Tuesday, January 14, 20257:00 PM(View: 0)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Thông điệp của Đức Mẹ Mỹ Quốc, Our Lady of America năm 1957: "Các con thân mến, nếu các con làm theo ý của Mẹ và cải thiện đời sống, nếu không thì Chúa sẽ cần phải thanh tẩy các con trong lửa của sự trừng phạt mà chưa ai nói tới. Các con phải chuẩn bị để nhận lãnh ơn lành bình an lớn lao của Chúa. Nếu các con không chuẩn bị tâm hồn...
Tuesday, January 14, 20256:40 PM(View: 0)
Mấy năm trước đây, một bé gái 5 tuổi được đưa vào viện mồ côi. Mấy ngày trước đó, bố mẹ của em đã cãi vã với nhau, rồi bố em đã bắn chết mẹ em, rồi quay súng lại mà tự vẫn. Tất cả xảy ra trước sự chứng kiến của em. Đến ngày Chúa Nhật sau đó, em được đưa đến Nhà thờ Công Giáo để tham dự thánh lễ và sau đó, dự lớp Giáo lý. Vì sợ cô giáo không hiểu hoàn cảnh của em,
Monday, January 13, 20259:34 PM(View: 15)
Nguồn: Spirit of Medjugorje Bà June Klins kể một cảm nghiệm của cha linh hướng Ray Donohue như sau: “Vào ngày 5 tháng 2 hàng năm, chúng ta mừng ngày lễ Thánh Agatha. Bà là một vị thánh đồng trinh và là vị thánh tử đạo. Vì thế chúng ta hãy cầu nguyện xin bà Thánh bảo vệ chúng ta khỏi nạn lửa cháy.
Monday, January 13, 20256:21 AM(View: 32)
Nguồn: Spiritdaily.com Hãy chúc lành cho ngôi nhà của mình vào dịp Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa 2025. Theo truyền thống thì vào Ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa thì người Công Giáo chúc phúc cho căn nhà của mình bằng cách viết tắt các chữ C, M và B cùng với năm mới (2025) ở trên nơi cao của các cánh cửa chính của nhà mình.
Monday, January 13, 20255:55 AM(View: 26)
Gần đây, qua những vụ cháy lớn ở thành phố Los Angeles thì người ta nói nhiều về những lời cầu nguyện truyền thống về sự chúc lành cho các ngôi nhà bằng lời chúc lành Epiphany. (Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Sunday, January 12, 20255:46 PM(View: 36)
Nguồn: Spiritdaily.com Câu chuyện của ông Ernest Shackleton về hiện tượng Người Thứ Ba đã gây nguồn cảm hứng cho thi sĩ T. S. Eliot.
Sunday, January 12, 20255:03 PM(View: 32)
Nguồn: Spiritdaily.com Lịch sử cho thấy khi người ta ở trong một hoàn cảnh khó khăn nhất thì người ta thường có cảm tưởng là có một sự hiện diện vô hình đã dẫn dắt họ tới với sự an toàn...
Saturday, January 11, 20259:47 PM(View: 50)
Suốt gần một tuần nay, vợ chồng tôi hồi hộp theo dõi những cảnh hoả hoạn và những câu chuyện mất nhà, mất mạng của các cư dân thành phố Los Angeles. Lúc này khi tôi đang viết bài này thì gió Santa Ana vẫn còn thổi mạnh. Gió rít lên qua những cánh cửa đóng kính của nhà tôi. Tôi đã thấy những cảnh hoả hoạn xẩy ra hầu như hàng năm nhưng năm nay,
Saturday, January 11, 20259:28 PM(View: 55)
Gần một tuần nay có loại gió mà người ta gọi là Devil Wind hay là Santa Ana Wind. Loại gió này thổi rất mạnh mỗi năm ở vùng miền Nam California.
Saturday, January 11, 20252:40 PM(View: 36)
Cũng như thân sinh, các anh chị em của mình, Kosh Dahal là giáo sĩ hindu ở Kathmandu. Ông ở đẳng cấp cao trong xã hội. Công ăn việc làm của ông thịnh vượng. Nhưng tâm hồn của ông không được bình an.

Chiêm Ngắm Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô

Sunday, April 12, 20203:46 PM(View: 1198)

cn10Chiêm Ngắm Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô

Thế giới đang lo sợ bởi dịch bệnh Covid 19 lan tràn khắp mọi nơi, mọi người bị cách ly xã hội và ở trong nhà để bảo đảm an toàn tính mạng, nhưng có những bác sĩ, y tá, người phục vụ cho cộng đồng, họ đang ngày đêm vất vã, quan tâm lo lắng cho tính mạng con người đang phải quằn quại, mệt mỏi tranh đấu cho sự sống và sự chết.

