Kể chuyện:
Giang là một kế toán giỏi và cũng là người quản lý giỏi.
Khi được nhận vào công ty để làm việc, Giang đã thể khả năng vượt trội của mình về quản lý và nghiệp vụ.
Vài năm sau, Giang được cất nhắc lên phó trưởng phòng kinh doanh, rồi trưởng phòng. Và cuối cùng là tổng giám đốc công ty. Uy tín của Giang không những được mọi người trong công ty biết đến, mà nhiều công ty chung quanh khu vực cũng biết đến anh. Mong được một người như anh. Vì anh đã đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
Giang được Hội đồng quản trị đặt trọn niềm tin, và được trả lương rất cao.
Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhiều công ty đã nhòm ngó anh.
Anh được một công ty một công ty ngầm thoả thuận với anh để mua một phần mền quan trọng của công ty anh với nhiều tỷ. Sau nhiều lần mua chuộng, anh đã nhận lời. Anh đã lợi dụng uy tín và sự tin tưởng của công ty để phản bội, anh đã rắp tâm phần mền bán ra ngoài.
Chẳng bao lâu sau công ty phá sản. Anh thất nghiệp.
Suy niệm:
Phản bội là sự thay lòng đổi dạ để làm điều bất tín. Không trung thành với lời mình đã hứa, làm mất niền tin, gây thiệt hại cho cá nhân – tập thể.
14 “Tất cả các thủ lãnh của các tư tế và dân chúng mỗi ngày một thêm bất trung bất nghĩa, học theo mọi thói ghê tởm của chư dân và làm cho Nhà Đức Chúa đã được thánh hiến ở Giê-ru-sa-lem ra ô uế.” (Trích sách Sử Biên Niên quyển thứ hai).
Trong thời cựu ước, cũng đã nhiều lần dân Do Thái phản bội những giáo ước của Thiên Chúa, và họ luôn bị trừng trị đích đáng. Nếu họ không biết ăn năn hối cải.
Trong thời Tân Ước, các Thánh Tông đồ cũng nhiều lần phản bội Chúa Giêsu. Như Thánh Phêrô trong đêm Chúa bị bắt và tra tấn, ông đã ba lần chối Chúa. Bấy giờ ông Phê-rô liền thề độc mà quả quyết rằng: “Tôi thề là không biết người ấy.” (Mt 26, 74)
Ông Giuđa đã bán Chúa cho các thượng tế với ba mươi đồng bạc. “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu.” (Mt 26, 15)
Trải qua lịch sử con người, từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim. Sự phản bội của con người luôn luôn xẩy ra thường ngày.
Sự phản bội của con người tuỳ vào mức độ mà hậu quả của nó nghiêm trọng hay không. Sự phản bội nào cũng đáng lên án, vì nó sói mòn niềm tin, mất niềm tin, đánh mất chính mình, ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tập thể.
Có những sự phản bội có thể tha thứ, như sự phản bội của Phêrô. Ông Phêrô phản bội Chúa Giêsu vì nhất thời: trong cơn sợ hãi, hoảng loạn tâm trí, ông đã phản bội Chúa. Sau khi phản bội, Phêrô đã khóc lóc ăn năn thảm thiết. Và cuối cùng, chết vì cho Niềm Tin vào Chúa Giêsu.
Có những phản bội không thể tha thứ, như sự phản bội của Giuđa. Ông Giuđa phản bội có toan tính, có chuẩn bị, có thương lượng. Nhất là sau khi đã phản bội, đã không biết hối cải ăn năn. Không tin vào Tình Yêu – Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, nên ông ta đáng phải chết đời đời. “Thà nó đừng sinh ra thì hơn!” (Mt 26, 24)
Phản bội là có tội, là phạm tội. Trong những tội thường phạm thuộc về phảm bội, có thể nói đến tội “Ngoại tình”.
Ngày nay, nhất là ở Việt Nam và các nước chậm tiến bộ, nghèo đói, tội ngoại tình được thể hiện rõ nơi những đôi vợ chồng ly dị. Ngoài việc lý dị, ngoại tình còn là một nhu cầu xác thịt hưởng thụ khoái lạc. Cũng có những ngoại tình do đời sống hôn nhân bị bạc đãi, bị xúc phạm, bị hành hạ…
Nhưng dù có phản bội như thế nào, chúng ta là người Kitô hữu, chúng ta hãy luôn luôn tin tưởng vào Tình Yêu và Lòng Xót Thương của Chúa, chúng ta hãy khóc lóc ăn năn thảm thiết như Thánh Phêrô, chắc chắn chúng ta sẽ được ơn tha thứ, ơn cứu độ.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu, chúng con mang thận phận yếu hèn, bụi đất, con biết mình luôn luôn phạm tội, và luôn phản bội Tình Yêu Thập giá của Chúa. Trong Tuần Thánh này, con quyết tâm ăn năn thống hối để được Chúa thứ tha.