18 Tháng Tư 20249:08 CH(Xem: 24)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Cố LM Don Dolindo có những cảm nghiệm rất hay. Khi còn nhỏ, ngài chịu nhiều sự bách hại và khổ đau. Bằng cách nào mà ngài đã cố gắng ngửng đầu cao lên khỏi bể nước và luôn vui vẻ? Chúa Thánh Thần đã khơi nguồn cảm hứng cho ngài với lời cầu nguyện đơn sơ như sau:
18 Tháng Tư 20248:35 CH(Xem: 23)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Lúc gần đây có nhiều người biết đến hiện tượng: "Padre Pio of Naples", đó là điều mô tả về cố linh mục Don Dolindo Ruotolo. Ngài qua đời vào năm 1970, chỉ hai năm sau khi Padre Pio qua đời vào năm 1968. Ngài đang làm việc một cách hữu hiệu từ Thiên Đàng. Ngài an ủi, dỗ dành, chữa lành cho rất nhiều người khỏi chứng bịnh lo âu,
18 Tháng Tư 20247:58 CH(Xem: 16)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Có một gương sáng lớn nhất, đó là chính Chúa Giêsu. Kẻ dữ độc ác đã đóng đinh Chúa Giêsu, Con Chí Thánh của Chúa Cha ở trên cây thánh giá. Lúc đó, Satan nghĩ rằng hắn đã chiến thắng. Nhưng sự thật thì trái lại. Đó là bởi vì Chúa đã biến đổi sự dữ ấy thành sự thiện.
18 Tháng Tư 20243:58 CH(Xem: 20)
Nguồn: Childrenofmedjugorje.com Sr. Emmanuel viết: Có một phụ nữ gõ cửa nhà tôi. Trông cô ấy thật là quá đau khổ, xuống sắc và thiểu não. Đôi mắt, đôi má và cái miệng của cô trông rất là buồn thảm và héo hắt. Cô bắt đầu kể lể về mọi nỗi thống khổ của mình.
17 Tháng Tư 20249:07 CH(Xem: 34)
https://luisapiccarreta.com/other-category/cristina-montella-sister-rita-of-the-holy-spirit-the-little-girl-of-padre-pio/ 1. Thời thơ ấu Nữ tu Cristina Montella được sinh ra tại vùng Cercola (Naples) vào ngày 3/4/1920. Khi cô bé được 2 tuổi, cô đang ở chơi nhà một người cô thì nhìn thấy một bức hình của Thánh Gerard Majella,
17 Tháng Tư 20244:44 CH(Xem: 36)
Đức Mẹ Guadalupe hiện ra ở Tepeyac, Mexico City, nước Mễ Tây Cơ từ ngày 9/12/1531 đến ngày 12/12/1531 và chữa lành rất nhiều người, dù rằng người ta đã chết nhưng vẫn được Mẹ cho sống lại.
17 Tháng Tư 20241:58 CH(Xem: 29)
Tồi vừa được xem một video clip tiếng Anh ngắn. Cậu bé chừng 6 tuổi mơ thấy mình lên Thiên Đàng. Sáng hôm sau, cậu kể câu chyện mẹ mình: -Mẹ ơi, con gặp một người chị của con ở Thiên Đàng. -Ủa, con chỉ có một người chị ở đây thôi mà.
13 Tháng Tư 20249:23 CH(Xem: 58)
Cảm nghiệm của một thanh niên làm nghề taxi: Con gặp khó khăn trong việc làm nên con quyết định làm nghề tài xế taxi.
13 Tháng Tư 20248:37 CH(Xem: 56)
“Thầy đây. Đừng sợ!” Trong tác phẩm “When All Hell Breaks Loose,” tạm dịch, “Khi Tất Cả Đổ Vỡ,” Steven J. Lawson viết, “Có thể bạn đang ở trong một cơn bão. Chúa có mục đích khi dẫn bạn vào đó. Ngài thừa sức bảo vệ bạn qua cơn bão; và Ngài có một kế hoạch, để cuối cùng, dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy hướng mắt về Ngài!” Kính thưa Anh Chị em, “Hãy hướng mắt về Ngài!”
13 Tháng Tư 20248:26 CH(Xem: 56)
Nguồn: Spiritdaily.com 1. Có một câu chuyện kể rằng một vị chỉ huy vào cuối ngày, ông nhìn thấy mặt trời lặn trước khi ông ta có thể chiến thắng nơi chiến trường. Ông ta bèn quỳ xuống cầu nguyện với Đức Mẹ Maria để cầu xin Mẹ ngừng mặt trời lặn trong ngày hôm ấy lại để ông và quân đội của ông có thể chiến thắng. Thế là mặt trời bỗng dưng đứng lại...

LỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY THỨ SÁU TUẦN VI PHỤC SINH SỐNG LỜI CHÚA Bài đọc: Bài đọc 1 : Cv 18,9-18

21 Tháng Năm 20206:58 CH(Xem: 983)

cgphucsinhLỜI CHÚA: LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
THỨ SÁU TUẦN VI PHỤC SINH
SỐNG LỜI CHÚA

Bài đọc:

Bài đọc 1 : Cv 18,9-18

Thầy có một dân đông đảo trong thành này.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

9 Khi ông Phao-lô đang ở Cô-rin-tô, thì vào một đêm, Chúa bảo ông trong một thị kiến rằng : “Đừng sợ ! Cứ nói đi, đừng làm thinh, 10 vì Thầy ở với anh ; không ai tra tay hại anh được, vì Thầy có một dân đông đảo trong thành này.” 11 Ông Phao-lô ở lại đó một năm rưỡi, dạy cho họ lời Thiên Chúa.

12 Thời ông Ga-li-on làm thống đốc tỉnh A-khai-a, người Do-thái nhất tề nổi dậy chống ông Phao-lô ; họ đưa ông ra toà 13 và nói : “Tên này xúi giục người ta tôn thờ Thiên Chúa trái với Lề Luật.” 14 Ông Phao-lô toan mở miệng, thì ông Ga-li-on đã nói với người Do-thái : “Hỡi người Do-thái, giả như có gì là trái Luật hay phạm pháp, thì lẽ đương nhiên là tôi sẽ chịu khó nghe các ông. 15 Nhưng đây lại là những chuyện tranh luận về giáo thuyết, danh từ, luật lệ riêng của các ông, thì các ông hãy tự xét lấy. Phần tôi, tôi không muốn xét xử những điều ấy.” 16 Rồi ông đuổi họ ra khỏi toà án. 17 Mọi người liền túm lấy ông Xốt-thê-nê, trưởng hội đường, mà đánh túi bụi ngay trước toà án. Nhưng ông Ga-li-on chẳng bận tâm gì về việc này.

18 Ông Phao-lô còn ở lại Cô-rin-tô khá lâu, rồi từ giã các anh em và vượt biển sang miền Xy-ri, cùng với bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la. Trước đó, tại Ken-khơ-rê, ông xuống tóc, vì có lời khấn.

Đáp ca : Tv 46,2-3.4-5.6-7 (Đ. c.8a)

Đ. Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu.

2Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi !
Mừng Thiên Chúa, hãy cất tiếng hò reo !
3Vì Đức Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng khả uý,
là Vua Cả thống trị khắp địa cầu.

Đ. Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu.

4Chính Người bắt muôn dân muôn nước
phải phục quyền và quỵ luỵ chúng tôi.
5Người chọn lựa cho chúng tôi phần cơ nghiệp,
cơ nghiệp làm cho kẻ Người thương là Gia-cóp
được nở mặt nở mày.

Đ. Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu.

6Thiên Chúa ngự lên, rộn rã tiếng hò reo,
Chúa ngự lên, vang dội tiếng tù và.
7Hãy đàn ca, đàn ca lên mừng Thiên Chúa,
đàn ca lên nào, đàn ca nữa kính Vua ta !

