Đức Giêsu nói và cho mình là, là chân thực. Như vậy, chỉ sau biến cố Đức Giêsu Phục Sinh, các tông đồ mới biết chân tướng của Đức Giêsu. Nếu Đức Giêsu là kẻ lộng ngôn phạm thượng, thì Thiên Chúa đã chẳng phục sinh Ngài, còn nếu Ngài đã sống lại, nghĩa là những điều Ngài đã nói là đúng, là chân lý. Nghĩa là, Ngài và Thiên Chúa là một, Ngài ngự bên hữu Thiên Chúa, Ngài có trước Abraham.

Khi còn sống đời dương thế, Đức Giêsu khó có thể thoát chết, vì chân tướng của Ngài chỉ có thể được thấy rõ sau khi Ngài sống lại. Đức Giêsu bị hiểu lầm mà bị kết án tử hình, vì không ai biết Thiên Chúa là Ba Ngôi Vị, vì không ai có thể tưởng rằng Thiên Chúa có thể nhập thể làm người. Sau khi Ngài sống lại, với ơn của Thánh Thần, các tông đồ nhận ra ý nghĩa của những lời Ngài đã nói mà khi Ngài còn đang sống các ông chẳng hiểu gì. Ngài là Đấng có nguồn gốc thần linh, Ngài ngự bên hữu Thiên Chúa, Ngài và Cha là một, Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, Ngài là Thiên Chúa nhập thể.

Câu hỏi gợi ý chia sẻ

Theo bạn tại sao người ta giết Đức Giêsu?

Có cách nào giúp Đức Giêsu thoát chết không? Tại sao Đức Giêsu không dùng nó?

Lm Giuse Phạm Thanh Liêm