25 Tháng Tư 20247:09 SA(Xem: 9)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Một người kể cảm nghiệm như sau: “Khi chúng tôi đang ở vùng Cyprus thì chúng tôi đi du lịch ở xa nên thuê xe hơi đi. Khi đi được một lúc thì chúng tôi bị lạc vào một con đường khác và bị mất phương hướng. Lúc đó khoảng 2:00 g sáng.
24 Tháng Tư 20249:29 CH(Xem: 12)
8 ĐIỀU HỨA CỦA ĐỨC MẸ KHI MẶC ÁO ĐỨC BÀ MẦU NÂU Áo Đức Bà Mầu Nâu làm một Á Bí Tích của người Công Giáo. Khi mặc áo Đức Bà Mầu Nâu thì Đức Mẹ Maria sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi sự dữ. Sau đây là 12 điều hứa của Đức Mẹ khi ta mặc Áo Đức Bà. 1. Những ai chết mà mặc Áo Đức Bà Mầu Nâu thì sẽ không rớt vào lửa hoả ngục đời đời.
22 Tháng Tư 20245:35 CH(Xem: 52)
Nguồn: Internet Thánh Gioan John Vianney và quyền năng của Áo Đức Bà Mầu Nâu.
22 Tháng Tư 20245:32 CH(Xem: 63)
Năm 2004, tôi đã dịch và viết nhiều sách trong năm này. Một trong những tác phẩm mà tôi đã dịch và sưu tầm có tên là 50 Tuần Cửu Nhật Gõ Cửa Thiên Đàng. Sau đây là bản dịch mà tôi đã cố gắng dịch thuật, bản chính ở phía dưới bằng tiếng Anh là từ Cố LM Don Dolindo Ruotolo. Ngài là một nhà thần bí người Ý. Những lời cầu này là do Chúa Giêsu ban cho Cố LM...
18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 75)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 63)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 51)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 62)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 60)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 58)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY Thứ Bảy Tuần I Thường Niên SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc (năm chẵn) : 1Sm 9,1-4.17-19 ; 10,1a

18 Tháng Giêng 202012:34 CH(Xem: 1202)

giu seLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Thứ Bảy Tuần I Thường Niên
SỐNG LỜI CHÚA
Bài đọc (năm chẵn) : 1Sm 9,1-4.17-19 ; 10,1a
Đây là người mà Đức Chúa đã nói, Sa-un sẽ cai trị dân Người.

Lời Chúa trong sách Sa-mu-en quyển thứ nhất.


Có một người thuộc chi tộc Ben-gia-min tên là Kít, con ông A-vi-ên ; ông A-vi-ên là con ông Xơ-ro ; ông Xơ-ro là con ông Bơ-khô-rát ; ông Bơ-khô-rát là con ông A-phi-ác ; ông A-phi-ác là con một người Ben-gia-min. Ông Kít là một người có thế giá. Ông có một người con trai tên là Sa-un, một người trẻ và đẹp trai ; trong số con cái Ít-ra-en, không có người nào đẹp trai hơn ông. Ông cao hơn toàn dân từ vai trở lên.

Các con lừa cái của ông Kít, cha ông Sa-un, bị lạc ; ông Kít bảo ông Sa-un, con ông : “Con hãy đem một trong các người đầy tớ đi với con và lên đường đi tìm lừa.” Ông Sa-un đi qua miền núi Ép-ra-im, rồi đi qua đất Sa-li-sa, mà không tìm thấy. Họ đi qua đất Sa-a-lim : cũng không thấy gì. Ông đi qua đất Ben-gia-min, vẫn không tìm thấy. Khi ông Sa-mu-en thấy ông Sa-un thì Đức Chúa mách bảo ông : “Đây là người mà Ta đã nói với ngươi : chính nó sẽ cai trị dân Ta.” Ông Sa-un lại gần ông Sa-mu-en ở giữa cửa thành và nói : “Xin ông làm ơn cho tôi biết nhà thầy thị kiến ở đâu.” Ông Sa-mu-en trả lời ông Sa-un rằng : “Tôi là thầy thị kiến đây. Ông hãy lên nơi cao, trước mặt tôi. Các ông sẽ dùng bữa với tôi hôm nay. Sáng mai tôi sẽ để cho ông đi và sẽ nói cho ông biết tất cả những gì đang làm ông bận tâm.”