Thống kê cho biết trong 24 giờ thì có 6,414 người tử vong do Coronavirous. Tính đến chiều thứ Năm, ngày 9/4/20 đã có 88,565 người chết; 1,521,090 người bị nhiễm bệnh. Nước Mỹ đã có 14,797 người chết và 436,160 người nhiễm bệnh. (Vietcatholic) Đứng trước những con số người tử vong và bị nhiệm bệnh, chúng ta hãy nghĩ đến họ, cầu nguyện cho họ và chia sẻ nỗi đau buồn của họ cũng như những lo âu và sợ hãi của chúng ta. Chúng ta hãy tin rằng, Thiên Chúa sẽ cứu chữa chúng ta và thế giới này, hãy tín thác vào Chúa.

Đặc biệt hôm nay là Thứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội đang tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giê-su. Tôi xin mời gọi anh chị em cùng với tôi, chúng ta hãy ngắm nhìn mầu nhiệm thập giá Chúa Ki-tô, vì nơi thập giá cho thấy được thân phận của con, mà chính Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa đã trải qua đau khổ của phận người. Bài Thương Khó thuật lại, chúng ta thấy Chúa Giê-su bị vu khống, bị bất công, bị phản bội, bị sỉ nhục, bị sợ hãi, cô đơn và bị giết chết. Ngài không phàn nàn, oán trách hay tức giận, nhưng Chúa Giêsu đón lấy đau khổ thập giá với tình yêu thương và tha thứ, và đau khổ đó đã trở nên có ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giê-su, chúng ta cảm nhận được đau khổ Chúa Giêsu vào trong chính đời sống của mình, thì chúng ta sẽ thấy mình yêu thánh giá của Chúa hơn, biết chấp nhận vác thập giá đời mình, và cảm thông chia sẻ thập giá của người khác. Chúng ta không dám đóng đinh họ vì mỗi người đều có đau khổ thập giá của đời mình. Chúng ta cần có trách nhiệm trước những khổ đau của nhân loại đang diễn ra trên thế giới hôm nay.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, chúng ta cảm nhận được Ngài đã xuống tận cùng vực thẳm của phận người. Ngài muốn gieo hy vọng cho những ai đang bị thất vọng. Ngài đem lại ý nghĩa cho những khổ đau vô lý. Ngài đã đón nhận tất cả với tình yêu thứ tha, nhờ đó thánh giá nở hoa, vực thẳm bừng lên ánh sáng và tràn trề sức sống.

Khi chúng ta chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, chúng ta không cảm thấy đó là chuyện xa lạ, nhưng là những gì đang xẩy ra trong thế giới chúng ta đang sống: con người đang bị quyền lực thống trị, bị kết án bất công, bị làm nhục, bị khinh khi, bị hành hạ, và bị đối xử tàn tệ cho đến chết.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, chúng ta cảm thấy mình không phải là kẻ đứng ngoài cuộc, thấy mình có nét của Giuđa. Một người được chọn, được yêu, được theo Thầy, đã chứng kiến bao phép lạ, được nghe lời chỉ dạy, nhưng lại phản bội Thầy Giê-su bằng nụ hôn giả dối.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, chúng ta sẽ thấy mình có nét giống Phêrô. Ông tự hào về tình yêu của mình đối với Thầy Giêsu để rồi chối Thầy 3 lần trước một cô đầy tớ.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, chúng ta sẽ thấy mình có nét giống Philatô. Ông bị trói chặt bởi nỗi sợ: sợ dân nổi loạn, sợ mất chức, mất quyền. Ông bị mất tự do vì áp lực của đám đông gào thét. Ông không đủ bản lãnh để tha một người vô tội.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, chúng ta sẽ thấy mình có nét giống Hêrôđê: tò mò, háo hức, trông chờ Đức Giêsu làm phép lạ. Nhưng ông mau chóng thất vọng khi thấy Ngài lặng thinh, và chính ông đã ra tay giết Thầy Giêsu vì lòng ganh tỵ.

Khi chiêm ngắm cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, chúng ta sẽ nhìn thấy điểm sáng nơi Simon, ông vác đỡ thập giá cho Chúa Giêsu trên đường lên núi Sọ. Và gương sáng từ nơi các phụ nữ theo sau Chúa Giêsu, họ vừa đi vừa than khóc.

Khi chiêm ngắm thập giá Chúa Ki-tô với một tình yêu Chúa dành cho tôi, tôi luôn xác tín rằng, vinh dự của tôi là thập giá Đức Ki-tô, đó là đức tin của người Ki-tô hữu. Thập giá không còn tang tốc đau buồn, nhưng là cuộc chiến thắng vinh quang trước sự dữ, sự ác và cái chết. Đó là mầu nhiệm thập giá của Đức Ki-tô và là ơn cứu độ cho tôi. Amen.

Lm John Nguyễn