Đ. Thiên Chúa là Vua toàn cõi địa cầu.

Tung hô Tin Mừng : x. Lc 24,26

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Ki-tô phải chịu khổ hình, và từ cõi chết sống lại, rồi mới được hưởng vinh quang dành cho Người. Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG : Ga 16,20-23

Niềm vui của anh em, không ai lấy mất được.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

20 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Thật, Thầy bảo thật anh em : anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. 21 Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình ; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. 22 Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng ; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. 23a Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa.”

SUY NIỆM-CHAN CHỨA NIỀM VUI

“Vui với người thương con. Vui với người ghét con. Vui lúc con hớn hở. Vui lúc con đau khổ. Vui lúc mọi người theo con. Vui lúc con cô đơn bị bỏ rơi.” (Trích sách Đường Hy Vọng)

Đức Giêsu thấu hiểu tâm trạng của các môn đệ khi phải xa cách Người. Người sánh ví tâm trạng vui buồn của người phụ nữ trước và sau khi sinh con với nỗi buồn và niềm vui của các môn đệ trước biến cố khổ nạn và phục sinh của Người. Qua đó, Người khẳng định rằng, qua Thập Giá đau khổ mới đến vinh quang Phục Sinh.

Thật vậy, trước cuộc Thương Khó của Đức Giêsu, các môn đệ lo sợ và buồn phiền vì những đau khổ xảy ra. Nhưng khi chứng kiến Người sống lại vinh quang, các ông chan chứa niềm vui. Hành trình theo Đức Giêsu của mỗi người chúng ta cũng sẽ trải qua những tâm trạng giống như các môn đệ vậy.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, theo Chúa là chấp nhận vác thập giá, thiệt thòi, và hy sinh. Xin cho chúng con luôn đón nhận thập giá trong tin yêu phó thác vào Chúa để chúng con đáng hưởng niềm vui Chúa Phục Sinh. Amen.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Cầu nguyện giúp chúng ta hy vọng, dù giữa khó khăn thử thách

Trong buổi tiếp kiến chung được truyền chiếu trực tiếp từ Thư viện Dinh Tông tòa vào sáng thứ Tư 20/05/2020, ĐứcThánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng mầu nhiệm Sáng tạo gợi lên trong chúng ta ước muốn cầu nguyện, ca ngợi và tạ ơn Chúa. Những người cầu nguyện "tin rằng tình yêu mạnh hơn sự chết". Giữa những khó khăn và thử thách của cuộc sống, cầu nguyện duy trì sự nhìn nhận và lòng biết ơn của chúng ta, vì nó mang lại sức sống cho niềm hy vọng của chúng ta.

Trình thuật Kinh Thánh về Sáng tạo như là một thánh thi tuyệt vời tạ ơn sự tốt lành và vẻ đẹp của sự sáng tạo. Công trình sáng tạo vĩ đại gợi lên một cảm giác kỳ diệu trong trái tim con người và mong muốn cầu nguyện. Công trình sáng tạo vĩ đại là nguồn cảm hứng, hướng chúng ta suy gẫm về mầu nhiệm của chính mình, dù chúng ta có thể trải nghiệm sức nặng về sự vô nghĩa của chúng mình. Cầu nguyện bảo đảm với chúng ta rằng mọi thứ không chỉ tồn tại cách tình cờ và mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa là nguồn gốc của sự cao quý của chúng ta. Con người, nam và nữ, về bản chất, có thể gần như không là gì; nhưng theo ơn gọi, họ là con của một vị Vua vĩ đại! Giữa những khó khăn và thử thách của cuộc sống, cầu nguyện duy trì sự đánh giá cao và lòng biết ơn của chúng ta, vì nó mang lại sức sống cho niềm hy vọng của chúng ta. Hy vọng của những người cầu nguyện có thể giúp người khác nhận ra rằng cuộc sống là một món quà từ Thiên Chúa; hy vọng đó mạnh hơn tuyệt vọng; tình yêu đó mạnh hơn cái chết. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người dâng lời khen ngợi và cảm Chúa Cha trên trời của chúng ta vì niềm vui đơn giản là được sống.