Ông Sa-mu-en lấy lọ dầu và đổ trên đầu ông Sa-un, rồi hôn ông.

TIN MỪNG : Mc 2,13-17

Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Hôm ấy, Đức Giê-su lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ. Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông : “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người.

Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ, vì họ đông và đi theo Người. Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người : “Sao ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi ?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ : “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”

SUY NIỆM-ĐỒNG CẢM

Có những cuộc gặp gỡ rất tình cờ nhưng lại là định mệnh để người ta sống cả đời bên nhau. Bên nhà Phật nói đó là Duyên. Người đời cho nó là số mệnh. Còn người Kitô hữu lại coi đó là kế hoạch của Chúa.

Bài Tin Mừng hôm nay kể về một cuộc gặp gỡ. Một cuộc gặp gỡ ngỡ là tình cờ, nhưng thực ra lại là chương trình của Thiên Chúa, chương trình cứu độ con người. Đức Giêsu đi ngang qua và thấy Lêvi đang ngồi thu thuế. Người gọi ông. Chắc chắn Lêvi biết thân phận của mình là một người tội lỗi và bất xứng với ơn gọi mà Đức Giêsu kêu mời vì chính công việc ông đang làm. Nhưng Đức Giêsu biết rõ ông Lêvi, hiểu được tâm tư ông, đồng cảm với nỗi khổ tâm của ông và Người đã mời gọi ông.

Lời mời gọi liên kết hai tâm hồn, lời mời gọi sẻ chia cuộc sống, lời mời gọi đồng hành sứ vụ của Thiên Chúa. Một lời mời gọi mang ý nghĩa đồng cảm và chữa lành.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn ý thức thân phận hèn yếu của mình, để chúng con biết đồng cảm mà không lên án, biết yêu thương và mang lời chữa lành đến cho tha nhân thay cho lời xét đoán. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Đức Thánh Cha: Lời cầu nguyện nhỏ làm “động lòng” Thiên Chúa

Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, "lòng trắc ẩn của Người sẽ mang lấy những vấn đề của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta, những bệnh tật bề trong của chúng ta". Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh điều đó trong bài giảng Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta khi nói về phép lạ Chúa Giêsu chữa lành cho người phong cùi.

Đoạn Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta cách người phong cùi đến với Chúa Giêsu: "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Đó là một lời cầu nguyện rất đơn sơ, "một hành động của đức tin", và cũng là "một thử thách thực sự". Đó là một lời cầu nguyện xuất phát từ đáy lòng anh, mà cũng cho thấy cách thức hành động của Chúa Giêsu và lòng trắc ẩn Người dành cho chúng ta. Người là Đấng giàu lòng trắc ẩn, "đau khổ với chúng ta và vì chúng ta", "mang lấy đau khổ của người khác nơi chính mình" để chữa lành và xoa dịu đau khổ ấy nhân danh tình yêu của Chúa Cha.

Một thử thách thực sự

Suy ngẫm về "câu chuyện đơn sơ" của việc chữa lành người phong cùi, Đức Thánh Cha nói rằng cụm từ "Nếu ngài muốn" vừa là một lời cầu nguyện thu hút sự chú ý của Thiên Chúa, và vừa là một giải pháp. Nó cũng là một “thách thức” thực sự mà cũng là một hành động của đức tin. Anh biết rằng Người có thể và vì thế, anh giao phó chính mình cho Người."