Giáo lý của Đức Thánh Cha

Bắt đầu bài giáo lý Đức Thánh Cha nhận định rằng: Sự sống, sự kiện đơn giản là chúng ta tồn tại, đưa tâm hồn con người đến với việc cầu nguyện.

Trình thuật Sáng tạo: bài thánh thi tạ ơn tuyệt vời

Đức Thánh Cha giải thích: Trang đầu tiên của sách Kinh Thánh giống với một bài thánh thi tạ ơn tuyệt vời. Trình thuật Sáng tạo được nhấn mạnh bởi các điệp khúc không ngừng lập đi lập lại sự tốt lành và vẻ đẹp của mọi sinh vật hiện hữu. Thiên Chúa dùng lời của Người ban sự sống cho chúng và mọi sự hiện hữu. Người dùng lời của mình tách ánh sáng ra khỏi bóng tối, luân chuyển giữa ngày và đêm, xen kẽ các mùa với nhau, tạo nên một bảng màu với sự đa dạng của các loài động thực vật. Trong khu rừng phong phú đầy các sinh vật này, nơi sự hỗn loạn nhanh chóng bị đánh bại, con người xuất hiện cuối cùng. Và sự xuất hiện này tạo nên một sự phấn khích vô cùng, gia tăng sự hài lòng và vui mừng: "Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp" (St 1,31).

Công trình Sáng tạo thúc đẩy con người cầu nguyện

Vẻ đẹp và mầu nhiệm Sáng tạo làm nảy sinh trong trái tim con người động lực đầu tiên khơi dậy việc cầu nguyện (x. Giáo lý Hội Thánh Công giáo, 2566). Thánh vịnh 8 nói: "Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài,thì c on người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (cc.4-5). Người cầu nguyện chiêm ngắm mầu nhiệm hiện hữu ở xung quanh mình, nhìn thấy bầu trời đầy sao phía trên mình - và điều mà vật lý thiên văn cho chúng ta thấy ngày nay trong tất cả sự mênh mông của nó - và tự hỏi thiết kế tình yêu nào tạo nên một công trình vĩ đại như vậy! ... Và, trong sự bao la vô biên này, con người là gì? "Hầu như chỉ là phù du", một Thánh vịnh khác nói (x. 89,48): một sinh vật được sinh ra, một sinh vật sẽ chết, một sinh vật vô cùng mong manh. Tuy nhiên, trong toàn vũ trụ, con người là sinh vật duy nhất nhận thức được vẻ đẹp vô cùng như vậy.

Chỉ cần chiêm ngưỡng một bầu trời đầy sao để biết tạ ơn

Lời cầu nguyện của con người được liên kết chặt chẽ với cảm giác kinh ngạc. Kích thước của con người vô cùng nhỏ bé nếu so với kích thước của vũ trụ. Thành tựu lớn nhất của con người dường như là rất nhỏ nhoi ít ỏi ... Thật ra con người chẳng là gì cả. Trong lời cầu nguyện, chúng ta xác nhận cảm giác của lòng thương xót. Không có gì tồn tại một cách tình cờ: bí mật của vũ trụ nằm trong một ánh mắt nhân từ mà ai đó gặp thấy trong mắt chúng ta. Thánh vịnh nói rằng chúng ta được tạo ra chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên (x. 8,6). Mối quan hệ với Thiên Chúa là sự vĩ đại của con người: sự đăng quang của con người. Theo tự nhiên, chúng ta gần như không là gì, nhưng theo ơn gọi, chúng ta là con của vị Quân vương vĩ đại!

Đó là một kinh nghiệm mà nhiều người trong chúng ta đã trải qua. Nếu cuộc sống, với tất cả sự cay đắng của nó, đôi khi có nguy cơ làm món quà cầu nguyện trong chúng ta bị nghẹt thở, thì chỉ cần chiêm ngưỡng một bầu trời đầy sao, một hoàng hôn, một bông hoa ..., để thắp lại tia sáng của lời tạ ơn. Kinh nghiệm này có lẽ là điều căn bản của trang đầu tiên của Kinh Thánh.