Và Đức Thánh Cha hỏi: “Nhưng tại sao anh ta lại có thể thực hiện lời cầu nguyện như thế? - Bởi vì anh đã thấy cách thức Chúa Giêsu hành động. Anh đã thấy lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu.” “Trắc ẩn”, chứ không phải “thương hại”, chính là một "điệp khúc trong Tin Mừng", nơi đó có khuôn mặt của bà góa thành Nain, người Samari tốt bụng, và người cha của đứa con hoang đàng.

Lòng trắc ẩn xuất phát từ con tim và sẽ hướng dẫn bạn làm điều gì đó. Trắc ẩn là đau khổ với đau khổ của người khác, và mang lấy đau khổ ấy vào nơi chính mình để giải quyết nó, để chữa lành nó. Và đây chính là sứ mạng của Chúa Giêsu. Người không đến để rao giảng luật này, lệ kia, và rồi bỏ đi. Ngài đến với lòng trắc ẩn, nghĩa là chịu đau khổ với chúng ta và cho chúng ta, để đem lại sự sống đích thực. Tình yêu và lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu cao cả đến nỗi dẫn Người đến thập giá để hiến mạng sống chính mình.

Chúa Giêsu không rửa tay mà vẫn ở bên cạnh chúng ta

Và Đức Thánh Cha mời gọi mọi người thường xuyên lặp lại cụm từ rất ngắn này: Người đầy lòng trắc ẩn. Và Đức Thánh Cha giải thích rằng Chúa Giêsu có khả năng để chính mình liên đới với những đau khổ, những vấn đề của người khác bởi Người đến vì điều này, chứ không phải là phủi tay, giảng ba hay bốn bài, rồi bỏ đi. Ngài luôn ở gần bên chúng ta.

“Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con, nếu Chúa muốn, Chúa có thể tha thứ cho con, nếu Chúa muốn, Chúa có thể giúp con.” Hoặc nếu các bạn muốn, [các bạn có thể làm] một lời cầu nguyện dài hơn một chút: “Lạy Chúa, con là kẻ có tội, xin thương xót con, xin thương xót con.” Một lời cầu nguyện đơn sơ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày: “Lạy Chúa, kẻ tội lỗi con đây kêu cầu Chúa, xin dủ lòng thương con”. Lặp lại những lời ấy nhiều lần trong ngày, từ thẳm sâu con tim mình, không cần phải nói thành tiếng: “Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể; nếu Chúa muốn, Chúa có thể, xin dủ lòng thương xót con.” Hãy lặp lại những lời ấy.

Một lời cầu nguyện “kỳ diệu”

Người phong cùi, với lời cầu nguyện đơn sơ và “kỳ diệu” của mình, đã nhận được ơn chữa lành nhờ lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu, Đấng cũng yêu thương chúng ta mặc cho tội lỗi của chúng ta.

Ngài không xấu hổ vì chúng ta. "Ôi, thưa cha, con tội lỗi lắm, làm sao con nói những lời ấy được…” Tốt hơn rồi đó! Bởi vì Chúa đã đến vì chúng ta là những tội nhân, và tội con càng lớn bao nhiêu, thì Chúa càng gần gũi với con bấy nhiêu, bởi vì Người đến vì con, kẻ tội lỗi nhất, Người đến vì cha, kẻ tội lỗi nhất, và Người đến vì tất cả chúng ta. Hãy tập thói quen lặp đi lặp lại lời cầu nguyện này: Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, Chúa có thể làm điều ấy. Nếu Chúa muốn, Chúa có thể làm điều ấy…” Lặp lại những lời này với niềm tin rằng Chúa ở gần chúng ta và lòng trắc ẩn của Người sẽ giải quyết những vấn đề của chúng ta, những tội lỗi của chúng ta, những thứ bệnh tật bên trong của chúng ta, và tất cả mọi sự.

Trần Đỉnh, SJ – Vatican News