Cầu nguyện là sức mạnh của hy vọng

Khi trình thuật Kinh thánh tuyệt vời về Sáng tạo được viết, dân tộc Israel đang sống những ngày không hạnh phúc. Một thế lực thù địch đã chiếm giữ đất nước, nhiều người bị lưu đày, và họ đang làm nô lệ ở Mesopotamia. Không còn quê hương, không còn đền thờ, không còn đời sống xã hội và tôn giáo, không còn gì.

Tuy nhiên, bắt đầu từ trình thuật vĩ đại về Sáng tạo, một người nào đó bắt đầu tìm lại được lý do để tạ ơn, để ca ngợi Thiên Chúa vì sự hiện hữu. Cầu nguyện là sức mạnh đầu tiên của hy vọng. Khi cầu nguyện, hy vọng gia tăng, và chúng ta tiến bước. Cầu nguyện mở ra cánh cửa hy vọng. Hy vọng có đó, nhưng khi cầu nguyện, chúng ta mở cánh cửa của hy vọng. Bởi vì những người cầu nguyện bảo vệ những chân lý cơ bản; họ là những người lặp lại, trước hết là cho chính họ và sau đó là cho tất cả những người khác: bất chấp mọi vất vả và thử thách, bất chấp những ngày khó khăn, cuộc sống này tràn đầy ân sủng và làm họ kinh ngạc. Và như vậy nó phải luôn được bảo vệ và gìn giữ.

Cầu nguyện chiếu sáng tâm hồn, con tim, gương mặt của chúng ta

Những người nam nữ cầu nguyện biết rằng hy vọng mạnh mẽ hơn sự nản lòng. Họ tin rằng tình yêu mạnh hơn sự chết, và chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ chiến thắng, ngay cả khi trong những thời điểm và cách thế mà chúng ta không biết. Những người nam nữ cầu nguyện mang ánh sáng phản chiếu trên gương mặt họ: bởi vì, ngay cả trong những ngày u tối, mặt trời không ngừng chiếu sáng họ. Cầu nguyện chiếu sáng tâm hồn chúng ta, trái tim và gương mặt của chúng ta, ngay cả những lúc tăm tối, ngay cả trong thời gian đau khổ nhất.

Người mang niềm vui

Tất cả chúng ta đều là người mang niềm vui. Anh chị em có nghĩ như thế không? Bạn là một người mang niềm vui? Hay bạn thích là người mang tin xấu khiến cho buồn sầu? Cuộc sống này là món quà mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta: và nó quá ngắn để hưởng thụ nó trong nỗi buồn, trong cay đắng. Chúng ta hãy ca ngợi Chúa, hãy hạnh phúc vì đơn giản là được sống. Chúng ta hãy ngắm nhìn vũ trụ, chiêm ngắm vẻ đẹp và cũng ngắm nhìn các thánh giá của mình và nói: “Nhưng Chúa hiện hữu, Chúa đã tạo nên chúng con như thế vì Chúa.” Và chúng ta cảm thấy sự thanh tĩnh của con tim, điều khiến chúng ta tạ ơn và chúc tụng Chúa.

Cảm ơn là lời cầu nguyện đẹp nhất

Chúng ta là con cái của vị Vua vĩ đại, của Đấng Tạo Hóa, chúng ta có khả năng đọc dấu ấn của Người trong toàn thể công trình Sáng tạo. Chúng ta chăm sóc công trình sáng tạo đó nhưng trong nó có dấu ấn của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tạo dựng nó. Xin Chúa giúp chúng ta luôn hiểu được điều này cách sâu sắc và giúp chúng ta nói lời “cảm ơn”, và lời cảm ơn đó là một lời cầu nguyện tuyệt vời.

Hồng Thủy - Vatican News